Văn hoá cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 110 - 116)

1 ngƣời 2 ngƣời 3 5 ngƣờ

3.2. Văn hoá cộng đồng

Sự thay đổi giá trị chuẩn mực có thể nói là một trong những nguyên nhân của tỷ lệ chƣa tốt lắm hay chƣa tốt của việc giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình. Mỗi thời đại đều có sự thay đổi về chiến lƣợc giáo dục, điều này dẫn tới sự thay đổi về nhận thức, nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Chính sự khác nhau đó đôi khi là rào cản để giáo dục tốt trẻ em. Giá trị chuẩn mực ở mỗi thời kỳ có những biến đổi, vì thế việc giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình cũng có sự thay đổi theo. Khi đƣợc hỏi những giá trị chuẩn mực mà cha mẹ dạy cho trẻ em có khác với những giá trị chuẩn mực ngày trƣớc họ đƣợc dạy hay không thì đa số câu trả lời là có sự thay đổi.

Biểu 3.2. Sự thay đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức người trả lời dạy trẻ em hiện nay so với thế hệ họ trước đây (%):

301 1 8,5 39 21.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Thay đổi rất nhiều Thay đổi nhiều Thay đổi 1 phần Không thay đổi KB/KTL

Nhìn vào biểu 3.2 ta thấy số ngƣời cho rằng có sự thay đổi nhiều các giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội hiện tại so với trƣớc đây chiếm tỷ lệ lớn: 60,5%. Số ngƣời cho rằng không thay đổi chỉ chiếm tỷ lệ 8,5%. Nhƣ vậy hầu hết ngƣời trả lời đều khẳng định các giá trị chuẩn mực đạo đức đã có sự thay đổi đáng kể. Điều này cũng là một vấn đề hợp quy luật. Khi điều kiện kinh tế - chính trị xã hội có những thay đổi thì các chuẩn mực giá trị trong xã hội cũng dần thay đổi theo. Trong xã hội truyền thống với gia đình truyền thống tác động của gia đình đối với việc hình thành nhân cách có vẻ đơn giản, từ thế hệ này sang thế hệ khác bao giờ cũng có một số khuôn mẫu quen thuộc lặp đi lặp lại. Những giao tiếp cơ bản của con ngƣời thƣờng chỉ đóng khung và gia đình, làng xóm. Những nhu cầu của con ngƣời đơn giản chỉ là ăn no mặc ấm, có mái nhà che nắng mƣa; hoạt động kinh tế cũng đơn giản… vì thế vấn đề xã hội hoá trẻ em cũng không có gì phức tạp. Khi phỏng vấn sâu về vấn đề này thu đƣợc ý kiến nhƣ sau: “Ngày nay xã hội có nhiếu biến đổi, các

quan niệm về đạo đức trong xã hội cũng thay đổi rất nhiều; các giá trị, chuẩn mực giữ hai thế hệ bố mẹ và con cái trong gia đình nhiều điểm không thống

nhất, nhiều điều mình nói con không nghe đôi khi còn cãi lại”

(Nữ, 43 tuổi, trí thức)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy giữa khu vực đô thị hoá lâu đời và khu vực đang trong quá trình đô thị hoá ý kiến về mức độ thay đổi của các giá trị chuẩn mực cũng không có sự khác biệt lớn. Điều này cũng không khó lí giải; quá trình toàn cầu hoá ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự ổn định và bền vững của gia đình. Để tồn tại và phát triển, gia đình phải tìm cách thích ứng, điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Nghiên cứu tƣơng quan giữa khu vực khảo sát về sự thay đổi giá trị chuẩn mực đạo đức cho kết quả nhƣ sau(%) 24,5 23 30 38 32 29,5 13.5 8,5 Thay đổi rất nhiều

Thay đổi nhiều Thay đổi một phần

Không thay đổi

Biểu 3.3.Tương quan giữa hai khu vực khảo sát với ý kiến người trả lời về mức độ thay đổi những giá trị chuẩn mực đạo đức người trả lời dạy cho trẻ

em hiện nay so với trước đây(%)

