Các phương pháp gia đình sử dụng để giáo dục văn hóa ứngcho trẻ em hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 79 - 91)

ứngcho trẻ em hiện nay.

Hiện nay, phƣơng pháp giáo dục trong gia đình đối với trẻ em đã có những thay đổi phù hợp với nội dung giáo dục và sự phát triển của xã hội. Cách giáo dục bằng phƣơng pháp hành chính bắt trẻ phải phục tùng mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ đã dần thay bằng phƣơng pháp định hƣớng, khích lệ. Bầu không khí bình đẳng, dân chủ trong gia đình cũng là phƣơng pháp giáo dục có ý nghĩa thiết thực, bởi chỉ trong hoàn cảnh nhƣ vậy lòng tự trọng của trẻ mới đƣợc đề cao.

Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục ở nƣớc ta đã nêu ra phƣơng pháp giáo dục là kết quả phƣơng pháp giáo dục truyền thống và hiện đại, kết hợp uy quyền với tình thƣơng, uy quyền với sự bao dung, vị tha. Đối với phƣơng pháp uy quyền: “Uy quyền là quyền lực khiến người ta phải tôn kính, nể sợ” [42, 1087]. Trong giáo dục gia đình, uy quyền có thể hiểu là quyền lực của cha mẹ khiến trẻ em phải tuân theo. Thực tế, trong giáo dục gia đình có một số cha mẹ xây dựng uy quyền của mình trên những nguyên tắc sai. Họ muốn trẻ em phải tuyệt đối vâng lời và coi đó là mục đích. Thực ra, đấy là một sai lầm. Uy quyền và sự vâng lời tự nó không thể là một mục đích.

Việc lựa chọn phƣơng pháp phải hƣớng vào việc thoả mãn, phát triển và hình thành những nhu cầu đạo đức của trẻ. Nhu cầu đạo đức của trẻ thể hiện ở lòng mong muốn của cá nhân đƣợc dƣ luận xã hội và gia đình đánh giá tốt, tán thành và khen ngợi. Đó cũng là mong muốn bắt chƣớc những gƣơng sáng về đạo đức, phấn đấu, rèn luyện theo những lý tƣởng đạo đức.

Không nên sử dụng quá mức các biện pháp ngăn cấm cũng nhƣ nuông chiều thái quá, tất cả những cách đó đều làm cho trẻ dễ có hành động sai trái vi phạm đạo đức. Trong giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em, cần giáo dục nhu cầu và phƣơng thức thoả mãn nhu cầu. Phải hƣớng trẻ phát triển các nhu cầu tinh thần mới, lành mạnh, theo những lý tƣởng đạo đức trên cơ sở có hiểu biết và có thói quen đạo đức.

Việc giáo dục văn hoá ứng xử ở gia đình cũng đòi hỏi phải làm cho trẻ em nhận thức đƣợc ý nghĩa và nội dung của các chuẩn mực đạo đức, nắm đƣợc những phƣơng pháp, làm cho trẻ em chấp hành những chuẩn mực đó nhƣ những giá trị chân thực và tiến bộ của mỗi con ngƣời, biến hệ thống chuẩn mực thành những định hƣớng giá trị về đạo đức của bản thân, quán triệt hệ thống chuẩn mực đó trong mọi hành vi của mình, trong cách ứng xử hàng ngày trong toàn bộ lối sống của trẻ em. Không giống nhƣ ở trƣờng lớp, trẻ đƣợc học đạo đức một cách bài bản, cứng nhắc thì ở gia đình lại hoàn toàn khác, không có thuyết giảng, càng không “lên lớp” một cách nặng nề. Những lời giảng giải, bảo ban, tâm tình, nhắc nhủ của ngƣời thân tuy ngắn gọn nhƣng lại rất thực tế và có chiều sâu của tình cảm. Trong gia đình, có những bài học “tình huống” có giá trị thuyết phục cao vì nó gắn với thực tế, không rơi vào lý thuyết suông, xa vời và khô khan.

Nhƣ vậy, phƣơng pháp giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em rất đa dạng, mỗi phƣơng pháp đều có những mặt mạnh và những hạn chế của mình. Trong đề tài này chúng tôi chỉ xin nêu ra ba phƣơng pháp có thể nói là cơ bản và đƣợc đa số cha mẹ áp dụng để giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em, đó là phƣơng pháp nêu gƣơng; khuyến khích, khen thƣởng; phƣơng pháp trò chuyện, tâm sự – khuyên bảo nhẹ nhàng.

*Nêu gương thông qua hành động của người lớn

đình. Cơ sở của phƣơng pháp nêu gƣơng là tính hay bắt chƣớc của trẻ em. Ở tuổi thiếu niên, vai trò gƣơng mẫu của cha mẹ còn có ý nghĩa hơn nhiều. Bởi vì, ở lứa tuổi này các em đã tiếp nhận một vốn tri thức nhất định để phân tích so sánh, nhận xét các hiện tƣợng xảy ra trong gia đình, nhà trƣờng và ngoài xã hội.

