Giải pháp đối với Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 87 - 93)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.3. Giải pháp xây dựng mô hình truyềnthông khoa học và công nghệ cho

3.3.6. Giải pháp đối với Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình

Là đơn vị đầu ngành về lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Tổng cục có tầm nhìn đến năm 2020 về mở rộng quy mô cũng nhƣ chất lƣợng các kết quả nghiên cứu khoa học.

Đối với công tác nghiên cứu khoa học, Tổng cục cũng đề ra tiêu chí cụ thể cho từng năm theo từng đơn vị trực thuộc Tổng cục. Qua đó phù hợp với tiềm năng nghiên cứu khoa học hiện tại của Tổng cục.

Trong các năm gần đây, xu hƣớng phát triển khoa học công nghệ của Tổng cục ngày một tăng theo quy mô và mô hình phát triển mới. Từ chỉ tiêu là 30 đề tài từ năm 2007, chỉ tiêu nghiên cứu KH&CN đã tăng lên 50 vào năm 2016. Kế hoạch truyền thông KH&CN cho các sản phẩm nghiên cứu trong năm 2017 là tăng cƣờng các giải pháp nhằm phát triển mô hình truyền thông mới trên cơ sở các mô hình đã có.

Song song với việc đầu tƣ cả về con ngƣời và kinh phí. Ban lãnh đạo cũng định hƣớng và đầu tƣ cho hoạt động truyền thông KH&CN nhằm nâng cao hình ảnh cũng nhƣ truyền tải các thông tin cần thiết tới các cá nhân có nhu cầu. Với việc đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao phòng ban chuyên trách cho công tác này. Tổng cục đã và đang hình thành cho mình những chiến lƣợc truyền thông KH&CN hiệu quả trong thời gian tới.

Đối với mỗi đơn vị, hệ thống các kênh truyền thông quảng bá kết quả NCKH và dịch vụ rất quan trọng.

Tiểu kết Chƣơng 3

Mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đƣợc đề xuất đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu đòi hỏi của các cán bộ tại Tổng cục.

Mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đƣợc các cán bộ tại Tổng cục đánh giá cao. Mô hình này hứa hẹn sẽ giúp truyền tải những kết quả sau khi đề tài đƣợc nghiệm thu, mang lại lợi ích thiết thực.

Kết quả điều tra, phỏng vấn 50 ngƣời gồm Lãnh đạo và các Vụ chuyên trách nhƣ Vụ Quy mô DS-KHHGĐ, Vụ Cơ cấu và Chất lƣợng Dân số, Vụ Truyền thông giáo dục, Vụ Pháp chế thanh tra, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn Phòng, Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và Dữ liệu, Trung tâm Tƣ vấn và Cung ứng dịch vụ, Trung tâm Đào tạo, bồi dƣỡng, đều cho thấy: cần thiết phát triển mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ cho phù hợp với tình hình mới, dựa trên cơ sở những mô hình cũ.

KẾT LUẬN

Truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đóng một vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả công tác tại Tổng cục. Việc áp dụng mô hình truyền thông này là một hình thức mới tại Tổng cục, giúp phát triển hoạt động truyền thông nhằm phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học của Tổng cục DS-KHHGĐ giai đoạn 2017-2025, là một khâu chuẩn bị quan trọng trong kế hoạch dài hạn.

Luận văn đã đề xuất việc xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận về xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, khảo sát thực trạng về mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ để tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng hiệu quả truyền thông cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.

Luận văn đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu đã đề ra là có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, đó là thực trạng truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình với hiệu quả chƣa cao và cần xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình bao gồm những nội dung: tƣ vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình tới vùng dân cƣ đặc thù, giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các xã miền núi.

yếu của Tổng cục DS-KHHGĐ trong giai đoạn 2017-2020 là hết sức cần thiết. Trên nguyên tắc làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu là triển khai rộng khắp song phải có trọng điểm cho từng địa bàn và từng thời kỳ, đặc biệt chú ý đến địa bàn và đối tƣợng có nhu cầu thực sự, truyền thông KH&CN phải nhanh, phải đi trƣớc và phải duy trì đồng thời với các dịch vụ đi kèm.

