Đánh giá mô hình truyềnthông khoa học và công nghệ cho các kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 52)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.3. Đánh giá mô hình truyềnthông khoa học và công nghệ cho các kết quả

quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình

2.3.1. Điểm mạnh

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của truyền thông KH&CN, thời gian gần đây, Lãnh đạo Tổng cục đã có những chỉ đạo trong hoạt động này. Giao nhiệm vụ và giải pháp phát triển KH&CN cho các kết quả nghiên cứu phục vụ sự nghiệp phát triển ngành Dân số và phát triển đến năm 2020, định hƣớng 2030.

Lãnh đạo Tổng cục đã nhận định:

Hoạt động truyền thông KH&CN đã được Bộ Y tế và Hà Nội quan tâm nhiều và có những chuyển biến quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật về DS-KHHGĐ đến với nhân dân, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí KH&CN; cung cấp thông tin KH&CN phục vụ

quản lý nhà nước, phục vụ nghiên cứu, triển khai, phục vụ sản xuất và đời sống”.

(Trích ý kiến của Lãnh đạo Tổng cục)

Một vai trò quan trọng khác của truyền thông KH&CN là tuyên truyền, phổ biến, đƣa nhanh các tri thức KH&CN vào thực tiễn công tác. Chiến lƣợc phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng nhấn mạnh cần: “Nhân rộng và tăng cƣờng mô hình phổ biến kiến thức KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phƣơng.”

2.3.2. Điểm yếu

Tuy nhiên, cũng nhƣ các đơn vị khác trực thuộc Bộ Y tế, hoạt động truyền thông KH&CN của Tổng cục còn nhiều bất cập nhƣ: Số lƣợng các sản phẩm truyền thông KH&CN còn ít, chƣa phong phú, chƣa phản ánh kịp thời hoạt động KH&CN của các đơn vị trực thuộc Tổng cục, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin KH&CN về các kết quả nghiên cứu khoa học nói chung cho cán bộ trong ngành và các cá nhân ngoài ngành; Tính chuyên nghiệp của truyền thông KH&CN còn yếu, nhiều sản phẩm truyền thông chƣa mang tính chuyên sâu, khả năng thể hiện tính khoa học còn hạn chế. Phƣơng thức truyền tải nội dung thông tin chƣa thu hút ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem; Hoạt động giới thiệu những thành tựu, kết quả KH&CN, tuyên truyền, vận động ứng dụng tiến bộ KH&CN chƣa thực sự hiệu quả;...

2.3.3. Đánh giá cụ thể

a. Đánh giá mô hình truyền thông về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân

Để có thông tin lành mạnh, mang tính định hƣớng giáo dục, trong đó giáo dục kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho độ tuổi vị thành niên và thanh niên, việc tƣ vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân đƣợc xem là một trong

lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản mà còn cả thể chất, tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tƣơng lai.

Việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân rất quan trọng, không chỉ giúp các bạn trẻ hiểu rõ tình trạng sức khỏe mà còn trang bị kiến thức để chăm sóc nhau tốt hơn trong cuộc sống, phòng tránh, chữa trị kịp thời những căn bệnh có thể lây qua đƣờng tình dục, tránh việc sinh con không khỏe mạnh. Và nếu biết trƣớc tình trạng sức khỏe của cha, mẹ thì có thể tiên lƣợng và phòng tránh một số bệnh cho con. Tuy nhiên, sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản ở nhóm tuổi vị thành niên, thanh niên ở tỉnh ra vẫn còn nhiều hạn chế, đây đang là thách thức lớn đối với chƣơng trình chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.

Để góp phần nâng cao chất lƣợng giống nòi, các Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã triển khai thí điểm mô hình “Tƣ vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” tại xã, phƣờng, thị trấn và trƣờng học nhằm cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tâm sinh lý lứa tuổi cho vị thành niên, thanh niên trên địa bàn, hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng dân số nhằm giao lƣu, trao đổi, tƣ vấn về những vấn đề liên quan đến SKSS, KHHGĐ, tình bạn khác giới, tình yêu, tình dục an toàn, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS và các vấn đề cần biết trƣớc khi kết hôn...

Quỹ dân số Liên hợp quốc tài trợ thực hiện dự án “Tăng cƣờng hệ thống y tế nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện tới sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên và thanh niên” ở một số tỉnh, Dự án đã góp phần tiếp cận, nâng cao nhận thức về thông tin và dịch vụ SKSSKHHGĐ, biện pháp tránh thai cho ngƣời dân, đặc biệt nhóm vị thành niên, thanh niên thông qua nhiều kênh tuyên truyền đa dạng, mới mẻ và phù hợp. Theo kết quả khảo sát của dự án các đối tƣợng đã đƣợc tiếp cận hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động truyền thông, tƣ vấn, sinh hoạt ngoại khóa về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Mặt khác, dự án cũng đã xây dựng đƣợc các mô hình hoạt

động can thiệp khá toàn diện về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, biện pháp tránh thai cho đối tƣợng vị thành niên, thanh niên tại các điểm trong và ngoài nhà trƣờng, hệ thống y tế trong và ngoài công lập, cải thiện đáng kể các chỉ số liên quan đến việc tiếp cận của vị thành niên/thanh niên đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe/sức khỏe tình dục/biện pháp tránh thai.

