Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 69 - 74)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.1.3.Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

3.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài về xây dựng mô hình truyềnthông khoa học

3.1.3.Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

a. Kinh nghiệm của Singapore

Để có thể phát triển đất nƣớc dựa vào KH&CN, Singapore luôn coi việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân về KH&CN&ĐMST là một trong những mục tiêu hàng đầu, trong đó yếu tố quan trọng tiên quyết, bền vững là phải xây dựng được tình yêu khoa học, sáng tạo trong thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà cách đây gần 40 năm (năm 1977), Singapore đã xây dựng Trung tâm Khoa học Singapore (Science Centre Singapore - SCS) mà ngày nay đã nổi tiếng trên thế giới. Đây là nơi dành cho những nhà khoa học trẻ tuổi, những ngƣời có ý tƣởng sáng tạo và là diễn đàn, thực hành khoa học của trẻ em, ngƣời lớn… những ngƣời thích tìm hiểu về KH&CN.

Toàn bộ kinh phí hoạt động của SCS đƣợc Chính phủ bao cấp, do đó SCS không phải lo lắng cho việc kinh doanh, mà tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính trị: tuyên truyền, giáo dục khoa học để xã hội, đặc biệt là giới

đến sự ĐMST… với mục tiêu trở thành nơi ƣơm mầm tình yêu khoa học, nơi nuôi dƣỡng và phát triển ý tƣởng sáng tạo hàng đầu của đất nƣớc.

Nhằm kết nối càng nhiều ngƣời càng tốt với KH&CN, các hoạt động của SCS luôn đổi mới nội dung để thu hút nhiều khách tham quan, các đoàn học sinh đến học tập. Hằng năm, có hơn một triệu khách tham quan, trong đó chủ yếu là đối tƣợng trẻ em, học sinh.

SCS có Nhà hát đa năng với màn hình khổng lồ kết hợp với hệ thống âm thanh hiện đại mang lại cho khán giả cảm giác tuyệt vời đến kinh ngạc, đây là điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất. Khu trƣng bày với nhiều nội dung khác nhau, bố trí khu vực phù hợp với từng lứa tuổi, các em học sinh sẽ đƣợc tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến cơ thể con ngƣời, những hiện tƣợng tự nhiên nhƣ sóng thần, lốc xoáy, quả cầu sét, bão lửa, âm thanh, thiên văn, ngƣời máy... giúp kích thích ý thức tìm tòi, trí tƣởng tƣợng của trẻ em. Khu mô phỏng hành trình thám hiểm ảo với hàng nghìn mẫu trƣng bày tƣơng tác mô tả những kỳ quan và vẻ đẹp theo cách của khoa học giúp ngƣời xem đƣợc trải nghiệm qua một chuyến phiêu lƣu hồi hộp kéo dài… tất cả tạo nên tổng thể hết sức hấp dẫn.

Bên cạnh các hoạt động triển lãm, trình diễn chính, SCS còn tổ chức các sự kiện KH&CN nhƣ cuộc thi khoa học, lễ hội khoa học, trong đó sôi nổi nhất là Lễ hội quốc gia về KH&CN, với những chủ đề khác nhau theo từng năm, ví dụ năm 2014 có chủ đề hấp dẫn là “Một nhà khoa học xuất sắc có thể tỏa sáng như một ngôi sao nhạc Rock”- một thông điệp rõ ràng và ấn tƣợng, nhất là với giới trẻ.

Hình thức lễ hội khoa học nay đã đƣợc mở rộng thành Tháng lễ hội KH&CN, năm 2014 có trên 50 đối tác trong và ngoài nƣớc tham gia tháng lễ hội này. Ngoài ra, để quảng bá nhiều hơn nữa về KH&CN, SCS còn thiết kế nhiều triển lãm với quy mô nhỏ hơn tại những nơi đông ngƣời, đông các em

nhỏ nhƣ các khu trung tâm thƣơng mại, công viên, sở thú… nhằm đƣa KH&CN đến gần hơn với ngƣời dân.

Về việc đào tạo nhân lực truyền thông KH&CN, Singapore đã có Chƣơng trình hợp tác với Đại học quốc gia Úc gần chục năm nay, theo đó hàng năm Singapore gửi ngƣời sang Đại học quốc gia Úc học theo 2 hình thức: học hệ chính quy cử nhân, ThS, TS; học các khóa ngắn hạn (có học bổng của Chính phủ Úc) và cử ngƣời sang thực tập sinh tại Trung tâm KH&CN Quốc gia Úc. Ngoài ra Singapore cũng tổ chức các khóa ngắn hạn trong nƣớc, trong đó mời giảng viên Đại học Quốc gia Úc sang giảng dạy.

b. Kinh nghiệm của Malaysia

Về chính sách KH&CN, truyền thông KH&CN

Những hiệu quả về hoạt động KH&CN của Malaysia trong nhiều năm qua là kết quả của việc Chính phủ Malaysia đã triển khai quyết liệt các chính sách quốc gia về KHCN&ĐMST. Chính sách quốc gia về KHCN&ĐMST đƣợc xác định là chính sách lõi của tất cả các bộ ngành trong chiến lược phát triển. Do đó, Chính phủ Malaysia luôn quan tâm đầu tƣ cho KHCN&ĐMST với mức đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc hàng năm chiếm khoảng 1,13% GDP và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 2% GDP.

