Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 64 - 66)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài về xây dựng mô hình truyềnthông khoa học

3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Để thúc đẩy phát triển và đổi mới KH&CN, Trung Quốc đã dành sự ưu tiên cao cho công tác phổ biến kiến thức KH&CN và truyền thông KH&CN, coi đây là hai yếu tố của một quá trình nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Những nỗ lực để nâng cao nhận thức của công chúng về KH&CN từ lâu đã là ƣu tiên của Chính phủ Trung Quốc. Cụm từ “phổ biến kiến thức và truyền thông khoa học” có thể đƣợc tìm thấy trong các ấn bản đầu tiên của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào đầu năm 1954. Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc luôn dành sự ƣu tiên chính để thúc đẩy hai nhiệm vụ này, đặc biệt từ năm 1990, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành một loạt các văn bản: Chỉ thị về tăng cường sự tham gia phổ biến kiến thức và truyền thông khoa học, Luật phổ biến kiến thức và truyền thông khoa học, và đặc biệt là Đề án Quốc gia về văn hóa khoa học giai đoạn 2006-2010-2020. Hệ thống văn bản này đã tăng nguồn lực cho hoạt động thúc đẩy phổ biến kiến thức và truyền thông khoa học và giúp việc nâng cao nhận thức của công chúng về KH&CN của Trung Quốc ngày càng hiệu quả và thành công.

Hàng năm, vào tháng 5, Trung Quốc tổ chức Tuần lễ KH&CN quốc gia

Ngày KH&CN, với một số hoạt động chủ yếu nhƣ: báo cáo phổ cập khoa học của các chuyên gia, các viện sĩ tại các hội thảo, tọa đàm; triển lãm phổ cập hoặc chuyên đề về KH&CN; tƣ vấn KH&CN; mở cửa miễn phí nhiều bảo

tàng khoa học, đài thiên văn, vƣờn động thực vật… Ngày KH&CN thực sự đã thu hút đƣợc sự quan tâm rất lớn của tất cả các tầng lớp nhân dân Trung Quốc.

Để thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, phổ cập KH&CN, Trung Quốc đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho lực lƣợng truyền thông, đồng thời phát triển mạnh nguồn nhân lực này. Trung Quốc cho rằng, cần có các nhà truyền thông khoa học chuyên nghiệp – hay là

“chuyên gia tuyên truyền khoa học”, sẵn sàng làm việc ở khu vực nông thôn, vì những nơi này rất cần tăng cƣờng công nghệ cho ngành nông nghiệp.

Hiện nay Trung Quốc có khoảng 500.000 ngƣời làm việc chuyên trách (toàn thời gian) cho truyền thông KH&CN, khoảng 3.500.000 làm việc bán thời gian và khoảng 2.200.000 ngƣời là tình nguyện viên. Theo Hiệp hội KH&CN Trung Quốc, vào năm 2020 sẽ tăng gấp đôi số lƣợng ngƣời làm công tác truyền thông KH&CN, theo đó, số ngƣời này sẽ tăng lên khoảng 4 triệu ngƣời nữa. Hiệp hội sẽ đào tạo và hỗ trợ để có đội ngũ chuyên gia truyền thông chuyên nghiệp trong lĩnh vực KH&CN.

Các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc luôn có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đại chúng để thực hiện những chƣơng trình phổ biến thông tin KH&CN đến với công chúng. Đặc biệt, ngoài đội ngũ truyền thông KH&CN chuyên nghiệp, các cơ quan này còn có một lực lƣợng lớn các tình nguyện viên luôn sẵn sàng tham gia hoạt động “phổ cập” KH&CN.

Đặc biệt, để hoạt động phổ cập KH&CN đƣợc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, Viện đã thành lập các tổ chức phổ cập KH&CN, gồm có: Uỷ ban quản lý mạng phổ cập động thực vật với 15 đơn vị thành viên, Uỷ ban quản lý mạng phổ cập tiêu chuẩn KH&CN với 20 đơn vị thành viên, Uỷ ban quản lý mạng phổ cập thiên văn với 8 đơn vị thành viên, Liên hiệp quản lý mạng phổ cập với 79 đơn vị thành viên, Trung tâm Truyền thông Văn hoá - KH&CN

động giáo dục, phổ biến thông tin KH&CN phát triển rộng khắp trên đất nƣớc Trung quốc.

Mặc dầu đã có nhiều thành công về truyền thông và phổ biến thông tin KH&CN, nhƣng Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, rào cản trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về KH&CN đối với công chúng. Nhằm thúc đẩy mạnh hơn văn hóa khoa học ở Trung Quốc, trong 10 năm gần đây, Trung Quốc đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về truyền thông và phổ biến KH&CN với 4 mục tiêu chính: (1) rút ra bài học kinh nghiệm từ các nƣớc phát triển, (2) thích ứng với thời hiện đại, (3)

phù hợp với điều kiện của Trung Quốc, và (4) thúc đẩy sự đổi mới đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế và KH&CN.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 64 - 66)