Chính vì vậy, cha mẹ và ngƣời lớn trong gia đình phải thể hiện sự gƣơng mẫu ngay trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ, cách ứng xử với mọi nguời trong gia đình và ngoài xã hội theo chuẩn mực đạo đức: công bằng, nhân ái, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời công dân một cách tự giác. Cha mẹ phải là “Nhà sƣ phạm mẫu mực trong gia đình”, luôn tạo đƣợc uy tín, đƣợc trẻ em tin yêu, cảm phục, những lời khuyên bảo của họ đƣợc trẻ em dễ dàng chấp nhận nhƣ những bài học cần thiết và hữu ích để trẻ tự tin bƣớc vào cuộc sống. Nhƣ nhà nghiên cứu N.I. Nôvicốp đã khẳng định: “Không gì có thể tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gƣơng, còn giữa muôn vàn tấm gƣơng thì không có gì gây ấn tƣợng sâu sắc và bền chặt hơn sự mẫu mực của cha mẹ” .Chúng ta thử tìm hiểu cha mẹ đã nêu tấm gƣơng nhƣ thế nào về văn hoá ứng xử qua việc phân tích sự quan tâm, chăm sóc và tôn trọng bố mẹ, ông bà; yêu quý kính trọng thầy cô giáo; sự trung thực.

Thứ nhất: Quan tâm, chăm sóc và tôn trọng bố mẹ, ông bà

Bảng 2.12: Nội dung quan tâm, chăm sóc và tôn trọng bố mẹ, ông bà

Thƣờng xuyên

Thỉnh thoảng Không bao giờ

Thăm hỏi 80,3 18,7

Chăm sóc khi ốm đau 95,5 4,5

Biếu quà cáp, tiền nong 25,5 71,2 3.3

Tâm sự, chia sẻ với cha mẹ 20 71,2 8.8

Xin ý kiến của cha mẹ trƣớc các quyết định

17,5 73,5 9

Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ ngƣời thƣờng xuyên thăm hỏi và chăm sóc cha mẹ khi ốm đau cao nhất. Nhƣ vậy đa số cha mẹ đều thăm hỏi, và chăm sóc bố mẹ khi ốm đau, và họ nhận thấy rằng đó là trách nhiệm của mình:“Quan tâm chăm sóc bố mẹ là trách nhiệm của con cái rồi, nhà mình

ông bà ở ngay đây ngày nào mình chẳng chạy sang chạy về xem ông bà có ốm đau gì không, ông bà cần gì. Nói thật chứ các cụ già rồi ăn uống chẳng được bao nhiêu, nhìn thấy con cái về là mừng cho nên mình cũng vẫn về thăm các cô và bảo với con cái thường xuyên qua thăm ông bà cho đì buồn”

(Nữ, 48 tuổi, Nông dân)

Có thể thấy rằng, chăm sóc ngƣời già vẫn là trách nhiệm chính của gia đình và các gia đình ở Hà Nội đều nhận thức rừ điều đó. Không chỉ quan tâm chu đáo tới bố mẹ mà hiểu đƣợc tâm lý hay mặc cảm, vui buồn của tuổi già để thƣờng xuyên nhắc nhở trẻ em sang thăm ông bà. Sự giáo dục trẻ em nhƣ vậy rất đáng quý mà không phải ai cũng có thể làm đƣợc mặc dù họ hiểu và nói đƣợc về nó.

Việc biếu quà cáp, tiền nong cho bố mẹ thì chỉ có 25,5% là thƣờng xuyên làm việc này; 71,2% thỉnh thoảng và có 8,8% không bao giờ. Điều này đƣợc cha mẹ lý giải nhƣ sau:“Bố mẹ tôi đều là cán bộ nghỉ hưu, nên hai ông

bà sống bằng lương hưu cũng đủ, chỉ khi nào và những ngày lễ tết, chúng tôi mua quà cáp biếu ông bà thôi, cho tiền ông bà cũng không lấy vì ông bà biết gia đình tôi còn khó khăn, nhà cửa chưa có phải đi thuê, lại nuôi hai con đang ở tuổi ăn tuổi học.

(Nam 40 tuổi, CBNN). Nhƣ vậy, không phải không thƣờng xuyên biếu quà cáp cho bố mẹ là sự thiếu trách nhiệm của con cái đối với bố mẹ. Mỗi ngƣời một hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khác nhau họ có cách quan tâm đến bố mẹ khác nhau. Cha mẹ không phải trông chờ con cái vào việc này, tấm lòng của con đối với cha mẹ

mới là điều quan trọng hầu hết họ đã thể hiện đƣợc điều này nhƣ phần trên đã phân tích.

