Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 47 - 79)

ứng xử cho trẻ em.

Giáo dục gia đình khác biệt với các thiết chế giáo dục xã hội khác đó là sự kết hợp hài hòa của hai quá trình nuôi và dạy. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, vấn đề “dạy con nên ngƣời” luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong vô số các nhiệm vụ của ngƣời làm cha làm mẹ. Nhiều gia đình, tộc họ lớn còn đặt ra những quy tắc điều lệ riêng, chép thành văn bản, buộc các thành viên trong gia đình phải tuân thủ. Giáo dục văn hoá ứng xử luôn là cái cốt lõi trong giáo dục gia đình. Thực tế cho thấy, lối sống, đạo đức và nhân cách của mỗi ngƣời đƣợc hình thành từ tuổi ấu thơ và định hình rõ nét ở tuổi thiếu niên.

Tuổi thiếu niên hàm chứa trong nó rất nhiều yếu tố vừa ghi nhận, vừa loại bỏ, vừa định dạng, vừa biến động trong nhận thức, tâm lý, tình cảm; suy nghĩ của con ngƣời trong giai đoạn này sẽ trở thành khuôn mẫu của chính con ngƣời đó khi trƣởng thành. Bởi vậy đối với mỗi gia đình, tuổi vị thành niên là một trong những giai đoạn có ý nghĩa quan trọng và cần thiết nhất đối với việc chăm sóc, bồi dƣỡng, giáo dục nhằm hình thành những nhân cách tốt trong tƣơng lai. Giáo dục văn hoá ứng xử là một trong những nội dung quan trọng nhất của giáo dục gia đình nhằm xây dựng ý thức đạo đức, rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức để mỗi thành viên trong gia đình đƣợc sống trong môi trƣờng chứa chan tình thƣơng, đậm tính nhân văn. Giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình hƣớng tới sự hình thành và phát triển nhân cách với những phẩm chất: lòng yêu Tổ quốc, yêu gia đình, yêu trƣờng lớp, yêu thƣơng kính trọng thầy cô giáo, kính trên, nhƣờng dƣới, thái độ đúng đắn với lao động và nghề nghiệp, lòng yêu thƣơng con ngƣời, tính trung thực, tôn trọng lẽ phải, khiêm tốn, dòng cảm, tinh thần vƣợt khó…Cha mẹ là những ngƣời đảm đƣơng vai trò chính trong việc giáo dục ứng xử cho trẻ em thông qua những phƣơng pháp giáo dục khác nhau.

Trong xã hội hiện nay, khi nền kinh tế thị trƣờng xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào đời sống con ngƣời thì việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục ứng xử trong gia đình là rất cần thiết để tạo nên thành công của quá trình giáo dục.

Kết quả trả lời câu hỏi “Theo ông (bà) việc giáo dục ứng xử cho trẻ em trong gia đình có quan trọng không?” cho ta dấu hiệu khả quan khi không có ai trả lời giáo dục ứng xử cho trẻ em trong gia đình là không quan trọng :

87.5 10.3 10.3 1.5 0.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Biểu 2.3 : Đánh giá của phụ huynh về tầm quan trọng của việc văn hoá ứng xử trong gia đình

Qua điều tra cho thấy, có 87,5% cha mẹ cho rằng việc giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình là rất quan trọng, quan trọng là 10,3%. Nhƣ vậy gần nhƣ toàn bộ cha mẹ trong mẫu nghiên cứu đều trả lời việc giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em trong gia đình là quan trọng, chỉ có 1.5% ngƣời trả lời là bình thƣờng và 0.7% ngƣời trả lời là không quan trọng. Điều này cho thấy đạo làm ngƣời vẫn có vị trí quan trọng trong quá trình cha mẹ giáo dục trẻ em. Đặc biệt ở giai đoạn mới bƣớc vào độ tuổi vị thành niên trẻ em có những thay đổi lớn về tâm sinh lý lứa tuổi, muốn khẳng định “cái tôi” nhƣng nhân cách vẫn chƣa hoàn thiện; điều này đòi hỏi sự quan tâm giáo dục sát sao thƣờng xuyên của cha mẹ trong gia đình.

