Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 30 - 36)

Gia đình luôn là đối tƣợng có sức hấp dẫn đối với các đề tài nghiên cứu về con ngƣời và các mối quan hệ xã hội của nó. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về gia đình đƣợc công bố. Tuy nhiên, vấn đề gia đình cũng nhƣ những khía cạnh liên quan đến gia đình ví nhƣ một đại dƣơng bao la, vừa gần gũi lại vừa bí ẩn. Nhiều khía cạnh của gia đình đã đƣợc nghiên cứu theo những chuyên ngành khác nhau. Trong đó có đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình. Xin điểm qua một số công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố trong những năm vừa qua:

Trong cuốn: “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (1996) do Giáo sƣ Tƣơng Lai làm chủ biên đã trình bày khá rõ nét những đặc điểm của gia đình, đặc biệt có những nội dung phân tích về gia đình và giáo dục gia đình của Giáo sƣ Trần Đình Hƣợu, phụ nữ với chức năng giáo dục gia đình của Đặng Thanh Lê đã phân tích sâu sắc ảnh hƣởng của giáo dục gia đình đối với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của con ngƣời.

Đề tài khoa học “Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam”(1997) do Lê Thi làm chủ nhiệm đã đƣợc tiến

hành nghiên cứu từ 1992-1995. Nội dung của công trình nghiên cứu này đề cập đến vấn đề con ngƣời và vấn đề xã hội hóa, vai trò của gia đình và sự hình thành nhân cách trẻ em, sự phát triển của gia đình Việt Nam và chức năng giáo dục con ngƣời qua các giai đoạn lịch sử nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Trong “Gia đình với chức năng xã hội hóa”( 1997) của Tiến sĩ Lê Ngọc Văn nghiên cứu về những biến đổi trong chức năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam và những thách thức, khó khăn và những giải pháp cho gia đình Việt Nam nhằm hoàn thiện chức năng xã hội hóa trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên công trình này chỉ đề cập đến vai trò giáo dục con cái trong gia đình nói chung, những biến đổi theo lát cắt lịch đại, chƣa đề cập đến những vấn đề có thể về nhận thức, nội dung... giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình đô thị hiện nay.

Đề tài “Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” của Viện Khoa học giáo dục (2001) đã đề cập đến những vấn đề sau: Những yếu tố ảnh hƣởng đến gia đình, giáo dục gia đình và trẻ em, nội dung những vấn đề cần bồi dƣỡng cho cha mẹ, sự thay đổi của giáo dục đô thị trong điều kiện mới. Trong gia đình thành phố nƣớc ta đã có sự thay đổi khá toàn diện về cơ cấu, quy mô gia đình, thu nhập, mức sống, đời sống tình cảm, tính chất của các mối quan hệ trong gia đình và định hƣớng cho con cái. Sự thay đổi đó bao hàm cả những xu hƣớng tích cực lẫn những ảnh hƣởng tiêu cực đến quá trình giáo dục con trong gia đình. Đặc biệt, đề tài còn nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình, những nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình nhƣ: yêu thƣơng, trách nhiệm, ham học, có ý thức tự tin, đồng cảm, tôn trọng và hợp tác với mọi ngƣời, khoan dung, trung thực, khiêm tốn.

của cha mẹ và giáo dục con cái trong gia đình” của Phạm Thu Phƣơng đã đƣa ra những kết quả sau: xu hƣớng chung của cha mẹ hiện nay là mong muốn con cái học hết cao đẳng và đại học để có đƣợc nghề nghiệp ổn định sau này. Trong việc xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc học tập của con, yếu tố sự quan tâm của cha mẹ đƣợc khẳng định đầu tiên, sau đó là các yếu tố khác thuộc về môi trƣờng. Điều đó chứng tỏ rằng các bậc cha mẹ nhận thức rất rõ tầm quan trọng của quá trình xã hội hóa chính thức và phi chính thức đối với con cái và họ có xu hƣớng tác động vào quá trình này. Tuy nhiên sự khác biệt nghề nghiệp của cha mẹ đã dẫn đến cách đầu tƣ, kiểm soát khác nhau. Có tỷ lệ nghịch giữa trình độ học vấn và sự phân biệt. Trình độ học vấn càng cao thì sự phân biệt giữa các con càng giảm.