Việc thƣờng xuyên tâm sự, chia sẻ với bố mẹ cũng có tỷ lệ thấp. Điều tra cho thấy số lƣợng ngƣời thƣờng xuyên tâm sự, chia sẻ với bố mẹ rất ít, chỉ chiếm 20% số ngƣời đƣợc hỏi; thỉnh thoảng nói chuyện, tâm sự chiếm 71.2% và không bao giờ tâm sự, chia sẻ với bố mẹ là 8.8%. Nguyên nhân nào dẫn đến việc này? Qua phỏng vấn sâu chúng tôi tìm thấy một số nguyên nhân có liên quan: "Tôi và anh ấy đi làm suốt ngày, con cái thì đi học bán trú, đi cả

ngày về mệt, lại việc nhà cửa nữa, con cái học hành, thành ra chẳng có thời gian đâu mà nói chuyện với các cụ. Nghĩ cũng không được nhưng không biết làm thế nào" (Nữ, 37 tuổi, buôn bán).

Một ý kiến khác: "Nhà mình là cứ hai cụ nói chuyện với nhau, mình thì

giờ đâu, đi suốt. Với lại các cụ toàn ngồi ôn lại chuyện cũ suốt ấy mà, hôm qua nói, hôm nay lại nói. Mình có nói cũng chỉ loanh quanh mấy chuyện của nhà thôi chứ làm sao mà chuyện trò nhiều được. có vợ mình thi thoảng còn nói, chứ mình hiếm lắm. Bọn trẻ con cũng không nói mấy khi. Chúng nó bảo là nói chuyện với ông bà không hợp, ông bà chẳng biết gì chuyện của chúng nó bây giờ cả. Cách xa thế hệ khổ thế đấy" (Nam, 46 tuổi, Nông dân).

Nhƣ vậy có nhiều lý do để dẫn đến việc con, cháu không mấy khi nói chuyện với bố mẹ, ông bà. Nguyên nhân chính vẫn là vấn đề thời gian. Xã hội với nhịp sống nhanh hối hả, hầu hết mọi ngƣời đều dành thời gian cho công việc mà sao nhãng đi việc khác. Ngay thời gian cha mẹ dành để giáo dục trẻ em còn ít thì thời gian dành để chuyện trò với bố mẹ mình một điều rất khó.

So với tất cả những hành động trên thì hành động xin ý kiến bố mẹ trƣớc các quyết định của mình là hành động đƣợc ít ngƣời quan tâm nhất, chỉ chiếm 17.5% số ngƣời đƣợc hỏi là thƣờng xuyên xin ý kiến của bố mẹ trƣớc các quyết định của mình; 73,5% thỉnh thoảng và 9% số ngƣời đƣợc hỏi không

bao giờ hỏi ý kiến bố mẹ trƣớc các quyết định hoặc các công việc của mình. Cuộc sống ngày nay đã làm cho thế hệ trẻ năng động và chủ động. Đa số những ngƣời con đã trƣởng thành không còn phụ thuộc vào bố mẹ về hầu hết mọi phƣơng diện. sự năng động, sáng tạo, tri thức... đã làm cho con cái có một cuộc sống độc lập rất sớm. Chính sự không phụ thuộc ấy đã tạo dựng cho con cái tính độc lập và quyết đoán. Nhƣng chính sự tự lập ấy nhiều khi đã gạt bố mẹ ra khỏi sự lo toan của con cái. Phần lớn những ngƣời đƣợc hỏi nói rằng họ chỉ hỏi ý kiến bố mẹ trƣớc các quyết định nhƣ: việc xây dựng gia đình, làm nhà, làm cửa, các mối quan hệ trong dòng họ… còn lại thì tự họ quyết định tất cả.

Khả năng tự lập và quyết đoán là điều rất đáng khuyến khích và bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình có đƣợc điều ấy, nhƣng họ cũng thật buồn khi sự tự quyết tất cả ấy đã làm cho con cái quên đi rằng chúng vẫn còn bố mẹ đang ngày đêm ở bên cạnh để quan tâm, lo lắng và muốn chia sẻ với chúng về tất cả mọi điều trong cuộc sống. Việc làm này thể hiện lòng tôn trọng của con cái đối với bố mẹ. Tuy rằng bố mẹ không tham gia đƣợc gì nhiều vào các lĩnh vực của con cái nhƣng việc xin ý kiến hoặc báo cáo với bố mẹ vẫn là một điều cần thiết. Làm nhƣ vậy cha mẹ sẽ thấy mình vẫn đang còn vai trò đối với con. Việc nắm đƣợc công việc và đời sống của con tạo ra cho bố mẹ sự yên tâm và họ cảm thấy đƣợc tôn trọng. Việc bỏ qua ý kiến của cha mẹ ít nhiều tạo ra sự xa cách và sự thiếu tôn trọng của con cái đối với bố mẹ. Cũng có những ngƣời thông cảm cho họ: “giờ các con lớn rồi chúng nó phải

tự lo, tự quyết chứ làm sao mình theo chúng nó mãi được. Tôi là tôi mặc kệ, có cuộc sống riêng rồi, muốn làm gì thì làm”