Khi hỏi về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá ứng xử thu đƣợc ý kiến cơ bản nhƣ sau: “Ai cũng biết giáo dục con cái là cần thiết vì con cái

chính là hạnh phúc, tương lai của gia đình, cha mẹ. Sẽ đau khổ biết bao nếu như con cái hư háng không thành người. Nhận thức được như vậy nhưng làm được cũng không phải dễ. Cạnh nhà tôi có gia đình bố mẹ làm cán bộ nhà nước, bố là cán bộ lãnh đạo hẳn hoi mà con hư háng, đầu tiên là nghiện chơi điện tử, sau đó bài bạc và cuối cùng là nghiện hút”

Khi nghiên cứu chúng tôi thấy không có sự khác biệt lớn giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi của cha mẹ trong nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên. Nghĩa là hầu nhƣ tất cả phụ huynh trong mẫu khảo sát đều nhận thức rằng: “Giáo dục cách ứng xử với

những người thân trong gia đình cho trẻ là điều rất quan trọng. Nếu không dạy các cháu biết cách cư xử lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ thì sẽ hình thành cho các cháu các thói quen, những hành vi ứng xử không đóng với chính những người thân ruột thịt, do vậy thì đối với người xung quanh các cháu không thể có những hành vi đóng mực. Đứa trẻ đó sẽ bị cho là hư” (Nữ, 46 tuổi, buôn bán).

Khi hỏi về lý do (mục đích) giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình là quan trọng thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 2.3. Lý do giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình là quan trọng (%)

Lý do Tỷ lệ

1. Văn hóa ứng xử là cơ sở hình thành nhân cách 81.5 2. Vì lứa tuổi này dễ có biểu hiện sai trái về tâm lý 62,3 3. Giáo dục văn hóa ứng xử sẽ giữ đƣợc nếp nhà 55.5 4. Giáo dục Văn hóa ứng xử giúp có cách cƣ xử đúng đắn với

ngƣời khác

50.8 Nhƣ vậy số cha mẹ cho rằng cần quan tâm giáo dục văn hóa ứng xử vì đó là cơ sở để hình thành nhân cách chiếm tỷ lệ cao nhất (81,5%). Nhân cách là một khỏi niệm bao trùm, nói về đạo đức, hành vi văn hóa, lối sống của mỗi con ngƣời. Chính vì vậy lý do này chiếm tỷ lệ rất cao và cũng thể hiện sự đúng đắn trong nhận thức của cha mẹ. Ngoài ra những lý do khác cũng rất đƣợc các gia đình chú trọng. Cha mẹ đều mong muốn trẻ em nên

ngƣời. Họ mong trẻ em không mắc phải những tệ nạn xã hội, giữ đƣợc truyền thống gia đình, có cách cƣ xử đúng đắn với ngƣời khác. Chính vì vậy họ rất coi trọng việc giáo dục văn hóa ứng xử trẻ em: “Con gái tôi năm

nay học lớp 7, cháu có nhiều biểu hiện khác trước đây. Đi học về là cháu vào phòng chốt cửa lại ít giao tiếp với bố mẹ và mọi người, nhiều khi tôi muốn nói chuyện với cháu cũng khó. Vẫn biết là phải gần con để hiểu con nhất là ở giai đoạn này, nhưng nhiều khi cháu có những phản ứng rất quyết liệt. Những lúc đó tôi cảm giác như mình bất lực”

(Nữ, 34 tuổi, CBNN) Ở giai đoạn này trẻ em có những sự thay đổi khá lớn trong hành vi và trong sinh hoạt. Các em muốn có sự độc lập, muốn có những khoảng riêng tƣ và không còn gần với bố mẹ nhƣ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, do tâm sinh lý lứa tuổi các em muốn thể hiện bản thân, muốn đƣợc cha mẹ, bạn bè thầy cô đối xử nhƣ ngƣời lớn. Không nắm đƣợc những điều này, ép con hoặc quá nghiêm khắc sẽ dẫn tới những phản ứng nhƣ không nghe lời, thậm chí cãi lại.

Bên cạnh đó có tới 62,3% cha mẹ chọn đặc điểm tâm lý là lý do để giáo dục văn hoá ứng xử cho con. Điều này chứng tỏ nhiều cha me đã quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên. Trẻ em ở lứa tuổi này, ý thức tự trọng và muốn đối xử nhƣ ngƣời lớn thì bản thân thiếu niên thƣờng có tâm lý “phóng đại” các khả năng của mình, ở một chừng mực nào đấy là sự ngộ nhận những khả năng của mình và thƣờng tự cho mình là quan trọng, là cao hơn thực tế. Vì vậy đòi hỏi cha mẹ phải nắm rõ đặc điểm này để có phƣơng pháp giáo dục phù hợp mới đạt đƣợc kết quả trong giáo dục. Những khó khăn tạm thời này sẽ qua đi cùng với sự trƣởng thành của thiếu niên cùng với sự cƣ xử đúng đắn của ngƣời lớn. Những biến đổi tâm sinh lý trên có ảnh hƣởng rất lớn đến mối quan hệ của trẻ em với ngƣời lớn.

