Thực trạng đạo đức của trẻ Vị thành niê nở Hà Nội hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 41 - 47)

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi trẻ con sang tuổi thanh niên, cũng là tuổi khó bảo (đối với cha mẹ và thầy cô) đôi khi còn là lứa tuổi biết phê phán. Thời gian “chuyển tiếp” không quá dài cũng không quá ngắn nhƣng lại là thời kỳ mà các em phải “tích góp” rất nhiều điều trong cuộc sống. Ở lứa tuổi này, đặc trƣng lớn nhất là thời kỳ phát triển về tinh thần

mãnh liệt nhất để chuyển từ trẻ em sang ngƣời lớn. Về tính cách thƣờng có cảm xúc không ổn định, dễ tự ái, dễ bị kích động nên thƣờng gây xung đột với xung quanh.

Do yêu cầu giao tiếp mới, các em ngày càng bị lôi cuốn vào các nhóm bạn cùng lứa tuổi, cùng hứng thú, các em bắt đầu tìm hiểu và tiếp thu cái mới lạ (kể cả cái tốt lẫn cái không tốt). Khi say mê, hứng thú với những cái mới lạ, hoạt động mới, nên các em dễ vi phạm nội quy, và khó chấp hành kỷ luật của gia đình và nhà trƣờng.

Qua khảo sát chúng tôi thu đƣợc kết quả rèn luyện đạo đức của các em đƣợc nhà trƣờng xếp loại nhƣ sau: 53.2 32.6 13.5 0.7 0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình Yếu

Biểu đồ 2.1: Hạnh kiểm của con ông bà trong kỳ vừa qua

Theo số liệu ở biểu trên chúng ta thấy tỷ lệ học sinh hạnh kiểm tốt chỉ có 53.2% học sinh, trong khi chỉ số gần 15% là trung bình và yếu. Đặc biệt đáng lo ngại là số học sinh học tập rèn luyện chƣa tốt chiếm tới trên 14%. Số liệu này cũng phù hợp với kết quả khảo sát đề tài khoa học cấp bộ của Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam mang tên: “Giải pháp phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THCS hiện nay”; “56% giáo viên và cán bộ quản lý nhận định rằng đạo đức học sinh đang trong tình trạng đan xen giữa cái tốt và cái xấu, tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn trƣớc đây.

có những hiện tƣợng xƣa nay hiếm nhƣ nghiện hút ma tuý, bạo lực, nhất là bạo lực đối với thấy cô giáo thì nay đã diễn ra ở nhiều trƣờng học. Chỉ có 4% số ý kiến cho rằng học sinh có nhiều biểu hiện đạo đức tốt nhƣ chịu khó, năng động sáng tạo, biết không hài lòng với kết quả học tập, biết khiêm tốn để tự khẳng định”. Cũng chỉ có 13,8% ý kiến cho rằng: “biểu hiện tốt nhiều hơn biểu hiện xấu”. Có tới 19,7% ý kiến cho rằng đạo đức học sinh đang xuống cấp nghiêm trọng [73, tr108]. Các số liệu này cũng tƣơng đồng với kết quả sự đánh giá của cha mẹ về giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình hiện nay trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi (%) :

11.3 17,5 24,5 17,5 24,5 44,7 2 0 10 20 30 40 50 Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt lắm Chưa tốt

Biểu 2.2. Đánh giá của cha mẹ

về việc giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay

Kết quả trả lời rất tốt 11,3%, tốt 17%, bình thƣờng 245%, chƣa tốt lắm 44,7%, chƣa tốt 2%. Nhƣ vậy 47,7 % cha mẹ đánh giá việc giáo dục văn hoá ứng xử

cho con cái hiện nay trong gia đình là chƣa tốt, chỉ có 28,8% cho là tốt. Kết quả phỏng vấn sâu cũng có nhận định đồng chiều với số liệu định lƣợng: “Tôi

thấy hiện nay việc giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình chưa được tốt. Nếu giáo dục gia đình mà tốt thì các vụ việc trẻ em vi phạm pháp luật được đưa

tin trên đài, báo không nhiều như vâỵ. Đi ra đường thường bắt gặp các cháu nói tục, chửi bậy, thậm chí còn đánh nhau..:”