Từ Liêm Ba Đình

Tuy nhiên, nhìn vào biểu số liệu 3.3 chúng ta thấy ý kiến trả lời của cha mẹ ở quận Ba Đình cho rằng có sự thay đổi giá trị chuẩn mực nhiều hơn ở huyện Từ Liêm. Chỉ có 8,5% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng không thay đổi. Ở khu vực nội đô đặc biệt là quận Ba Đình trong những năm gần đây có sự phát triển vƣợt trội về kinh tế kéo theo sự biến đổi về văn hoá xã hội. Sự thay đổi của các giá trị chuẩn mực trong điều kiện nhƣ vậy là một tất yếu khách quan để phù hợp với sự biến đổi của xã hội. Xã Đông Ngạc của huyện Từ Liêm nằm ở ngoại thành Hà Nội, là xã có nền văn hiến lâu đời, ngƣời xƣa thƣờng nói:

“Quan kẻ Vẽ” ý muốn nói làng Vẽ xã Đông Ngạc có nhiều ngƣời hiền tài đỗ đạt. Ở đây có sự đan xen của văn hoá hiện đại và văn minh nông nghiệp, ngƣời dân ở đây một số gia đình vẫn trồng lúa, trồng cây cảnh và chăn nuôi. Sự biến đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội ở đây diễn ra chậm hơn khu vực nội đô. Điều đó lí giải vì sao các ý kiến cho rằng có biến đổi không cao bằng ở quận Ba Đình.

Ngày nay, tất cả đều thay đổi một cách căn bản khi xã hội và gia đình Việt Nam đang chuyển mình để trở thành một xã hội hiện đại, gia đình hiện đại. Trong thời gian gần đây quá trình này đƣợc đẩy nhanh chƣa từng thấy và lan ra các vùng nông thôn rộng lớn. Từ chỗ gia đình là đơn vị sản xuất trong nền kinh tế nông nghiệp thì giờ đây không ít hộ gia đình chỉ còn duy trì chức năng kinh tế trong lĩnh vực thu nhập và chi tiêu. Các thành viên trong gia đình có mối quan hệ với nhau khác trƣớc: tính độc lập của ngƣời vợ và trẻ em tăng lên. Các thành viên trong gia đình dần dần tham gia hoạt đông sản xuất ở bên ngoài gia đình, và chính sự “mở cửa” ấy làm xáo trộn các quan hệ trong gia đình. Nhƣ vậy, về mặt văn hoá và nghề nghiệp gia đình không giữ vai trò chủ yếu trong quá trình xã hội hoá lứa tuổi vị thành niên nhƣ trƣớc. Nhiều cha mẹ không đủ sức giáo dục trẻ em. Trẻ em tiếp thu khá nhanh với sự thay đổi ở bên ngoài thông qua quá trình hoạt động với các môi trƣờng xung quanh. Sự thay đổi giá trị chuẩn mực đạo đức hiện nay so với những gì họ đã đƣợc học trƣớc đây là một khó khăn không nhỏ trong qúa trình thực hiện chức năng giáo dục của gia đình hiện nay.

3.3.Phƣơng tiện truyền thông.

Khả năng tiếp nhận truyền thông cao là yếu tố thuân lợi để các thành viên trong gia đình thu nhận kiến thức, trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc để nâng cao kiến thức về vai trò của mình trong việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em.

Theo Báo cáo Chỉ số sẵn sàng Phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam khả năng tiếp cận phƣơng tiện truyền thông đại chúng của cha mẹ trong giai đoạn hiện nay ở Hà Nội là khá cao, tỷ lệ thuê bao Internet và tỷ lệ thuê bao băng rộng/100 dân đạt 9,99; đã có 45,4% hộ gia đình có điện thoại cố định, 72,5% số hộ gia đình có tivi, 21,1% số hộ gia đình có máy tính, 16,5% số hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng.

Khi đƣợc hỏi phƣơng tiện cập nhật kiến thức về giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em, hầu nhƣ cha mẹ cập nhật qua tivi chiếm 80%

Bảng 3.3 Phƣơng tiện cập nhật kiến thức giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em ở Hà Nội(%) Các phương tiện Tỷ lệ Tivi, đài 80 Sách hƣớng dẫn 32,4 Báo chí 36 Hàng xóm, bạn bè 40 Internet 35,5 Cán bộ tuyên truyền 60

Điều này khẳng định vai trò quan trọng của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trong việc cung cấp kiến thức về giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em tới ngƣời dân...Tivi bây giờ nhà nào cũng có, cứ bật lên là vừa xem

cách người ta làm, vừa nghe.. với lại nông dân đi làm suốt ngày tối về nhà cầm sách lên đọc là ngủ ngay, ngồi xem tivi có hình ảnh, có hướng dẫn, mắt nhìn tai nghe là sướng nhất,...