Tuy nhiên, việc khám, tƣ vấn sức khỏe tiền hôn nhân ở một số địa phƣơng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn nhƣ: dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn chƣa sẵn sàng; các em ít chịu chia sẻ chuyện “khó nói” với ngƣời khác nên khi sinh hoạt CLB, vẫn chƣa trải lòng để hỏi những vấn đề thắc mắc, ngại đến trạm để khám sức khỏe. Mặt khác công tác kết nối giữa tuyên truyền vận động, khám tƣ vấn với điều trị tại các cơ sở y tế khi phát hiện tình trạng sức khỏe bệnh lý chƣa đƣợc coi trọng.

Mô hình “Truyền thông tƣ vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” nhằm cung cấp kiến thức về CSSKSS, tâm sinh lý lứa tuổi cho vị thành niên, thanh niên hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng dân số, nhiều hoạt động truyền thông, tƣ vấn về tâm lý, sinh lý tuổi dậy thì, về giới tính, tình bạn, tình yêu hôn nhân và hạnh phúc gia đình... đƣợc tổ chức thƣờng xuyên trong các trƣờng THCS, THPT và các xã, tuyên truyền trực quan, cấp phát tờ rơi đến tận hộ gia đình, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Đoàn... đã giúp các bạn trẻ nâng cao kiến thức chăm sóc SKSS, tự tin khi giao tiếp ngoài xã hội và tránh xa những hệ lụy ngoài ý muốn.

Để đánh giá hiệu quả của mô hình này, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đƣợc biết nhƣ sau:

Câu hỏi: Thưa Ông, xin Ông cho biết hiệu quả của mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”.

chức sinh hoạt 32 lần/16 câu lạc bộ (mỗi câu lạc bộ sinh hoạt 2 lần/năm) cho khoảng 800 thành viên tham gia sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt theo các chủ đề về vị thành niên, thanh niên, tình bạn, tình yêu, tình dục an toàn, SKSS vị thành niên, thanh niên, những điều vị thành niên, thanh niên nên tránh, các biện pháp tránh thai, cách phòng tránh có thai ngoài ý muốn;… giúp họ thay đổi nhận thức cũng như áp dụng được nhiều hành vi mới trong đời sống của mình, tạo được đồng thuận cao trong cộng đồng... Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” đã mang lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng CSSKSS cho vị thành niên, thanh niên, đồng thời giúp các em tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ. Tuy nhiên, khi triển khai mô hình thì các địa phương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn chưa sẵn sàng, tâm lý e ngại, các em ít chịu chia sẻ chuyện “khó nói” với người khác nên khi sinh hoạt câu lạc bộ, các em vẫn chưa trải lòng để hỏi những vấn đề thắc mắc, ngại đến trạm để khám sức khỏe...

Nhƣ vậy, để mô hình tƣ vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân đạt mục tiêu nâng cao chất lƣợng dân số, cần tập trung các nguồn lực, thực hiện hiệu quả các đề án nâng cao chất lƣợng dân số, xây dựng và củng cố mạng lƣới cung cấp thông tin, tƣ vấn và dịch vụ chăm sóc SKSS – KHHGĐ; tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục về SKSS – KHHGĐ; tổ chức kiểm tra sức khỏe, phát hiện, tƣ vấn về các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn,… để có nhiều vị thành niên, thanh niên biết và tìm đến với mô hình tƣ vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. Qua đó, trang bị tốt các

kiến thức hữu ích về tình yêu, hôn nhân, gia đình, chăm sóc SKSS,... tạo dựng cho bản thân cuộc sống hạnh phúc sau khi kết hôn.

b. Đánh giá mô hình truyền thông về chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng

Chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào các mô hình cộng đồng là những mô hình thay đổi lối sống và tạo việc làm để ngƣời cao tuổi khỏe mạnh và năng động hơn. Theo Hội ngƣời cao tuổi Việt Nam, hiện cả nƣớc có hơn 10 triệu ngƣời cao tuổi, chiếm khoảng 11% dân số. Riêng số ngƣời từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu ngƣời. Kể từ năm 2001, Việt Nam chính thức bƣớc vào giai đoạn già hóa dân số và trở thành một trong những nƣớc có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng ngƣời cao tuổi nƣớc ta sẽ chiếm 17%. Thực tế, ngƣời cao tuổi ở Việt Nam có tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Nhƣng tuổi khỏe mạnh lại thấp, hơn 65% ngƣời cao tuổi Việt Nam sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Trong khi đó, hệ thống an sinh xã hội chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời cao tuổi, chƣa có hệ thống chăm sóc dài hạn. Vì vậy, việc chăm sóc ngƣời cao tuổi vẫn thƣờng dựa vào gia đình và đặc biệt là dựa vào các mô hình cộng đồng. Đây là những mô hình phòng khám tƣ nhân, phòng khám gia đình, những mô hình thay đổi lối sống và tạo việc làm để ngƣời cao tuổi khỏe mạnh và năng động hơn. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng Việt Nam đã có nhiều chính sách chăm sóc và phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi.

Mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng, phát triển mô hình y học gia đình; đồng thời củng cố các hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc ngƣời cao tuổi. Phát triển nhiều mô hình nhƣ nhà dƣỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa của ngƣời Việt Nam; đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu mà đặc biệt là chăm sóc ngƣời cao tuổi tập trung vào các bệnh mãn

Quan trọng hơn, cần có chính sách phát huy tốt vai trò của ngƣời cao tuổi trong xã hội, đây là một trong những phƣơng pháp chăm sóc tốt nhất…

Mô hình Câu lạc bộ Tự giúp nhau liên thế hệ thuộc dự án VIE022 của Chƣơng trình hành động quốc gia về ngƣời cao tuổi Việt Nam. Mỗi Câu lạc bộ có từ 50 đến 70 thành viên, trong đó 70% là ngƣời cao tuổi, 30% là các đối tƣợng trẻ tuổi hơn, có điều kiện kinh tế khá giả. Mục đích của Câu lạc bộ là tạo cơ hội cho ngƣời cao tuổi đƣợc cải thiện đời sống của bản thân và gia đình; tăng cƣờng vai trò, sự đóng góp của ngƣời cao tuổi trong cải thiện sức khỏe, thu nhập và phát triển ở địa phƣơng.

Hiệu quả lan tỏa của mô hình “Chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng”, đã thực sự phát huy đƣợc sức mạnh của những “cây cao bóng cả”. Điều này cũng cho thấy những chính sách đúng đắn đối với ngƣời cao tuổi. Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi đang ngày càng thu hút sự quan tâm không chỉ của các cấp các ngành, mà còn là sự quan tâm của toàn Đảng, toàn nhân dân. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội ngày càng cao thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng đòi hỏi phải đƣợc quan tâm hơn nữa, trong đó có sức khỏe ngƣời cao tuổi.

c. Đánh giá mô hình truyền thông giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các xã miền núi

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, có xu hƣớng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thậm chí cả khu vực đô thị. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lƣợng và giảm chất lƣợng dân số, trực tiếp ảnh hƣởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tảo hôn ảnh hƣởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của ngƣời phụ nữ, nhất là trẻ em gái.

Tuy đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định về phổ cập giáo dục tiểu học, nhƣng đối với vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải các thách thức lớn về chất lƣợng giáo dục và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nhóm dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng, miền.

Về truyền thông KH&CN đối với công tác này còn bất cập, hạn chế và hiệu quả chƣa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình đã đƣợc chính quyền địa phƣơng, các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm, nhƣng một bộ phận ngƣời dân, nhất là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vẫn chƣa nhận thức hoặc chƣa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Vì vậy, phần lớn trƣờng hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đều rơi vào các hộ nghèo, đối tƣợng vị thành niên, thanh niên thất học, hiểu biết pháp luật hạn chế và việc tiếp cận với các phƣơng tiện thông tin đại chúng còn khó khăn.2

Sự can thiệp từ phía chính quyền địa phƣơng đối với các trƣờng hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết còn chƣa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết. Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nói riêng ra khỏi đời sống xã hội không đạt đƣợc hiệu quả cao do sự can thiệp thiếu mạnh mẽ, thiếu kiên quyết từ phía cơ quan địa phƣơng, thực tế cho thấy, không chỉ những ngƣời dân mà cả gia đình cán bộ, Đảng viên là lãnh đạo xã, phƣờng cũng tiếp tay, thậm chí tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn diễn ra ngay trong gia đình của những ngƣời cán bộ này.

Để truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triển ngành dân số và tiêu chí nâng cao sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu suất, chất lƣợng, hiệu quả, một trong những khâu đột

phá để phát triển nhanh và bền vững, truyềnthông KH&CN đóng vai trò hết sức quan trọng.

Trƣớc hết, truyền thông giữ vai trò chủ đạo trong công tác giới thiệu, phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực dân số, coi truyền thông KH&CN là ƣu tiên hàng đầu, động lực quan trọng để phát triển ngành dân số. Qua các kênh truyền thông, các cán bộ, ngƣời dân cũng nhƣ các cấp quản lý biết đƣợc các sản phẩm trí tuệ của các nghiên cứu khoa học. Không chỉ dừng lại ở mức nhận thức, truyền thông phải tạo đƣợc sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia của toàn xã hội, biến thành hành động, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng truyền thông KH&CN vào công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 52)