Chỉ số không nhỏ gần 50% học sinh trong mẫu khảo sát có hạnh kiểm không tốt, vẫn còn mắc lỗi cũng tƣơng đƣơng với chỉ số đánh giá của cha mẹ về kết quả giáo dục đạo đức của trẻ trong gia đình chƣa đƣợc tốt, điều này phải chăng đồng nghĩa với việc cha mẹ hiện nay đã quá lỏng lẻo trong việc quản lý trẻ hay họ đã bất lực trong việc giáo dục trẻ họăc họ mải làm kinh tế và muốn đẩy trách nhiệm này cho nhà trƣờng, nhất là khi hiện nay xu thế bán trú cho trẻ trong các trƣờng phổ thông trở nên phổ biến?. Tất cả dù là lý do gì chăng nữa thì đó cũng là vấn đề cần lƣu tâm. Các số liệu khảo sát cho kết quả là giáo dục gia đình chƣa đƣợc tốt - điều này cũng không quá khó hiểu: trong cơ chế thị trƣờng, với quy luật cạnh tranh khốc liệt, các gia đình phải tìm mọi cơ hội, điều kiện kinh doanh có lợi nhất, tốt nhất để kiếm đƣợc lợi nhuận tối đa; thậm chí có một số trƣờng hợp còn bất chấp cả luật pháp nhà nƣớc và chà đạp lên đạo đức thông thƣờng.

Khi điều tra về các lỗi mà trẻ em thƣờng mắc phải ở trƣờng chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 2.1: Những lỗi mà trẻ em thƣờng mắc phải (%)

Nội dung Không

Bỏ học đi chơi 13,5 86,5

Vô lễ với thầy cô giáo 16.2 84.8

Đánh nhau với bạn 18.3 81.7

Nhƣ vậy, vẫn có 13,5% các em mắc lỗi bỏ học đi chơi, nguyên nhân chủ yếu là: “Bố mẹ mải làm kinh tế, bỏ mặc việc chăm sóc giáo dục cho ông

bà, nhà trường. Để tự con làm mọi việc theo ý thích vì nghĩ rằng đó là tôn trọng con, thể hiện tình thương con. Có những em vi phạm nội quy nhà trường, sợ bị phạt nên không giám đến lớp”.

(Nữ, 44 tuổi, giáo viên)

Có tới 16.2% các em mắc lỗi vô lễ với thầy cô, điều đó cho thấy mối quan hệ thầy trò không còn đƣợc khăng khí nhƣ xƣa. Lối sống hiện đại ngày

nay mối quan hệ đều dựa trên cơ sở bình đẳng nên học trò có quyền bày tỏ, thể hiện ý kiến, suy nghĩ của mình đôi khi có những thái độ hành động thái quá đến vô lễ với thầy cô. Những thay đổi của cuộc sống tạo cho mối quan hệ thầy trò ngày càng trở nên phức tạp. Hình ảnh ngƣời thầy ít nhiều bị lu mờ, không còn chiếm vị trí thần tƣợng nhƣ trƣớc, là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu kính trọng của học trò đối với thầy cô. Có 18.3% các em mắc lỗi đánh nhau với bạn. Những mâu thuẫn nhỏ ở lứa tuổi này rất có thể biến thành những xung đột vì khả năng kiềm chế kém, mặt khác các em đƣợc tiếp xúc với môi trƣờng bạo lực cả trực tiếp và gián tiếp nhƣ phim, truyện bạo lực, bạo lực gia đình...

Mỗi thời đại khác nhau đều có những giá trị khác nhau, mỗi thế hệ luôn đi theo những chuẩn mực giá trị của mình, điều này dễ làm nảy sinh những mâu thuẫn, những bất đồng về quan điểm giữa cha mẹ và trẻ em. Khi đƣợc hỏi cha mẹ đánh giá nhƣ thế nào về những hành vi đạo đức của trẻ em hiện nay so với trƣớc đây thì có những đức tính, hành vi suy giảm rõ ràng.

