Khái niệm truyềnthông khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 25 - 28)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.2. Truyềnthông khoa học và công nghệ

1.2.1. Khái niệm truyềnthông khoa học và công nghệ

Truyền thông KH&CN là một hoạt động truyền thông, trong đó nội dung thông điệp là lĩnh vực KH&CN và mục tiêu truyền thông là làm thay đổi về nhận thức và hành vi đối với KH&CN.

Hoạt động KH&CN là một lĩnh vực đặc thù, có mặt ở tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, nhƣng lại là lĩnh vực rất phức tạp, có tính chuyên sâu và đòi hỏi độ chính xác cao. Theo Luật KH&CN năm 2013, hoạt động KH&CN đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”.

Nhƣ vậy, mục tiêu “tạo ra sự thay đổi về nhận thức và hành vi đối với KH&CN” của truyền thông KH&CN là rất trừu tƣợng, cần đƣợc làm rõ hơn, cụ thể hơn, nếu không sẽ không đƣa ra đƣợc các phƣơng thức hoạt động thích hợp, và nhƣ vậy hoạt động này sẽ thất bại.

Van Der Auweraert (2005) đã đề xuất một mô hình truyền thông khoa học „hình thang‟, trong đó tiếp cận bốn chiều của truyền thông khoa học, gồm có: (1) Sự hiểu biết của công chúng về khoa học (public understanding of science - PUS); (2) Nhận thức của công chúng về khoa học (public awareness of science - PAS); (3) Sự gắn kết của công chúng với khoa học (public engagement with science - PES); và (4) Sự tham gia của công chúng vào khoa học (public participation of science - PPS). Mỗi chiều đều có những đặc điểm cụ thể liên quan đến kiến thức khoa học và truyền thông khoa học.

Các bên liên quan hiện tại, tƣơng lai và tiềm năng (sau đây gọi là “tác nhân điều hƣớng”) đặt mục tiêu lý tƣởng của họ về truyền thông khoa học cho một cộng đồng cụ thể. Họ thiết kế các can thiệp một cách có chủ đích, sử dụng các phƣơng tiện thích hợp, để thay đổi tình trạng hiện tại của truyền thông khoa học trong cộng đồng đó. Sự thay đổi, nếu đạt đƣợc, sẽ hƣớng cộng đồng đó đạt tới mục tiêu lý tƣởng của truyền thông khoa học.

Masakata Ogawa (2013) nghiên cứu, phân tích những yếu tố cần thiết của các mô hình đã có để phát triển một khuôn khổ thống nhất cho truyền thông khoa học. Masakata Ogawa đề xuất một “phƣơng pháp tiếp cận thiết kế” mới nhằm khái niệm hóa đƣợc bản chất của truyền thông khoa học. Một trong những điểm quan trọng của cách tiếp cận này là tập trung vào các mục tiêu, phƣơng tiện, và các bên liên quan (thƣờng đƣợc gọi là “các tác nhân”) của mỗi sự can thiệp của truyền thông khoa học, đồng thời tập trung vào ý định (mục đích/mục tiêu) của các bên liên quan.

Các bên liên quan hiện tại, tƣơng lai và tiềm năng (sau đây gọi là “tác nhân điều hƣớng”) đặt mục tiêu lý tƣởng của họ về truyền thông khoa học cho

một cộng đồng cụ thể. Họ thiết kế các can thiệp một cách có chủ đích, sử dụng các phƣơng tiện thích hợp, để thay đổi tình trạng hiện tại của truyền thông khoa học trong cộng đồng đó. Sự thay đổi, nếu đạt đƣợc, sẽ hƣớng cộng đồng đó đạt tới mục tiêu lý tƣởng của truyền thông khoa học.

Nhƣ vậy, trong khuôn khổ nêu trên, truyền thông khoa học có thể đƣợc định nghĩa là “sự can thiệp có chủ đích bởi một tác nhân điều hƣớng hoặc một nhóm tác nhân điều hƣớng nhằm thay đổi hiện trạng mối quan hệ giữa khoa học và xã hội hƣớng tới một tƣơng lai mà họ mong đợi”.

Theo Nguyễn Thị Hƣơng Giang (2016), truyền thông khoa học và công nghệ - Yếu tố cấu thành quan trọng của vốn xã hội trong khoa học và công nghệ. Với vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là quốc sách hàng đầu, ngành KH&CN đã nhận đƣợc sự quan tâm to lớn, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và Nhà nƣớc ta. Tuy nhiên, những đóng góp của KH&CN vẫn còn chƣa tƣơng xứng với sự kỳ vọng của đất nƣớc và chƣa chiếm đƣợc một vị thế quan trọng trong nền KH&CN của thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những đóng góp khiêm tốn của KH&CN Việt Nam chính là do vốn xã hội trong KH&CN còn hạn chế và chƣa đƣợc mở rộng, sử dụng một cách tối ƣu.

Truyền thông

Truyền thông là quá trình liên tục cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng từ ngƣời truyền đến ngƣời nhận nhằm đạt đƣợc sự hiểu biết, nâng cao kiến thức, làm chuyển biến thái độ và hƣớng tới chuyển đổi hành vi.

Truyền thông dân số là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hoá gia đình giữa ngƣời truyền và đối tƣợng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về dân số theo mục tiêu truyền thông đặt ra.

Mô hình truyền thông đƣợc mô tả là quá trình điều khiển sự vận động của các thành tố cấu thành nó. Quá trình thực hiện một mô hình truyền thông nào đó buộc phải có sự phân tích kỹ lƣỡng về các thành tố của quá trình này.

Các thành tố cần phân tích là: + Phân tích nguồn

+ Phân tích nội dung + Phân tích phƣơng tiện + Phân tích đối tƣợng + Phân tích hiệu quả

Từ những phân tích trên, Luận văn đƣa ra định nghĩa truyền thông khoa học là “sự can thiệp có chủ đích bởi một tác nhân điều hướng hoặc một nhóm tác nhân điều hướng nhằm thay đổi hiện trạng mối quan hệ giữa khoa học và xã hội hướng tới một tương lai mà họ mong đợi, là quá trình truyền thông trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… về lĩnh vực KH&CN nhằm tạo ra sự thay đổi về nhận thức và hành vi đối với KH&CN của đối tượng được tác động.

1.2.2. Các mô hình truyền thông khoa học và công nghệ a. Mô hình truyền thông một chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 25 - 28)