Nhƣ vậy lý thuyết lựa chọn hợp lý đó cho thấy: lý do để giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em trong mỗi gia đình là khác nhau nhƣng phần lớn họ lựa chọn vì “giáo dục văn hóa ứng xử là cơ sở hình thành nhân cách”. Chứng tỏ đây là một lựa chọn hợp lý vì nhân cách là kết quả của một quá trình rèn luyện lâu dài, nếu không đƣợc giáo dục tốt từ nền tảng đầu tiên là gia đình thì sau này khó có thể trở thành ngƣời có nhân cách.

Trong xã hội hiện nay nhiều giá trị chuẩn mực đã thay đổi và không còn phù hợp. Nhƣng có những giá trị văn hóa truyền thống đƣợc lƣu giữ từ nhiều năm của dân tộc ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Một trong số giá trị đã đƣợc nhân dân ta đúc kết thành câu thành ngữ để dễ học, dễ nhớ, dễ truyền lại cho đời sau đó là “tiên học lễ, hậu học văn”.

Khi đƣợc hỏi mức độ đồng tình của cha mẹ với phƣơng châm giáo dục: “tiên học lễ, hậu học văn”. có 78% trả lời rất đồng tình, 21% trả lời đồng tình, 0% bình thƣờng và trả lời không đồng tình lắm 1%, không đồng tình 0%. Nhƣ vậy, gần nhƣ toàn bộ những ngƣời trong mẫu đều nhận thức rất cao việc cần phải giáo dục “lễ” (cách ứng xử, giao tiếp có văn hoá giữa ngƣời với ngƣời theo những chuẩn mực đạo đức đã đƣợc xã hội quy định) trƣớc khi học “văn” (văn hoá, tri thức) cho các em. Đây là một điều đáng mừng.

Biểu 2.4: Mức độ đồng tình của phụ huynh với thành ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn"

78%21% 21% 0% 1% 0% Rất đồng tình Đồng tình Bình thường Không đồng tình lắm Không đồng tình

Việc giáo dục lễ nghĩa, kính trên nhƣờng dƣới, lối sống, ứng xử có văn hoá trong gia đình tạo môi trƣờng thuận lợi cho quá trình phát triển toàn diện

nhân cách con ngƣời ở lứa tuổi trƣởng thành. Do vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân , tổ chức và toàn thể xã hội cần phải nhận thức đúng đắn về vấn đề này.

Để tìm hiểu vấn đề sâu hơn chúng tôi tìm số liệu tƣơng quan giữa hai khu vực Ba Đình và Từ Liêm(%) 84.5 69.5 13.5 25.5 1.5 4.5 0.5 0.5 Rất đồng tình Đông tình Bình thường Không đồng tình

lắm

Biểu2.5. Tương quan mức độ đồng tình của NTL với thành ngữ" Tiên học lễ, hậu học văn" của 2 khu vực khảo sát

Từ Liêm Ba Đình

Ở cả hai khu vực khảo sát chúng ta thấy mức độ đồng tình của cha mẹ là khá cao. Nhƣ vậy có thể thấy sự nhận thức về nội dung này giữa hai lát cắt lãnh thổ có nhiều điểm không tƣơng đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội...không khác nhau là mấy. Khi so sánh tƣơng quan trình độ học vấn với mức độ đồng tình cũng cho thấy ít có điểm khác biệt về vấn đề này giữa những ngƣời có học vấn cao và những ngƣời có học vấn thấp. Điều này càng cho chúng ta thấy rõ dân tộc ta ở mọi nơi, trong mọi thời điểm lịch sử và với tất cả mọi gia đình luôn coi việc giáo dục lễ nghĩa là cốt lõi của giáo dục. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục trẻ em bao giờ cũng ảnh hƣởng sâu đậm đến đứa trẻ từ lời ăn, tiếng nói, cách giao tiếp, nếp sống đến các định hƣớng giá trị. Chính những mối quan hệ đó mà tác phong tốt đƣợc hình thành và phát triển một cách vững chắc. Gia đình là nơi hun đúc cho trẻ nhỏ những cơ sở đầu tiên của việc “học làm ngƣời”, là nơi đầu tiên trẻ đƣợc giáo dục cách ứng xử của mình với ngƣời khác, tích luỹ các kinh nghiệm sống, từ đó có thái độ đúng mực phù hợp với

