NHÂN VẬT VƢỢT LÊN HOÀN CẢNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 42 - 46)

2.1.3 .Những trẻ em nghèo

2.2. NHÂN VẬT VƢỢT LÊN HOÀN CẢNH

Trong số các nhà văn hiện thực ở nƣớc ta, Nguyên Hồng là ngƣời sớm tiếp thu đƣợc ánh sáng của lý tƣởng Cộng sản trong thời kỳ Mặt trận dân chủ. Ông tham gia các hoạt động của phong trào dân chủ rộng lớn ở thành phố Hải Phòng từ những năm 1937, 1938. Ông đã tiếp xúc với những các sách báo cách

mạng tiến bộ nhƣ Tuyên ngôn Cộng sản của C. Mác, Vấn đề dân cày của Qua

Ninh và Vân Đình, Ngục Kon tum của Lê Văn Hiến. Trong thời gian bị cầm tù từ

1939 đến 1940 tại Hải Phòng, Nguyên Hồng lại đƣợc gặp gỡ với đồng chí Tô Hiệu

và các chiến sĩ cách mạng, đƣợc tham dự lớp huấn luyện Đề cương cách mạng tư

sản dân quyền do đồng chí Tô Hiệu hƣớng dẫn. Nguyên Hồng dần dần giác ngộ và

tham gia công tác cách mạng. Lý tƣởng Cộng sản đã bồi đắp cho ông quan điểm giai cấp khi nhìn nhận các vấn đề của cuộc sống và con ngƣời. Niềm tin của ông đối với những ngƣời lao động cùng khổ vốn đã bám rễ rất sâu trong đời sống cần lao, giờ đây đƣợc bồi đắp và nâng cao hơn nhờ có nhận thức khoa học cách mạng. Vì thế trong những sáng tác của Nguyên Hồng khoảng từ những năm 1938 trở đi, thế giới nhân vật chủ yếu là hình ảnh những ngƣời lao động cùng khổ hƣớng về tƣơng lai tƣơi sáng cũng nhƣ hình tƣợng những ngƣời trí thức văn nghệ sĩ say sƣa trình bày những quan điểm nghệ thuật tiến bộ lại trở thành những nhân vật trung tâm.Họ là những nhân vật vƣợt lên hoàn cảnh

2.2.1. Những ngƣời lao động nghèo

Đọc một số truyện ngắn đƣợc sáng tác từ trƣớc cách mạng của Nguyên Hồng và Thạch Lam, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều điểm tƣơng đồng giữa hai nhà văn này, đó là tấm lòng nhân đâọ đối với cuộc đời đau khổ của những ngƣời dân nghèo nơi thành thị.

Tuy cùng viết về cuộc sống của những ngƣời nghèo khổ nhƣng ở Thạch Lam vẫn còn chịu ảnh hƣởng của khuynh hƣớng lãng mạn còn Nguyên Hồng thì ngày càng đến gần hơn với khuynh hƣớng hiện thực chủ nghĩa. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng ngày càng mang tính chiến đấu. Ông đã đánh thức ở các nhân vật ý thức đấu tranh tự giải phóng , đấu tranh cho một cuộc sống bình đẳng,

tốt đẹp hơn.Ngƣời con gái trong truyện Vực thẳm đã bắt đầu cảm thấy xót xa cho

sự nhẫn nhục, chịu đựng của ngƣời mẹ:

Không!Tôi không dám làm thơ say mê với con người này đâu.Những

nguồn cơn kia đều đẫm những mồ hôi nước mắt của mẹ tôi, đã rút đi từng mấy tuổi của mẹ tôi, sao tôi lại phạm tội ru những người đàn bà số khốn nạn chúng tôi vào đó?Những quang gánh thúng sọt nặng trĩu những ngô khoai, rau muống, bèo kia, kĩu kịt trên những sống vai gầy rạc của cái kiếp người tần tảo, lần hồi, nếu có thành những điệu thơ thì phải là tiếng kêu lên thống thiết của sự đau đớn chua xót, đòi gọi sự thay đổi cho cuộc đời được no ấm, yên vui, rất xứng đáng phần cho

những người mẹ hiền từ, chịu khó”.

