NHÂN VẬT CAM CHỊU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 34 - 36)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. NHÂN VẬT CAM CHỊU

2.1.1. Những phu phen thợ thuyền cam chịu

Các tác phẩm của Nguyên Hồng tái hiện chân thực cuộc sống lam lũ cơ cực, bần cùng của những ngƣời lao động nghèo khổ ở các vùng ngoại ô, ngõ hẻm các thành phố lớn nhƣ ngoại ô Bạch Mai,ô Yên Phụ ở Hà Nội hay xóm Cấm, xóm Chợ Con, ngõ Hàng Gà của Hải Phòng.

Nguyên Hồng xây dựng những nhân vật phu phen thợ thuyền mang những nét tính cách cam chịu của tầng lớp nông dân lao động. Nhà văn tuy không miêu tả trực tiếp quá trình những ngƣời nông dân bị phá sản, bị cƣớp đất phải bỏ làng bỏ quê ra thành phố kiếm sống nhƣng chúng ta có thể thấy rõ số đông dân nghèo ở

thành thị là những ngƣời phải lìa hẳn quê lên đây “ sau mấy năm lụt lội, đói khát,

dịch tễ liên tiếp, họ đâu như đã bán nốt miếng đất cuối cùng của ông cha cho bọn

Ra thành phố, họ trở thành đám ngƣời vô danh trong một bộ đồng phục màu xám, lang thang kiếm ăn trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Họ là những phu bến tàu, đội than, đào đất, bốc vác hàng hóa, phục vụ trong các công trƣờng xây dựng, các nhà máy công xƣởng nhƣ: Sáu kho, Máy đá, Xi Măng…

Cuộc đời bất hạnh của nhân vật Nhân trong truyện Đây bóng tối khiến cho

bạn đọc không khỏi ngậm ngùi, thƣơng xót. Từ những ngày còn thơ ấu, Nhân đã

phải “hai tay bưng hai bát đồ ăn, rồi tụt quần ở giữa phố và nhờ có Mũn, một cô

bé nghèo nàn , kéo hộ lên cho”. Họ yêu thƣơng nhau và lập thành một gia đình

nhỏ. Đến khi có vài ba “mụn con” thì vì phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, mắt Nhân bị mù, và chẳng bao lâu sau thì ngƣời vợ của anh cũng bị sa xuống sông mà chết. Ông bố mù lòa đành dắt díu mấy đứa con thơ dại đi làm nghề ăn xin, ăn mày và vẫn luôn luôn ôm nỗi lo lắng sợ hãi :

Nhân e sợ một ngày kia không còn đủ sức cất tiếng kêu rên, van lơn thiên

hạ trên con đường lầm cát bụi, con đường đã chứng kiến bao nhiêu thây chết dưới

những nanh vuốt của thiếu thốn, của khổ sở, đọa đày…”

Cùng với cuộc sống thiếu thốn, đói rách, bệnh tật, những ngƣời phu phen thợ thuyền còn phải chịu những đau đớn uất ức về tinh thần và nhân cách. Từ một

vùng quê, gia đình Giang( Ngọn lửa) phải tha hƣơng nơi một xóm ngoại ô thành

phố. Khi hai ngƣời em gái bị mật thám đánh đập đến chết, mẹ già đau ốm cũng là khi Giang bị đuổi việc khỏi nhà máy Vàng Danh, rồi ngã bệnh. Về quê sống nhờ nhà ngƣời họ hàng, không có việc làm, bữa ăn hằng ngày của Giang phải đổi bằng một ít sách báo cũ, có khi phải nhịn đói mấy ngày liền, có khi phải nuốt nƣớc mắt để ăn vụng nắm cơm nguội của chủ nhà. Miếng cơm chƣa trôi thì bao nhiêu dằn vặt, tự vấn lƣơng tâm đã chực trào lên.

Bằng những câu chuyện nhƣ vậy, Nguyên Hồng đã dựng lên cả một bức tranh hiện thực về cuộc sống lam lũ cơ cực của những ngƣời lao động làm công cho các nhà máy, xƣởng thợ, bị những cảnh ngộ, tai ƣơng trong cuộc sống. Họ

trƣớc sau một mực làm ăn lƣơng thiện nhƣng vẫn không thể thoát ra khỏi con đƣờng bần cùng hóa.Những bất hạnh, những tai ƣơng dồn dập xảy ra trong cuộc

sống đã khiến cho những con ngƣời nhƣ Nhân (Đây- bóng tối) , Giang (Ngọn

lửa), và cả những nhân vật không tên khác... trở nên an phận và cam chịu với cuộc

sống tối tăm, đói khổ hằng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 34 - 36)