Luận án Tiến sỹ xã hội học “Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em hƣ ở thành phố (qua nghiên cứu ở Hà Nội)” của Nguyễn Đức Mạnh tập trung nhiều vào việc giáo dục đạo đức gia phong cho trẻ. Tác giả của luận án chú ý đến biến độc lập: nghề nghiệp, trình độ học vấn, văn hoá, lối sống… của bố mẹ ảnh hƣởng đến những trẻ em trở nên hƣ nhƣ thế nào.

Nghiên cứu “Mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái trong giáo dục gia đình” của PGS.TS Phạm Khắc Chƣơng (2005) đƣa ra nguyên nhân chung về mối quan hệ lỏng lẻo trong các gia đình xã hội hiện đại đó là: gia đình mở, các thành viên làm những nghề khác nhau, quy chuẩn thời gian lao động khác nhau. Vì vậy, cha mẹ không hiểu rõ tâm tƣ nguyện vọng của con cái, không theo sát sinh hoạt của con, không phát hiện sớm, ngăn chặn uốn nắn kịp thời hành vi sai trái. Chính vì vậy xây dựng mối quan hệ với con là trách nhiệm của cha mẹ.

Cuốn: “Xã hội học gia đình” của Tiến sĩ Mai Huy Bích trình bày các vấn đề về gia đình dƣới góc nhìn xã hội học. Đặc biệt tác giả đi sâu phân tích các kiểu loại gia đình trên thế giới và Việt Nam, các chức năng cơ bản của gia

đình, vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Qua đó tác giả chỉ ra những ảnh hƣởng của dấu ấn gia đình đối với sự tồn tại, niềm vui và hạnh phúc của mỗi con ngƣời.

Trong “Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà Nội hiện nay (2005) PGS.TS Nguyễn Chí Dòng đã đƣa ra những biến đổi của gia đình và tác động của nó tới quá trình giáo dục, nhu cầu, nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Tác giả đã đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình nhƣ: đẩy mạnh giáo dục toàn diện trong đó giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách phải đặt lên hàng đầu. Giáo dục tình yêu thƣơng và kính trọng đối với ngƣời già là một phần không thể thiếu trong giáo dục đạo đức. Chú ý giáo dục phòng ngừa những tệ nạn xã hội. Phát huy vai trò của chủ thể trong quá trình giáo dục.

PGS.TS Đặng Cảnh Khanh có bài đăng trên tạp chí Gia đình và Trẻ em kì I tháng 9/2005 “Gia đình là một giá trị”. Tác giả nhấn mạnh gia đình là một giá trị không chỉ đối với cá nhân mỗi con ngƣời mà còn đối với cả nhân loại, gia đình là thiết chế kinh tế đầu tiên, là điểm tựa cho sự phấn đấu của mỗi cá nhân, là nơi nƣơng tựa về tình cảm, tinh thần, tồn tại từ tổ tiên ông bà con cháu và tiếp tục mãi tiếp nối.

Nghiên cứu “Biến đổi chức năng của gia đình và giáo dục trẻ em hiện nay” của TS Hoàng Bá Thịnh (2006), đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra những vấn đề sau: Nhấn mạnh vai trò của gia đình đối với sự phát triển của trẻ em. Sự biến đổi chức năng gia đình hiện nay và giáo dục trẻ em. Ngày nay trong phƣơng pháp giáo dục con cái thì sự độc đoán, áp đặt đã giảm, tính dân chủ trong mối quan hệ gia đình đƣợc tôn trọng, đề cao. Sự lạm dụng quyền uy của cha mẹ giảm dần ở các gia đình đô thị, và nếu so sánh giữa 2 giới thì ngƣời cha thƣờng nghiêm khắc và sử dụng quyền uy hơn ngƣời mẹ. Tác giả tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của biến đổi chức năng gia đình đến sự phát

triển của trẻ em. Nghiên cứu cũng cho thấy cha mẹ có trình độ văn hoá thấp cũng ảnh hƣởng đến quá trình nuôi dạy và giáo dục con cái. Số liệu thống kê tƣ pháp cho thấy cứ 100 thanh thiếu niên phạm pháp có đến 50% do gia đình buông lỏng việc giáo dục, quản lý. Chính sự nuông chiều con cái và buông lỏng quản lý là tiền đề cho những hành vi phạm pháp trong giới trẻ hiện nay.