Từ năm 1940 trở về sau, Nguyên Hồng đã có sự thay đổi trong thế giới quan, trong cách nhìn cuộc sống và trong việc xây dựng nhân vật. Những ngƣời lao động, thợ thuyền đã bắt đầu tự tin ở năng lực của mình, ở sự làm việc cần cù của mình để nuôi hy vọng về một cuộc sống mới, một cuộc đời mới tƣơi sáng hơn.Vịnh, cô gái bán hàng cơm đêm cảm thấy ngạt thở tù túng trong cuộc đời cũ,

cô hy vọng “phá bỏ rồi đổi thay hẳn lại thì mới được thở một bầu không khí trong

tắt mặt tối…Có một cái gì soi chiếu vào tâm trí nàng, một cái gì gợi dậy tất cả

năng lực, tất cả lửa lòng của Vịnh lên”.(Hàng cơm đêm)

Những con ngƣời dù trong đói khổ vẫn không chấp nhận lối sống trụy lạc

để chạy theo đồng tiền và danh vọng. Trong truyện Nhà bố Nấu, bà mẹ bác Nấu

đã đau đớn tủi hổ vô cùng khi nhìn thấy cô con gái chạy theo đồng tiền để lấy một viên cai xếp. Bà nhất định chối từ những đồng tiền cô con gái đƣa cho:

Cô sung sướng mặc cô. Tôi có rách mặc rách, quần lành áo tốt cô may cho

tôi đấy cô đem cho ai thì cho . Và tôi chẳng dám cần cô đem tôi đi mà phụng

dưỡng báo đáp. Tôi chỉ chết già với thằng bố Nấu và các con nó thôi”.

Còn bác Nấu vẫn ngày ngày cần mẫn với công việc của mình và luôn tin tƣởng về một cuộc đời no ấm,tốt tƣơi:

Bác Nấu biết rất nhiều nghề: làm phở, kem, bánh cuốn, đổ bún, bánh bao,

lúc tào xá,cháo gà, kẹo kéo.Có ai thuê bác còn làm cả thợ nề, xe, vườn. Sẵn có sức khỏe và chẳng bao giờ dám ngại ngùng việc gì, bác làm cho ai mướn bác cũng vừa

lòng, cũng tin cậy…”[7,270].

Nhân vật Lựu trong truyện Cô gái quê cũng không vì đồng tiền mà đánh

mất bản thân mình. Cô đã phản ứng rất quyết liệt trƣớc những ý đồ đen tối của nhân vật Hộ:

– Tôi không ngờ người tỉnh thành các bác lại đốn như thế!Sang trọng, lắm

tiền, có học mà làm gì!

…những tia mắt của Lựu càng ngời hơn lên dồn từ từ Hộ lùi về chỗ cũ. Trong bóng mờ, cánh phản gỗ mọt đỡ lấy cái xác thịt mềm nhũn của Hộ lừ lừ đổ

xuống”[7,339].

Những con ngƣời đó, dù sống trong nghèo khổ, thiếu thốn cũng chƣa bao giờ chịu buông xuôi trƣớc cuộc đời. Niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống đã thôi thúc họ biết vƣợt lên hoàn cảnh và tự tin vào năng lực của bản thân, tìm thấy niềm vui, niềm an ủi trong chính cuộc sống lao động thƣờng ngày.

2.2.2. Những trí thức tiểu tƣ sản nghèo

Văn học hiện thực phê phán với đối tƣợng thẩm mỹ mới của mình đã sáng tạo đƣợc một kiểu nhân vật mới – những ngƣời trí thức. Từng ôm ấp những hoài bão lớn, từng mơ ƣớc và mơ ƣớc đó là chính đáng, nhƣng những nhân vật đó đều phải gò mình trong hoàn cảnh, bị hoàn cảnh níu kéo. Bi kịch của họ là cuộc giằng xé dai dẳng, giữa một bên là khát vọng cao cả và một bên là cuộc sống tầm thƣờng. Nam Cao là nhà văn thành công nhất trong việc khắc họa kiểu nhân vật này với

những Thứ (Sống mòn), Điền (Giăng sáng), Hộ (Đời thừa) .Họ đều là những

ngƣời trí thức đầy ƣớc mơ, hoài bão, vật lộn trong những lo toan của đời thƣờng, họ đều rơi vào bi kịch vỡ mộng.