Bảng 2.2: Ngƣời trả lời đánh giá về sự thể hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em hiện nay so với thế hệ họ trƣớc đây (%)

Đức tính Hơn

trƣớc Nhƣ trƣớc

Kém trƣớc

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ 25,5 35,5 39

Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo 23,4 44,8 32,6 Nhƣờng nhịn, hoà thuận với anh chị em 17,2 46,3 36,5

Cƣ xử tốt với bạn bè 28,0 55,5 16,5

Bảo vệ của công 26,8 37,5 35,8

Yêu thƣơng nhân ái 27,0 46,0 27,0

Trung thực thật thà 21,4 40,3 38,3

Lòng dũng cảm 24,0 44,0 32,0

Bảng số liệu cho thấy, đức tính suy giảm nhiều nhất giá trị đạo đức của trẻ em hiện nay theo cha mẹ đánh giá suy giảm nhiều nhất là lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ (39%). Thực tế cuộc khảo sát cho thấy, nhiều ý kiến bộc lộ rõ sự băn khoăn lo lắng về đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay: “lớp trẻ bây

giờ khác quá, chúng coi trọng đồng tiền, có tiền chúng mới làm, chúng không thích người khác lên lớp dạy dỗ chúng. Ngày xưa bố mẹ mắng có bao giờ được cãi lại còn bây giờ nhiều khi chúng bất chấp. Ngày nay nhiều trẻ cho rằng sinh chúng ra thì phải nuôi chúng, chúng chẳng thấy công lao của bố, mẹ đâu cả”

(Nam, 40 tuổi, làm nghề tự do) Lòng hiếu thảo vốn đƣợc coi là đạo hiếu truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhƣng theo nhiều cha mẹ nó đó suy giảm ở trẻ em và thể hiện ngay trong gia đình. Con ngƣời sinh ra nếu không có tình yêu thƣơng với ngƣời thân ruột thịt của mình thì thật khó hi vọng khi trƣởng thành có thể sống tốt với bạn bè, đồng nghiệp và có đƣợc những phẩm chất tốt đẹp, chân chính. Có phụ huynh cho rằng: “Trẻ em bây giờ chỉ biết đòi hỏi ở cha mẹ phục vụ tối đa các nhu cầu của

bản thân mà không cần biết bố, mẹ có đủ khả năng không, chúng ít khi biết cảm thông với ông bà cha mẹ. Theo tôi điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ. Chúng ta không nên thoả mãn mọi nhu cầu của trẻ một cách dễ dàng vì như vậy các cháu không coi trọng thành quả lao động của người khác”.

(Nữ 50 tuổi, nội trợ)

Ngày nay, cái tôi ở trẻ em cao rất cao, bên cạnh đó các thành viên trong gia đình lại ít có điều kiện trao đổi, tâm sự với nhau, nên trẻ em dần có những suy nghĩ độc lập với cha mẹ. Chính vì vậy, nếu giáo dục đạo đức trong gia đình không tốt thì những mặt trái của xã hội sẽ làm lệch lạc đi những giá trị đạo đức truyền thống trong đó có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Tóm lại, qua khảo sát về đạo đức của trẻ em, chúng ta thấy đạo đức của vị thành niên lứa tuổi học sinh THCS còn thấp và ảnh hƣởng tác động

của gia đình chƣa cao. Hiện nay, những giá trị đạo đức đang bị suy giảm nghiêm trọng đó là lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; lòng nhân ái; lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy cô; kính trọng và biết ơn ngƣời lớn tuổi; tính trung thực... cha mẹ cần nhận thức rõ để giáo dục trẻ em, hình thành thái độ và thói quen đạo đức tốt không những trong quan hệ gia đình mà còn là những mối quan hệ xã hội. Chính là giáo dục văn hóa ứng xử cho vị thành niên.

Nghiên cứu về thực trạng đạo đức của trẻ vị thành niên hiện nay đã làm rõ lý thuyết vị thế vai trò: tuổi vị thành niên là tuổi ăn, học, vui chơi, khám phá.. nên trẻ em chƣa ý thức hết đƣợc những việc mình làm. Vì mải vui chơi nên các em có khi không nhớ những nội quy, quy định của nhà trƣờng, đây còn là lứa tuổi chƣa biết kiềm chế khi có mâu thuẫn với thầy cô và bạn bè nên dễ vi phạm đạo đức học sinh...Cha mẹ, thầy cô giáo phải luôn theo sát trẻ em để kịp thời uốn nắn những sai lầm khi chúng mới mắc phải có nhƣ vậy chúng ta mới tạo ra đƣợc những thế hệ học sinh có phẩm chất đạo đức tốt sau này mới trở thành những công dân tốt của xã hội

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên trong các gia đình ở Hà Nội hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)