(Nam, 64 tuổi, CN nghỉ hƣu) Nhƣng bên cạnh đó cũng có không ít những trăn trở: “Tôi không đồng ý

Chúng tôi bây giờ già rồi, không giúp gì chúng nó được nhiều nữa nhưng phải cho chúng tôi biết về việc chúng sắp làm xem như vậy có được không, vì chắc chắn bố mẹ bao giờ cũng nhiều kinh nghiệm hơn con cái. Kiến thức có thể các anh chị ấy hơn nhưng về kinh nghiệm sống thì không thể vượt cha mẹ được. hỏi ý kiến cũng là thể hiện sự tôn trọng bố mẹ đấy”

(Nam, 60 tuổi, CN nghỉ hƣu). Đây là những mong muốn của các cụ già đối với con cái nhƣng hầu hết cha mẹ ở đây lại không làm đƣợc điều đó. Họ chỉ thỉnh thoảng hỏi ý kiến của bố mẹ trƣớc các quyết định của mình. Làm nhƣ vậy, họ đã vô tình để trẻ bắt chƣớc những hành động đó và sau này, khi chúng lớn không ai dám chắc rằng chúng không lặp lại đóng hành động ấy với bố mẹ mình.

Nhƣ vậy lý thuyết xã hội hoá đƣợc làm sáng tỏ qua việc phân tích nội dung giáo dục lòng kính trọng đối với ông bà cha mẹ. Gia đình là môi trƣờng xã hội hoá đầu tiên của trẻ em, nếu cha mẹ không giáo dục những nội dung này cho trẻ em thì chƣa chắc ở xã hội trẻ em đã biết quan tâm, hay đoàn kết giúp đỡ ngƣời khác và cũng sẽ không nhận đƣợc sự quan tâm của ngƣời khác đối với mình, trẻ em trở thành những ngƣời cô đơn và ích kỷ, đây là một kết quả mà không cha mẹ nào mong muốn. Vì vậy cha mẹ phải là những tấm gƣơng sáng trong việc quan tâm chăm sóc ông bà để trẻ em học tập và làm theo.

Thứ hai :Yêu quý, kính trọng các thầy cô giáo

“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đƣợc thể hiện trong cuộc sống hàng ngày bằng sự tôn trọng, lễ phép và biết ơn đối với các thầy cô giáo của các thế hệ con ngƣời Việt Nam. Truyền thống đó càng đƣợc thể hiện rõ ràng hơn trong những dịp lễ tết hàng năm và nhất là vào ngày nhà giáo Việt Nam 20.11. Đây là dịp để mọi ngƣời dù lớn hay bé đều thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với thầy cô giáo của mình. Vào ngày này, hầu hết cha mẹ quan tâm đến các thầy cô giáo của trẻ em. Đối

với ngƣời dân Hà Nội, họ đã quan tâm đến thầy cô giáo của trẻ em nhƣ thế nào nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, các số liệu sau sẽ nói rõ hơn.

Nếu vào dịp khai trƣờng chỉ có 15% số ngƣời đƣợc hỏi quan tâm đến thầy cô giáo của trẻ em thì vào dịp 20.11 đã có 95% số ngƣời quan tâm thông qua nhiều hình thức khác nhau; chỉ có 5% là trả lời không quan tâm đến ngày này. Sự quan tâm đƣợc thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó hình thức tặng hoa chiếm 50% số ngƣời đƣợc hỏi; tặng quà 26%; gửi tặng bƣu thiếp 0.5%; điện thoại chúc mừng 3,5% và các hình thức khác 20%. Hình thức tặng hoa vẫn đƣợc ƣa chuộng hơn cả và chiếm tỷ lệ cao nhất. Sau đó là đến các hình thức khác, rồi đến hình thức tặng quà. Hai hình thức còn lại là gửi bƣu thiếp và điện thoại chúc mừng chiếm tỷ lệ thấp nhất. Có những ngƣời chỉ làm việc đó lúc trẻ em còn bé, khi đã lớn họ thƣờng để cho trẻ em tự bày tỏ tình cảm của mình đối với thầy cô.

Trong các hình thức quan tâm đến thầy cô giáo thì tặng hoa là phổ biến nhất. Tỷ lệ này tăng dần từ thấp đến cao theo chiều tăng dần của trình độ học vấn. Nếu nhƣ ở trình độ học vấn THCS chỉ có 41,7% số ngƣời đƣợc hỏi tặng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)