Quan điểm của Đảng và Nhà nước về gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 36 - 40)

1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình em trong gia đình

Trẻ em là ngƣời chƣa trƣởng thành, còn yếu ít về thể chất và non nớt về tinh thần. Thuật ngữ trẻ em dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của con ngƣời từ lúc lọt lòng đến trƣớc tuổi trƣởng thành. Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em quy định “Trẻ em có nghĩa là ngƣời dƣới 18 tuổi” và khẳng định “Trẻ em do chƣa trƣởng thành về mặt tinh thần và thể lực, cần có sự chăm sóc đặc biệt”. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nƣớc CHXHCN Việt Nam nêu rõ “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi”. Công tác bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em ở nƣớc ta luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc coi trọng.

Nghị quyết Đại hội Đảng VI Đảng ta đã xác định: gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con ngƣời mới. Đảng, Nhà Nƣớc và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phƣơng hƣớng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng văn hóa mới, đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Nghị quyết Đại hội Đảng VII khẳng định : “Xây dựng văn hóa mới có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lƣợng sản xuất, ổn định đời sống, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi ngƣời, kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trƣờng, tập thể lao động và tập thể dân cƣ

trong việc chăm lo, bồi dƣỡng tinh thần đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống văn hóa” [14, tr83]. Nhƣ vậy Đảng đã đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, trong sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình là việc hết sức cần thiết.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng VIII tháng 6/1996 xác định: “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi ngƣời; phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lƣu truyền những giá trị văn hoá của dân tộc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện tốt luật hôn nhân gia đình, nâng cao chất lƣợng của gia đình trong việc xây dựng và bồi dƣỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi ngƣời và là tế bào lành mạnh của xã hội” [18, tr112 – 113].

Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc một lần nữa khẳng định: “Bản sắc dân tộc ta bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung trọng nghĩa tình, đạo lý, tính cần cù, sáng tạo trong lao động” [43,tr18].

Trong công cuộc đổi mới ở nƣớc ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức. có thể nói chƣa bao giờ sự nghiệp giáo dục của nƣớc ta lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trƣờng và quá trình toàn cầu hoá nhƣ hiện nay. Cho nên, việc tăng cƣờng đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức vừa là yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự phát triển con ngƣời và xây

dựng môi trƣờng đạo đức lành mạnh của xã hội.

Trên cơ sở phân tích thực trạng của đất nƣớc trong bối cảnh của sự nghiệp đổi mới, hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII đã định hƣớng cho chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc là: “Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục; coi giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nƣớc và của toàn dân; phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ của khoa học công nghệ; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo, giữ vai trò nòng cốt của các trƣờng công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo” [18, tr.29 - 30]. Đối với giáo dục đạo đức, không đòi hỏi chỉ ở khía cạnh thời gian, không gian mà đòi hỏi ở tất cả mọi môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng và xã hội, trong đó giáo dục gia đình chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Đại hội đảng X tiếp tục kế thừa và phát triển các nghị quyết của Đảng: “Phát huy những tryền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi ngƣời, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trƣờng quan trọng hình thành nuôi dƣỡng, giáo dục nhân cách con ngƣời, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [76,tr 103,104].

Đảng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục gia đình. Theo văn kiện: giáo dục gia đình luôn xuất phát và gắn bóvới đòi hỏi thực tiễn của đất nƣớc và xu thế thời đại ngày nay. Giáo dục gia đình phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, khoa học, tôn trọng nhân cách, phát huy tính tích cực của đối tƣợng giáo dục, thống nhất ý thức với hành động, đảm bảo vừa kế thừa văn hóa truyền thống và tiếp thu những tri thức tiên tiến của thời đại, nhằm tạo ra

con ngƣời hoàn thiện, có sức kháe tốt, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, biết phấn đấu hy sinh cho Tổ quốc và dân tộc, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đảng ta nhận rõ vai trò của gia đình: “Gia đình là nơi duy trì nòi giống con ngƣời, luôn tái tạo ra thế hệ con cháu ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chuẩn bị hành trang cho cá nhân hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Gia đình giữ vai trò quan trọng là giáo dục con ngƣời, bảo tồn văn hoá truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội. Gia đình tốt là yếu tố đảm bảo cho dân giàu, nƣớc mạnh, giữ cho xã hội lành mạnh và văn minh” [16, tr15].

Qua những chủ trƣơng trên cho thấy Đảng, nhà nƣớc quan tâm đặc biệt tới vấn đề giáo dục trẻ em và phát triển gia đình. Trẻ em là ngƣời chƣa trƣởng thành, còn yếu về thể chất và non nớt về tinh thần. Trong khoa học trẻ em đƣợc định nghĩa nhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận của từng khoa học cụ thể. Song tất cả các định nghĩa đều thừa nhận rằng trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ. Trẻ em vận động và phát triển theo quy luật riêng của trẻ em. Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn đƣợc coi là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lƣợc vì vậy Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc thể chế hoá các quan điểm cơ bản của mình bằng các văn bản pháp luật và các hƣớng dẫn cá thể để các chủ chƣơng chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhanh chóng đi vào cuộc sống. Nhiều bộ luật quan trọng có liên quan trực tiếp đến trẻ em đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành nhƣ: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Lao động...

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)