(Nam 45 tuổi, nông dân)

Bên cạnh đó, qua số liệu bảng 3.3 cho biết, cha mẹ đƣợc tiếp nhận về giáo dục văn hoá ứng xử từ cán bộ tuyên truyền là 60% điều này cho biết mức độ tƣơng tác cá nhân thƣờng xuyên đạt hiệu quả nhất định của cán bộ xã phƣờng... trong việc chia sẻ thông tin về kỹ năng giáo dục văn hoá ứng xử cho Vi thành niên trong gia đình. Vai trò của những cán bộ này nổi bật hơn nữa nếu họ luôn đƣợc củng cố và đào tạo bài bản những kiến thức vê giáo dục văn hoá ứng xử cho Vị thành niên.

Mặc dù các phƣơng tiện, sách hƣớng dẫn chỉ chiếm 32,4%, báo chí là 36%, internet là 35,5% nhƣng cũng mang lại cho các gia đình ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, các phƣơng tiện này chủ yếu đƣợc sử dụng đối với các gia đình có cha mẹ là cán bộ.

Trên thực tế, sự tham gia của các phƣơng tiện truyền thông ngày càng sâu rộng trong quá trình toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới và sự phát triển của đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khiến cho hộ gia đình Việt nam có điều kiện tiếp thu những giá trị văn hoá, nhân văn mới của xã hội hiện đại. Việc ký kết thực hiện các công ƣớc về quyền của phụ nữ và quyền của trẻ em cũng tạo ra một bƣớc tiến bộ đáng kể đối với sự phát triển của gia đình. Nó chống lại những quan điểm cổ hủ của Nho giáo về sự lệ thuộc hoàn toàn của trẻ em vào cha mẹ. Sự hiện diện của trẻ em trong các gia đình không còn là một thứ “tài sản” của riêng gia đình mà là một nguồn lực tƣơng lai của xã hội, đồng thời trẻ em đƣợc toàn xã hội chăm sóc và bảo vệ. Trẻ em có đƣợc các quyền cơ bản trong gia đình và ngoài xã hội mà cha mẹ cũng nhƣ cộng đồng xã hội phải có trách nhiệm thực hiện

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, lớp trẻ ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với những tri thức mới, quan điểm mới mà

cha mẹ không thể bắt kịp. Lớp trẻ ngày nay năng động hơn, gặt hái đƣợc nhiều thành công trong cuộc sống sớm hơn tƣ tƣởng tự do trong sinh hoạt cuộc sống hay tự lập, dám làm dám chịu trách nhiệm ngày càng đƣợc lớp trẻ tôn sùng. Những tƣ tƣởng này ban đầu gặp nhiều sự phản kháng quyết liệt từ xã hội từ cha mẹ nhƣng dần dần đã đƣợc thừa nhận nhƣ một sự phù hợp tất yếu của quy luật phát triển.Việc chống đối lại quyết định không đúng của cha mẹ nhƣ là lẽ đƣơng nhiên, việc tranh cãi về những giá trị đạo đức mới với những giá trị đạo đức cũ phần thắng đang nghiêng dần về lớp trẻ. Điều này dẫn tới một cách nhìn nhận mới về thế hệ trẻ ngày nay của xã hội cũng nhƣ của cha mẹ.

Việc cha mẹ tôn trọng các quyết định, cách nghĩ, cách làm của trẻ em đƣợc xem nhƣ là một chuẩn mực đạo đức mới trong văn hóa ứng xử của gia đình hiện nay. Nhiều giá trị văn hóa ứng xử truyền thống trong gia đình theo Nho giáo xƣa không còn phù hợp với thời đại mới. Cha mẹ dần buộc phải thay đổi cách ứng xử, cách nhìn nhận về trẻ em. Phải tạo cho lớp trẻ đƣợc sống trong một môi trƣờng gia đình văn minh, dân chủ và bình đẳng trong cách nghĩ cũng nhƣ trong mọi nét ứng xử trong gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Việt nam đang hƣớng tới một đất nƣớc công nghiệp, hiện đại dân chủ, văn mình trƣớc hết cần phải xây dựng những tiêu chí trong đó trong mỗi gia đình, mà để làm đƣợc điều đó trƣớc hết cha mẹ cần phải thay đổi tƣ duy, thay đổi cách nhìn nhận mới về vị trí cũng nhƣ vai trò của trẻ em trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)