Kiểu nhân vật này cũng bắt đầu xuất hiện trong những sáng tác của Nguyên Hồng vào những năm cuối của phong trào Mặt trận dân chủ(1937-1939).Nhân vật chính thƣờng là những thanh niên có học thức, có hoài bão, lý tƣởng cao đẹp nhƣng cuộc sống bần cùng, túng quẫn đã làm cho tâm hồn họ có lúc bị dao động bởi những ý nghĩ xấu xa, tầm thƣờng.Nhƣng rồi tinh thần lạc quan đã giúp họ có đủ nghị lực để sống, vƣợt lên chính bản thân mình và tìm lại niềm vui, lý tƣởng sống trong sự hòa nhập với đời sống cần lao của nhân dân.

Hƣng (Miếng bánh) cũng là một ngƣời có học thức, cuộc sống mòn mỏi,

túng thiếu với cái đói tích tụ lâu ngày đã khiến anh nhƣ mất hết lƣơng tâm, đem cả gia tài của hai vợ chồng là hai hào bạc để mua cho mình mấy tấm bánh.Nhƣng khi anh vừa bỏ miếng bánh vào miệng nhai ngấu nghiên, chua kịp thấm cái vị thơm ngon của nó thì hình ảnh ốm o đói rét của vợ đã hiện ra trƣớc mắt.Cảm giác đau đớn và tủi hổ đến tột cùng cứ lớn dần trong tâm hồn Hƣng.

Còn nhân vật Huyên trong Hai dòng sữa là một nhạc sĩ có đủ điều kiện để

có một cuộc sống đầy đủ, sung túc, thậm chí thừa thãi về vật chất.Nhƣng cũng chính sự đủ đầy đó đã khiến Huyên chìm sâu vào thói hƣởng thụ xa hoa :

hát, những tiệm nhảy, tiệm hút. Huyên đã núp dưới cái danh nghệ sĩ mà sống bám vào lưng người ta…thứ nghệ sĩ như Huyên chỉ là một thứ nghệ sĩ ăn mày, thứ nghệ sĩ trúng bệnh độc, sống bằng khí lực người ta, hút cạn ý chí của người ta và làm trụy lạc bao cuộc đời mà nhiều hạng người vẫn ca tụng và khao khát gần gũi”[7,621].

Tuy nhiên, ở trong sâu thẳm tâm hồn những ngƣời trí thức nhƣ Huyên, Hƣng…vẫn luôn tự vấn lƣơng tâm của mình và ấp ủ những khát vọng vƣợt thoát khỏi hoàn cảnh. Sau những ngày gắn bó với những ngƣời lao động nghèo khổ, tâm hồn tƣởng nhƣ đã bi tha hóa của Huyên đã thực sự thức tỉnh mạnh mẽ, anh khám phá ra rằng cuộc đời anh cũng nhƣ nghệ thuật chỉ có thể hồi sinh khi gắn bó với quần chúng lao động:

Không phải chỉ để cho riêng mình, mà âm nhạc nảy lên còn để cho đoàn

thể. Đó là cái âm nhạc đã tiêu biểu những đặc sắc của một dĩ vãng bất hủ, một sức sống bất diệt của một dân tộc trong những chặng lịch sử nguy nan, tối tăm, một làn sinh khí bốc trên những mặt đất đẫm mồ hôi nước mắt của đám dân ấy. Đời Huyên bắt rễ vào đời họ như cây tơ bám riết lấy long đất, càng lâu bao nhiêu càng

vững chắc bấy nhiêu, nảy nở bấy nhiêu với những màu mỡ không bao giờ cạn”[7,

629].

Những nhân vật trí thức tiểu tƣ sản nghèo trong những truyện ngắn Miếng

bánh, Hai dòng sữa, Một trƣa nắng của Nguyên Hồng ít nhiều mang bóng dáng

của chính tác giả. Đó là sự chuyển biến trong tƣ tƣởng và con ngƣời ông , từ chỗ gắn bó với ngƣời lao động do cảnh ngộ nghèo đói đến ý thức hòa nhập vào đời sống của nhân dân, đó mới là cuộc sống chân chính và là đối tƣợng phản ánh nghệ thuật chân chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 42 - 46)