môi trƣờng xã hội xung quanh. Việc giáo dục lễ nghĩa giúp trẻ mở rộng phong cách giao tiếp ra bên ngoài gia đình và phát triển thành nghi lễ, kỷ cƣơng, phép nƣớc khi trẻ bƣớc chân vào môi trƣờng xã hội.

Đi vào hội nhập và toàn cầu hoá, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hoá xã hội. Gia đình là tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa các cá nhân và gia đình. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với trẻ em đƣợc xây dựng trên cơ sở bình đẳng dân chủ. Ngƣời mẹ ngày nay phần lớn cũng tham gia hoạt động kinh tế kiếm tiền nuôi con nhƣ ngƣời cha, giữ gìn một mái ấm gia đình hoà thuận, thƣơng yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống là nền tảng cần thiết cho hạnh phúc của các cặp vợ chồng và của con cái họ. Khi đƣợc hỏi về việc cần thiết giữ gìn gia đình hoà thuận hầu hết cha mẹ đều trả lời là “cần thiết”

Biểu 2.6: Nhận thức của người trả lời về việc giữ hoà thuận trong gia đình

0.514.5 14.5 85 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Sự lớn lên của trẻ về thể xác song song với sự lớn lên về tinh thần và nhân cách. Các em học hỏi đƣợc nhiều điều qua lời thuyết phục và giảng giải, qua những rèn luyện và đối xử gƣơng mẫu của ông bà, cha mẹ. Thƣờng những gia đình hoà thuận êm ấm thì sẽ có những ngƣời con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Bố mẹ sống không gƣơng mẫu lục đôc bất hoà hoặc li thân, li hôn

trẻ em trong những gia đình này rất dễ vƣơng vào tệ nạn xã hội. Sự hình thành nhân cách của trẻ em chịu ảnh hƣởng rất lớn từ phía gia đình, của tất cả các thành viên trong đã cha mẹ là những ngƣời có ảnh hƣởng lớn nhất. “Tôi sinh

ra trong một gia đình không hạnh phúc, tuổi thơ của tôi gắn với nhiều kỷ niệm buồn, cha mẹ tôi thường xuyên cãi chửi nhau, cha tôi lại nghiện rượu nhiều khi say ông đem các con ra chửi đánh. Những lần cha mẹ bất hoà hoặc cha say rượu mấy chị em lại chúi vào nhau mà khóc. Em trai tôi cũng vì cha mẹ như vậy mà sinh ra chán đời rồi hư háng. Yêu thương con tôi luôn cố gắng để con có được một gia đình đầm ấm để cháu có một tuổi thơ hạnh phúc”

(Nữ 42 tuổi, công nhân)

Trƣớc đây, trẻ em chỉ biết phục tùng lời dạy bảo của ông bà cha mẹ. Ngày nay giữa các thế hệ có sự tôn trọng lẫn nhau với tinh thần dân chủ bình đẳng. Các thành viên trong nhiều gia đình đã tạo ra không khí bàn bạc trao đổi giữa các thế hệ. Điều đó thể hiện sự tin tƣởng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tạo ra một cuộc sống gia đình đầm ấm hạnh phúc, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc. Giáo dục gia đình ngày nay không chỉ là giáo dục lòng yêu thƣơng, nhân ái, sự kính trên nhƣờng dƣới,… bên cạnh đó phải tạo cho trẻ em có đầy đủ phẩm chất của ngƣời lao động, năng động, sáng tạo, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc

Khi đƣợc hỏi “ Theo ông (bà) giáo dục văn hoá ứng xử là trách nhiệm của thiết chế nào” chúng tôi thu đƣợc kết quả sau

89 6.5 6.5 3.5 1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Cả ba Gia đình Nhà trường Xã hội

Biểu 2.7 Trách nhiệm của các thiết chế xã hội trong việc thực hiện chức năng giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em

Hầu hết cha mẹ cho rằng để giáo dục tốt cho con cái thì cần kết hợp cả gia đình, nhà trƣờng, xã hội. có 89% ngƣời trả lời cho rằng đó là trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay (Trang 47 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)