Vai trò của truyềnthông khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 30 - 31)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.2. Truyềnthông khoa học và công nghệ

1.2.3. Vai trò của truyềnthông khoa học công nghệ

Hiện nay, truyền thông KH&CN là một lĩnh vực còn khá mới và chƣa nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học vì vậy nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị to lớn về kinh tế - xã hội chƣa đƣợc truyền tải rộng rãi ra xã hội.

Truyền thông KH&CN không chỉ để xã hội biết đến các kết quả nghiên cứu và hƣớng tới mục tiêu thƣơng mại hóa nó, mà còn là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho Chính phủ hiểu đƣợc các vấn đề về nghiên cứu khoa học, qua đó đề ra những chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển đúng hƣớng cho nền khoa học nƣớc nhà. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của truyền thông KH&CN, trong thời gian qua, hệ thống truyền thông của ngành khoa học từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã từng bƣớc đƣợc hình thành cơ bản. Riêng ở Bộ KH&CN có tạp chí KH&CN Việt Nam, Tạp chí Tia Sáng, báo mạng vnexpress, các tạp chí của các đơn vị trực thuộc Bộ; Tại các Sở KH&CN các tỉnh có các tạp chí KH&CN, tờ tin, trang web…Ngoài ra hàng năm Bộ KH&CN còn tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị. Tất cả các hình

thức cung cấp thông tin về KH&CN trên đã chuyển tải phần nào các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN ở Trung ƣơng và các tỉnh, cung cấp thông tin để ngƣời cần tìm hiểu ứng dụng vào thực tế sản xuất, cập nhật thông tin KH&CN mới, nâng cao kiến thức về KH&CN cho nhân dân.

Việc đẩy mạnh công tác truyền thông KH&CN sẽ góp phần kết nối tất cả các chủ thể và khách thể liên quan đến hoạt động KH&CN: Nhà khoa học, các cấp quản lý, doanh nghiệp và ngƣời dân. Phát triển truyền thông KH&CN là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của nghiên cứu KH&CN có giá trị.

Nguyên nhân hạn chế truyền thông khoa học công nghệ về các đề tài NCKH trong lĩnh vực DS-KHHGĐ. Nguyên nhân truyền thông mảng KH&CN kém hấp dẫn là do các phóng viên rất ngại viết các mảng có chuyên môn sâu, họ thƣờng thích làm mảng đời sống xã hội bởi không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, các nhà khoa học thì lại ít quan tâm đến truyền thông vì quan niệm rằng ngƣời sử dụng của mình ít, không cần truyền thông rộng rãi. Kinh phí nghiên cứu khoa học không lớn, thêm kinh phí truyền thông nữa chắc không ổn. Nhà khoa học chỉ nghiên cứu, cũng không cần truyền thông.

1.3. Mô hình truyền thông khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 30 - 31)