Chính sách quốc gia KHCN&ĐMST giai đoạn 2013-2020 của Malaysia đƣa ra sáu động lực chiến lƣợc sau đây: (1) Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai và thƣơng mại hóa sản phẩm KH&CN; (2) Phát triển và nuôi dƣỡng tài năng KH&CN; (3) Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp bằng việc áp dụng KHCN&ĐMST; (4) Thay đổi diện mạo đất nƣớc bằng cách phát triển KHCN&ĐMST; (5)Nâng cao nhận thức công chúng về KHCN&ĐMST; và (6) Tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST. Nhƣ vậy, trong sáu động lực chiến lƣợc phát triển KHCN&ĐMST thì có đến ba động lực liên quan đến truyền thông KHCN&ĐMST.

Nhƣ nhiều nƣớc khác, Chính phủ Malaysia sớm nhận thấy rằng, để đất nƣớc có thể phát triển dựa vào KH&CN thì điều quan trọng là phải xây dựng được tình yêu khoa học trong công chúng, đặc biệt là hƣớng đến thế hệ trẻ - chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, bởi vậy Chiến lƣợc Nâng cao nhận thức công chúng về KHCN&ĐMST đƣợc xếp vị trí thứ 5/6 trong hệ thống Chính sách quốc gia KHCN&ĐMST. Chiến lƣợc này đề ra 4 giải pháp:

(1) Thiết lập một cơ quan tƣ vấn để định hƣớng các chƣơng trình nâng cao nhận thức công chúng về KHCN&ĐMST;

(2) Mở rộng và trao quyền cho các trung tâm khoa học để phổ biến và kích thích tinh thần KHCN&ĐMST trong xã hội;

(3) Thúc đẩy KHCN&ĐMST trong nhóm học sinh, cơ quan chuyên môn và xã hội theo định hƣớng khoa học; và

(4) Thực hiện chƣơng trình tiếp cận cộng đồng để nâng cao nhận thức về đạo đức và nhân văn trong xã hội.

Về hoạt động truyền thông KHCN&ĐMST

Để thực hiện hiệu quả 4 giải pháp của Chiến lƣợc Nâng cao nhận thức công chúng về KHCN&ĐMST, Bộ KHCN&ĐMST Malaysia đã triển khai tốt 7 chƣơng trình chính sau:

(1) Tập trung đầu tư cho các cơ quan truyền thông chính thống lớn nhƣ phát thanh, truyền hình Trung ƣơng, các tờ báo (in, điện tử) trung ƣơng; và một số tờ báo khác thuộc các thành phố lớn, đồng thời khai thác tối đa đầu tƣ xã hội của các cơ quan truyền thông còn lại… nhằm quảng bá nhiều nhất cho KHCN&ĐMST.

(2) Khai thác tối đa các phương tiện truyền thông mới (new media),

phương tiện truyền thông xã hội (social media) nhƣ: mở các cổng thông tin khoa học (official portal), facebook, twitter, instagram, youtube, email blast, SMS blast…

(3) Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ và bền vững với giới truyền thông (Media relations) nhƣ giao lƣu, tọa đàm, tổ chức các cuộc thi /giải thƣởng về truyền thông…

(4) Tạo dựng các hình ảnh về KHCN&ĐMST nhƣ logo về KHCN&ĐMST, bài hát về KHCN&ĐMST, biểu tƣợng về KHCN&ĐMST (theo chủ đề từng năm, ví dụ năm 2014 là "Phi hành gia"), khẩu hiệu về KHCN&ĐMST (theo mục tiêu từng năm)… và đặc biệt là việc đầu tƣ để nâng cao hình ảnh của Trung tâm Khoa học Quốc gia Malaysia

(5) Tăng cường sự tham gia & tạo lập trách nhiệm xã hội đối với KHCN&ĐMST: tổ chức các tour/triển lãm/lễ hội về KHCN&ĐMST; lễ hội carnivan về khoa học và sáng tạo; các ngày khoa học đặc biệt; các chƣơng trình dành cho cộng đồng; hội thảo/hội nghị/nói chuyện/thuyết trình về nhận thức và tham gia KHCN; hợp tác chiến lƣợc với các cơ quan khác... Tăng cƣờng sự tham gia của cấp quản lý (cấp bộ, cấp vụ, chuyên viên…) vào công tác truyền thông.

(6) Tăng cường các hình thức truyền thông trực quan sinh động và xuất bản các ấn phẩm: báo cáo/thông báo khoa học, tạp chí khoa học phổ thông, tạp chí khoa học đặc biệt, sách khoa học cho thiếu nhi… Quảng cáo trên đƣờng phố, phát tờ rơi trên xe buýt… Chiếu video về KHCN ở những nơi công cộng...

(7) Tăng cường tổ chức, quản lý các sự kiện truyền thông KHCN&ĐMST nhằm gây sự chú ý của ngƣời dân: Lƣu ý thận trọng trong biên tập; thông cáo báo chí/sự việc phát sinh/số liệu; họp báo/cuộc họp báo; bài diễn văn…

Ngoài ra, giống nhƣ các nƣớc khác, Malaysia cũng chú trọng đầu tƣ loại hình truyền thông mang tính trực quan sinh động bằng việc xây dựng các trung tâm khoa học. Trung tâm Khoa học Quốc gia Malaysia (ở Thủ đô Kuala

công dựa trên nguồn ngân sách nhà nước. Trong tƣơng lai gần Kuala Lumpur sẽ có thêm một trung tâm khoa học lớn nữa và 2 Trung tâm nhỏ hơn tại các tỉnh khác nhau. Kế hoạch lâu dài sẽ tiếp tục xây dựng thêm 4 Trung tâm nữa ở phía Đông và phía Nam Malaysia, với mục tiêu giúp những ngƣời dân không thể đến đƣợc các Trung tâm hiện có, đặc biệt là ngƣời nghèo, để họ có thể đến tham quan bất cứ lúc nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (Trang 69 - 74)