Đặc điểm gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 104 - 107)

Đặc trưng cha mẹ

Sự nghiệp đổi mới của nƣớc ta trong nhiều năm qua đó tác động mạnh mẽ và toàn diện tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có thiết chế gia đình, đồng thời cũng tác động tới mỗi cá nhân trong gia đình, mỗi thành viên trong gia đình đều ảnh hƣởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Tục ngữ có câu “giỏ nhà ai, quai nhà ấy”, đây là một nhận xét phản ánh ảnh hƣởng của nó có tính chất di truyền không chỉ về mặt sinh học và cả về mặt xã hội trong mỗi gia đình.

Thực tế, trẻ em trong mỗi gia đình bao giờ cũng chịu ảnh hƣởng về tính cách của các thành viên sống trong gia đình đó, đặc biệt là những ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng các em từ nhỏ nhƣ ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,.. nên họ phải là tấm gƣơng sáng về đạo đức, lối sống cho trẻ em học tập và noi theo. Trong cuộc sống hàng ngày, những hành động của ngƣời lớn đƣợc trẻ em học hỏi và định hƣớng giá trị cho mình sau này. Bên cạnh tấm gƣơng đạo đức, lối sống; gia đình còn phải là tấm gƣơng về học tập, rèn luyện phấn đấu vƣơn lên. Nếu gia đình cha mẹ luôn có ý thức về học tập, rèn luyện và tham gia vào công việc của các tổ chức xã hội thì trẻ em cũng noi theo, hơn nữa trẻ em lại có điều kiện đƣợc dạy bảo kèm cặp. Có thể nói tấm gƣơng sáng của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,...trong gia đình là yếu tố quyết định quá trình giáo dục, giúp trẻ em có định hƣớng tốt để hình thành nhân cách.

Trình độ học vấn cuả cha mẹ có ảnh hƣởng quan trọng trong giao tiếp hàng ngày với trẻ, việc xử lý một cách hợp lý, kịp thời các vấn đề của trẻ, là

tiền đề cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khi các thành viên trong gia đình có trình độ văn hoá cao sẽ có đều kiện tốt hơn để tiếp cận và ứng dụng tri thức hiện đại vào bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Thực tế qua khảo sát thực trạng ở Hà Nội, chúng tôi thu đƣợc kết qủa đáng mừng, đa số các gia đình có trình độ học vấn cao, chỉ có khoảng 18% là có trình độ THCS trở xuống nên các gia đình rất thuận lợi trong việc theo dõi kèm cặp, hƣớng dẫn cũng nhƣ có thể nhận đƣợc những tâm tƣ tình cảm chia sẻ về vấn đề tâm sinh lý hết sức tế nhị ở trẻ em. Học vấn là yếu tố để cha mẹ có thể nhận biết thái độ của trẻ, từ đó hỏi han, góp ý với trẻ khi trẻ có những vƣớng mắc.

Qua khảo sát chúng tôi thu đƣợc tƣơng quan giữa trình độ học vấn và việc ngƣời trả lời sử dụng phƣơng pháp để giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em nhƣ sau:

B¶ng 3.1: Tƣơng quan TĐHV và việc NTL sử dụng phƣơng pháp để giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em(%)

Trình độ Phƣơng pháp

THCS THPT TT&CĐ ĐH&SĐH

Có định hƣớng rồi cho con tự quyết định

66,7 71,1 78,4 81,4

Tôn trọng sự lựa chọn của trẻ em

37,3 52,3 36,5 26,5

Áp đặt hoàn toàn 6,7 3,4 5,4 2,0

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giáo dục “áp đặt hoàn toàn” có tỉ lệ lựa chọn thấp nhất. Phƣơng pháp giáo dục “có định hƣớng rồi cho con tự quyết định” có sự lựa chọn cao của cha mẹ từ trình độ học vấn thấp đến trình độ học vấn cao. Điều này chứng tỏ cha mẹ cho rằng đây là phƣơng pháp hiệu quả

trong quá trình giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em. Tuy nhiên, ở nội dung “tôn trọng sự lựa chọn của con” số liệu có sự mâu thuẫn với nội dung “định hƣớng rồi cho con tự quyết định”. Đặc biệt tỉ lệ lựa chọn thấp nhất giáo dục theo phƣơng pháp tôn trọng sự lựa chọn của con (26,5%) lại là cha mẹ trình độ đại học và sau đại học. Điều này thể hiện sự thiếu tin tƣởng của cha mẹ vào trẻ em. Xã hội của nền văn minh khoa học và công nghệ đã nảy sinh nhiều vấn đề về giá trị, chuẩn mực, nhu cầu… của trẻ mà trƣớc đây cha anh chƣa thể có. Cha mẹ cần phải hiểu trẻ em cũng có “quyền” của trẻ em mà ngƣời lớn cần phải tôn trọng. “ Tôn trọng sự lựa chọn của con” trong gia đình thể hiện ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cha mẹ cần tôn trọng những nhu cầu chính đáng của trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ em có đƣợc quyền tự quyết ở những vấn đề chính đáng và phù hợp với lứa tuổi cũng là quá trình cha mẹ giáo dục con lớn dần lên về nhận thức và nhân cách; giúp cho trẻ em trong tƣơng lai có khả năng độc lập trong công việc và trong cuộc sống. Ở nội dung này cha mẹ cần xem xét lại phƣơng pháo giáo dục để điều chỉnh cho hợp lý tránh giáo dục áp đặt dẫn đến thủ tiêu những nguyện vọng chính đáng của trẻ em tạo nên những tình huống gay cấn trong giáo dục.

Số con trong gia đình cũng ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình:

Trƣớc đây ngƣời ta cho rằng đông con là nhiều phúc, sinh đẻ nhiều, rất đông anh chị em trong nhà. Điều này có những thay đổi lớn trong hiện tại; trong mẫu khảo sát số gia đình 1 con chiếm tỉ lệ khá lớn (22,3%), số gia đình có 2 anh chị em chiếm tỉ lệ nhiều nhất (64,3%) và gia đình có 3- 5 anh chị em lại chiếm tỉ lệ thấp nhất (13,3%). Đối với gia đình quy mô nhỏ thì cha mẹ có điều kiện kinh tế và chăm lo đầy đủ hơn cho trẻ em, tuy nhiên cũng có hạn chế nhỏ là trẻ thiếu vắng đi sự quan tâm, chia sẻ và dạy bảo của anh chị em. Đôi khi cha mẹ lại quá quan tâm khiến trẻ em ỉ lại, chơi bời và rất dễ mắc sai

lầm:

Bảng 3.2: Tƣơng quan số anh chị em trong gia đình và những lỗi trẻ thƣờng mắc phải (%)

số anh chị em Lỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)