Luận văn đã đạt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đó là xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc - Thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5 (2012)

2. Bộ Y tế (2011), Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

3. Nguyễn Văn Dững (2012), Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

4. Nguyễn Thị Hƣơng Giang (2016), “Vốn xã hội trong KH&CN và những yếu tố cấu thành”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam Vol 1 (3;59) 5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013), Vai trò của Quỹ vì sự phát triển của khoa học và sáng tạo Hàn Quốc trong hoạt động truyền thông KH&CN, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học “Báo chí với truyền thông khoa học và công nghệ”, Hà Nội, Tháng 9/2013.

6. Nguyễn Đình Tấn (2004), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến nhận thức, thái độ và hành vi về SKSS/KKHGĐ của nhóm cư dân trong độ tuổi sinh đẻ.

7. Nguyễn Quý Thu (2001), Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học Xây dựng mô hình truyền thông và cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình – Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các vùng và các nhóm cư dân đặc thù của Hà Nội.

8. Tổng cục thống kê (1993), Báo cáo phân tích kết quả điều tra về kiến thức, thái độ và hành vi về DS-KHHGĐ dựa trên kết quả điều tra của 7 tỉnh.

9. Trung tâm Xã hội học – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Nghiên cứu tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến

nhận thức, thái độ và hành vi về SKSS/KHHGĐ của nhóm dân cư trong độ tuổi sinh đẻ.

10. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em (2004), Nghiên cứu đánh giá tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến nhận thức, thái độ và hành vi liên quan về SKSS/KHHGĐ của nhóm dân cư trong độ tuổi sinh đẻ.

11. Ủy ban dân số gia đình trẻ em (2007), Tổng quan các kết quả nghiên cứu về chất lượng dân số ở Việt Nam đến năm 2006.

12. Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ (2017), Đề án Truyền thông, giáo dục, tư vấn về dân số trên mạng giai đoạn 2017-2020.

13. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ (2016), Hợp tác nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực truyền thông khoa học và công nghệ của Việt Nam, Đề tài Nghị định thƣ.

Tiếng Anh

14. Framework Act on Science and Technology of Korea, [Act No. 9089, Jun. 5, 2008, Amendment of Other Laws and Regulations]

15. Van Der Auweraert, A. (2005), The science communication escalator. Proceedings 2nd Living Knowledge Conferenœ. February 3-5, Seville, Spain, 237-241.

16. Yanti Setianti, Susanne Dida, ... and Aat Ruchiat Nugraha (2017),

Social Media and Reproductive Health Communication Model of Adolescent Reproductive Health in Social Media, KnE Social Sciences, 28-34.

PHỤ LỤC

Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu (Dành cho Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ và Lãnh đạo Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ)

1. Ông/Bà đánh giá vai trò, tầm quan trọng của nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực DS-KHHGĐ ở đơn vị mình nhƣ thế nào?

2. Ông/Bà đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu KH&CN ở Tổng cục hiện nay nhƣ thế nào?

3. Về số lƣợng, chất lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học

4. Về sự quan tâm của Lãnh đạo (về nguồn lực, chủ trƣơng, ...)

5. Ông/Bà đánh giá thế nào về thực trạng truyền thông KH&CN (KH&CN) về các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS- KHHGĐ (hình thức, số lƣợng, cách tiếp cận, ƣu điểm và nhƣợc điểm hoạt động truyền thông KH&CN ở Tổng cục...)?

6. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên?

7. Đơn vị đã có giải pháp gì để tăng cƣờng công tác truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực DS-KHHGĐ

8. Ông/Bà đề xuất gì về mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực DS-KHHGĐ hiệu quả ở Tổng cục?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)