9. Cấu trúc của Luận văn
1.2. Truyềnthông khoa học và công nghệ
1.2.2. Các mô hình truyềnthông khoa học và công nghệ
Cho đến cuối thế kỷ XX, vai trò chủ chốt của truyền thông KH&CN vẫn đơn giản là truyền tải thông tin (một chiều). Phƣơng thức một chiều có nguồn gốc từ ngành công nghiệp viễn thông. Mục đích truyền thông là để một
'nguồn' có thể truyền tải đƣợc thông điệp đến một 'nơi thu tín hiệu' mà không có sự bóp méo, nhƣng 'tiếng ồn' là một vấn đề thực tiễn và luôn luôn xảy ra, đặc biệt đối với lĩnh vực phức tạp nhƣ KH&CN thì thông tin càng dễ dàng bị bóp méo hơn.
Với mô hình này, việc giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời không hoàn toàn rõ ràng. Thật sai lầm khi việc truyền tải các thông tin khoa học chỉ áp dụng theo mô hình này, bởi quá trình mã hóa một thông điệp về khoa học luôn luôn
đòi hỏi sự sửa đổi của chính lĩnh vực khoa học đó theo một cách nào đó. Hơn nữa, những ngƣời mã hóa cũng không chắc chắn đƣợc rằng, các thông điệp đã đƣợc giải mã chuyển tới ngƣời nhận có còn đƣợc chính xác nhƣ khi nó đƣợc gửi đi, vì ngƣời nhận sẽ giải mã thông điệp theo cách hiểu, suy nghĩ và kinh nghiệm riêng của họ. Các „tiếng ồn‟ ở đây gây nhiễu khá nhiều.
Do đó, truyền thông khoa học hiện nay hƣớng nhiều hơn đến việc giao tiếp hai chiều, chấp nhận rằng ngay cả đối với các mô hình đơn giản, thông tin phản hồi liên tục vẫn cần thiết để hỗ trợ cả hai quá trình mã hóa và giải mã. Việc xử lý những tín hiệu gây nhiễu nhƣ văn hóa, môi trƣờng và các bất đồng quan điểm giờ đƣợc coi nhƣ một yếu tố cơ bản để giao tiếp thành công.
Mô hình truyền tin chỉ bao gồm một „nguồn thông tin‟ và một „nơi nhận thông tin‟ duy nhất nhƣng truyền thông khoa học lại liên quan đến nhiều „bên liên quan‟ và họ đóng góp vào thông điệp theo các cách khác nhau.
Mô hình một chiều đã bị chỉ trích rất nhiều vì nó ngụ ý rằng thông tin đƣợc truyền tải từ „chuyên gia‟ đến những „ngƣời không chuyên‟ – nghĩa là công chúng theo cách nào đó thiếu hiểu biết về khoa học.
b. Mô hình truyền thông hai chiều
Mô hình một chiều đã hoàn toàn bị thay thế bởi cách gắn kết tôn trọng kiến thức của công chúng cũng nhƣ của các nhà khoa học, và coi công chúng nói chung và các nhà khoa học là những người tham gia bình đẳng trong những nỗ lực truyền thông khoa học.
Ngày càng có nhiều ngƣời công nhận rằng „đối thoại‟ và thông tin nhiều chiều là những yếu tố rất quan trọng trong việc đƣa ra quyết định đúng đắn trong truyền thông khoa học. Truyền thông hai chiều đã được công nhận như là một phương pháp thiết thực hơn để giải quyết tất cả các mục tiêu của truyền thông khoa học.
chiều với mục tiêu cung cấp thông tin, đƣa thông tin ra „ngoài đó‟ – xúc tiến khoa học. Ở đây „nguồn thông tin‟ không chỉ giới hạn là các nhà khoa học, nó có thể đến từ bất cứ nguồn nào.
c. Mô hình không gian ba chiều
Đúc rút từ các „tiếp cận thiết kế‟ và các loại mô hình về truyền thông khoa học nêu trên, một mô hình đơn giản nhằm tổng hợp lại các khía cạnh của truyền thông khoa học (đã đƣợc mô tả ở trên). Khi xây dựng mô hình này, đã tìm cách tạo ra nhiều sự gắn kết hơn trong sự đa dạng của truyền thông khoa học. Nếu chúng ta hiểu phƣơng thức truyền thông nào là phù hợp và những hoạt động nào là „không phù hợp‟ thì một cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này sẽ có ích. Mô hình đƣợc đề xuất cung cấp một khuôn khổ đơn giản, trong đó phƣơng thức truyền thông khoa học đƣợc mô tả và phân tích cho tƣơng ứng với các nhà truyền thông trên một miền liên tục, bao gồm cả công chúng.