Tác giả Lê Trung Tấn trong tạp chí Gia đình & Trẻ em kỳ I tháng 7/2006 đã có bài viết “Giáo dục gia đình trong thời đại ngày nay”. Tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục gia đình qua hai bình diện truyền thống và hiện đại. Ngoài ra tác giả cũng đƣa ra nội dung giáo dục giáo dục tiền hôn nhân, giáo dục hành vi ứng xử, giáo dục văn hoá, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục tri thức và giáo dục sức khoẻ.

Qua “sự biến đổi chức năng giáo dục gia đình theo chiều hƣớng phát triển của xã hội” (2007) TS. Ngô Thị Ngọc Anh - Bùi Thị Bích Hà đề cập đến những vấn đề: sự thu nhỏ quy mô gia đình và sự biến đổi tính chất, cách thức và nội dung giáo dục, những thay đổi từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, nền kinh tế thị trƣờng và định hƣớng giáo dục phát triển nhân cách của gia đình đối với cá nhân.

Trong nghiên cứu về “Xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh cơ sở” của Đỗ Thị Hạnh Nga đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới – số 2/2007 đã nêu ra đặc điểm nổi bật của xung đột tâm lý về nhu cầu độc lập là sự khác biệt về nhận thức giữa cha mẹ và trẻ em lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là khi con cái có khả năng nhận thức và muốn tự quyết định những công việc trong cuộc sống hàng ngày thì cha mẹ lại muốn duy trì sự phụ thuộc của con vào mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy những vấn đề và quy tắc trong cuộc sống hàng ngày nhƣ cách ăn mặc, giờ giấc sinh hoạt việc học hành... của con thƣờng đƣợc cha mẹ quan tâm bằng nhiều chiều khác nhau, kiểm tra quá sát sao, hoặc hƣớng dẫn quá tỉ mỉ hoặc nhất là làm theo ý

mình. Những điều này đã không còn phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS nữa. Nhìn chung các em đòi hỏi đƣợc có nhiều trách nhiệm và sự tự do có những lựa chọn của cá nhân, muốn đƣợc cha mẹ tôn trọng và đƣợc đối xừ nhƣ ngƣời lớn. Sự khác biệt về nhận thức, sự không hoà hợp giữa cha mẹ và con ở những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống chính là nguyên nhân dẫn đến những xung đột ở lứa tuổi này.

Tác giả Ngô Thị Ngọc Anh – Hoàng Thị Tây Ninh có bài “Giáo dục gia đình với việc phòng ngừa hành vi sai lệch ở vị thành niên trong gia đình hiện nay” đăng trên tạp chí Gia đình và Trẻ em 3/2007 đã đƣa ra đặc trƣng cơ bản của nhóm trẻ vị thành niên: nhóm tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ nhất về thể chất và tâm sinh lý, đƣa ra các đặc trƣng của giáo dục gia đình: xuất phát từ tình cảm, phƣơng pháp giáo dục đặc biệt là thuyết phục, giảng giải, cùng trao đổi, tâm tình, nêu gƣơng, giáo dục hƣớng vào cá biệt và mang tính cá thể cao.

Trong cuốn “Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ” (2008) của TS. Lƣu Song Hà đƣa ra một bộ số liệu khá đầy đủ và phong phú về quan hệ cha mẹ và con cái và những ảnh hƣởng của cha mẹ tới hành vi lệch chuẩn ở trẻ em.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các bài viết về gia đình đã phản ánh khá cơ bản và toàn diện về gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp cho ngƣời đọc, ngƣời nghiên cứu những cái nhìn tổng thể, bao quát về hoàn cảnh gia đình ngƣời Việt Nam xƣa và nay.

Tuy nhiên các tác giả mới đề cập đến giáo dục gia đình ở diện rộng. Hơn nữa cũng đƣa ra những nghiên cứu giáo dục con cái trong gia đình ở nhiều lứa tuổi khác nhau mà chƣa tập trung hƣớng tới một lứa tuổi nhất định và vấn đề giáo dục cá thể.

Trên cơ sở kế thừa những kết quả của những công trình đã nghiên cứu về giáo dục gia đình, đề tài “Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên ở Hà Nội hiện nay” xin đi sâu tìm hiểu vai trò của giáo dục gia đình thông qua phân tích nhận thức, nội dung và phƣơng pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)