Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 66 - 69)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.1.2.Kinh nghiệm của Hàn Quốc

3.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài về xây dựng mô hình truyềnthông khoa học

3.1.2.Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc đã quan tâm đến nâng cao nhận thức của công chúng về KH&CN từ khá sớm, ngay từ năm 1967, Hàn Quốc đã thành lập Hiệp hội hỗ trợ KH&CN (trực thuộc Bộ KH&CN Hàn Quốc) với vai trò phổ biến kiến thức KH&CN. Đến năm 1972 Hiệp hội này đƣợc đổi tên lại thành Quỹ vì sự tiến bộ của KH&CN Hàn Quốc, và năm 2008 Quỹ này đƣợc tổ chức lại thành Quỹ vì sự tiến bộ của khoa học và sáng tạo Hàn Quốc (Korea Foundation for the Advancement of Science and Creativity - KOFAC).

Năm 1973 Hàn Quốc đã tổ chức thành công chiến dịch khoa học quốc gia đầu tiên; năm 1997 hoạt động về nâng cao nhận thức của công chúng về KH&CN đƣợc quy định trong Bộ luật đặc biệt về phát triển KH&CN; đến năm 2008 Hàn Quốc đƣa nội dung „nâng cao nhận thức của công chúng về KH&CN‟ trong Điều 30 của Chƣơng trình hành động khung về KH&CN (Framework Act on Science and Technology of Korea).

Theo điều khoản này, Chính phủ Hàn Quốc sẽ xây dựng chính sách và đo lường sự hiểu biết của công chúng về KH&CN, thiết lập văn hóa KH&CN

và tôn trọng sự sáng tạo trong công chúng. Để thực hiện Điều luật này, Chính phủ Hàn Quốc đã đƣa ra 3 nội dung quan trọng, bao gồm: Hỗ trợ xây dựng các bảo tàng khoa học, thành lập Quỹ vì sự tiến bộ của khoa học và sáng tạo – KOFAC (trên cơ sở tổ chức lại Quỹ vì sự tiến bộ của KH&CN) và hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy văn hóa KH&CN tại các cơ quan, tổ chức trong toàn quốc. Chính phủ Hàn Quốc cũng cam kết hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động truyền bá văn hóa KH&CN, tùy theo từng chƣơng trình mà chính phủ có thể hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí.

Hiện nay, KOFAC là cơ quan đầu não trung ƣơng dẫn dắt sự phát triển văn hóa khoa học và giáo dục năng lực sáng tạo, với sứ mệnh “Nâng cao sự hiểu biết của người dân về khoa học và phát triển năng lực sáng tạo của con người nhằm xây dựng một xã hội sáng tạo dựa trên truyền thông và trao đổi khoa học”.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, KOFAC tự xác định tầm nhìn nhƣ “một nhà truyền thông về khoa học, nhà giáo dục về năng lực sáng tạo, và nhà kết nối về tri thức” để đạt đƣợc 3 mục đích trung và dài hạn. Đó là (1) trở thành tổ chức định hƣớng về truyền thông và các vấn đề khoa học hiện nay,

(2) là cơ quan nghiên cứu chính sách để giáo dục sự sáng tạo và trao đổi trong xã hội, và (3) là tổ chức hàng đầu về phát triển năng lực quản trị thƣờng xuyên cho ngƣời dân.

Nhằm hiện thực hóa các mục đích đó, KOFAC đã chỉ ra 9 nhiệm vụ cần thực hiện, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là tạo sự thức tỉnh về khoa học và văn hóa cho ngƣời dân trong đời sống hàng ngày, và đặc biệt là truyền thông về khoa học, sáng tạo và trao đổi về những điều này trong cuộc sống thực tiễn. Kinh phí hoạt động của KOFAC hoàn toàn từ ngân sách nhà nƣớc, năm 2014 Chính phủ cấp cho các nhiệm vụ của KOFAC là 1 tỷ USD.

dƣỡng những tài năng sáng tạo. Nhƣ một bàn đạp cho một mô hình mới, KOFAC hƣớng đến xây dựng nền tảng văn hóa nơi sự sáng tạo đƣợc tôn trọng, hƣớng tới đƣa Hàn Quốc trở thành một quốc gia tiên tiến về KH&CN.

Truyền thông KH&CN đƣợc Chính phủ Hàn Quốc coi là nội dung quan trọng trong chính sách KH&CN quốc gia, vì vậy trong thời gian qua, chính phủ đã đầu tƣ cho hoạt động này trên cả hai bình diện: Nghiên cứu phƣơng pháp luận để nâng cao nhận thức của công chúng về KH&CN và triển khai thực tế.

Về phƣơng diện nghiên cứu, các nhà khoa học của Hàn Quốc đã có nhiều công bố quốc tế về phƣơng pháp luận nâng cao nhận thức của công chúng về KH&CN trên các tạp chí SCI chuyên ngành nhƣ Science communication và Public understanding of science của tạp chí nổi tiếng SAGE Hoa kỳ.

Một điều khá thú vị là nghiên cứu về lĩnh vực này không chỉ có các nhà truyền thông chuyên nghiệp mà còn có sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và hoạch định tƣơng lai và các Quỹ đã tài trợ cho nhiều đề tài nghiên cứu về phƣơng pháp luận truyền thông KH&CN. Đến nay, Hàn Quốc đã có nhiều đóng góp quan trọng về lĩnh vực này và đƣợc các nhà khoa học trên thế giới đánh giá cao.4

Hàn Quốc đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng về truyền thông KH&CN trên hai phƣơng diện : Truyền thông bằng các phƣơng thức truyền thống (báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử) và khai thác các phƣơng thức mới (nhƣ bảo tàng, đối thoại, facebook, blog...). Hàn Quốc đã xây dựng một số bảo tàng về khoa học tại một số thành phố lớn, mở ra nhiều triển lãm về khoa học… để ngƣời dân gần gũi hơn với khoa học. Qua đó giúp ngƣời dân

nhận thức đƣợc khoa học ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và nắm bắt khoa học đƣợc dễ dàng hơn, sinh động hơn.

Không chỉ dừng lại ở việc quảng bá những điều đã làm đƣợc, các cơ quan chức năng của Hàn Quốc đi vào nghiên cứu những vấn đề mới mẻ hơn để tăng hiệu quả hoạt động và hƣớng tới cách thức làm sao để mọi ngƣời dân bƣớc vào khoa học càng sớm càng tốt. Do vậy, bắt đầu từ lớp 4 và liên tục đến cấp 3, các em học sinh đã bắt đầu tìm hiểu về khoa học cả về lý thuyết và thực hành. Hàn Quốc sử dụng những điều gần gũi, thiết thực nhất để quảng bá, truyền cảm hứng về khoa học cho ngƣời dân, đặc biệt là thế hệ trẻ thông qua các buổi thực nghiệm, giao lƣu trao đổi của các nhà khoa học thành danh với học sinh, sinh viên. Đặc biệt, cùng với việc xuất bản những cuốn sách về khoa học, Hàn Quốc còn tổ chức nhiều sự kiện khuyến khích ngƣời dân có nhiều sáng tạo mới trong khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 66 - 69)