Giọng điệu trữ tình sâu lắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 80 - 84)

3.2.2 .Miêu tả nhân vật qua hành động

3.2.2.3. Giọng điệu trữ tình sâu lắng

Giọng điệu trữ tình sâu lắng cũng là nét nổi bật trong truyện ngắn Nguyên Hồng. Không ồn ào, phô diễn trên bề mặt, giọng văn của ông dung dị mà sâu lắng, tỏa ra hai nẻo: vừa xôn xao buồn, bâng khuâng xao xuyến nhẹ nhàng lắng đọng, vừa trăn trở suy tƣ và đầy tâm trạng.

Nhớ lại những hồi ức của thời thơ ấu, về ngƣời mẹ hiền từ nhân hậu của mình, Nguyên Hồng sử dụng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng:

Trong hồn tôi mãi mãi rõ ràng thắm nét hình ảnh những con mắt của mẹ tôi

sáng lên nhìn người thổi kèn và hai gò má mẹ tôi ửng hồng khi cặp mắt long lanh của người đàn ông nọ chiếu tới. Và cho tới ngày trọn đời, tôi không thể nào quên được cái cảm giác là lạ do một bàn tay nhỏ nhắn, run run bỗng từ đầu tuột xuống vai tôi, và một màng lạnh lạnh mong manh vương qua một cặp mắt lờ đờ nhìn vào

mắt tôi chợt làm ngực tôi lạnh đi…”.(Những ngày thơ ấu)

Giọng văn của Nguyên Hồng không những tinh tế mà còn có khả năng làm thức dậy mọi giác quan của ngƣời đọc. Đây là cái cảm giác của một cậu bé cô đơn, tủi nhục sau bao ngày tháng đằng đẵng xa cách bỗng lại đƣợc lăn vào

thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt… Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới

thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng…”. (Những ngày thơ ấu)

Trong tập tiểu thuyết- tự truyện rất xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe đƣợc những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận đƣợc những cảm giác tinh tế tự bên trong, miêu tả một thiên nhiên đầy thanh sắc và tất cả đều đƣợc thể hiện qua màu sắc chủ quan của cái Tôi- trữ tình hồn nhiên, trong sáng.

Nguyên Hồng viết “ Những ngày thơ ấu” lúc hai mƣơi tuổi. Ông bắt đầu cuộc đời

sáng tác của mình bằng một cái nhìn độc đáo, tƣơi mới trẻ trung, bằng một đôi mắt xanh non, dễ ngạc nhiên trƣớc cuộc sống. Đó là cái tuổi mà tâm hồn dễ xúc động, các kỉ niệm để lại những ấn tƣợng sâu sắc, mênh mang nhƣ cái ánh trăng bàng bạc của đêm thu đầy trăng, xao xuyền nhƣ hƣơng hoa cau, hoa lý ngát thơm cả một góc vƣờn đang vỡ lở ra trong tiếng khóc nức nở của hai mẹ con ngƣời đàn bà tội nghiệp đáng thƣơng:

ánh trăng sáng vằng vạc đã gội tràn trề xuống hai gương mặt đầm đìa nước mắt

áp vào nhau và hai mái tóc ngắn dài trộn lẫn với nhau.Hương hoa cau và hoa lý sáng và ấm đã xao xuyến lên bởi những tiếng khóc dồn dập vỡ lở ở một góc vườn,

rì rì tiếng dế…” ( Mợ Du).

Văn Nguyên Hồng giàu cảm xúc, tựa nhƣ một lời thủ thỉ, tâm tình của nhà văn trƣớc những số phận, những cảnh đời éo le, bất hạnh:

Xa xôi lắm, hơn bốn năm rồi!Tôi thôi nghề gõ đầu trẻ này được hơn bốn năm.Sự

hoạt động đã lôi cuốn tôi đi hết tỉnh này sang tỉnh khác và các sự thay đổi dồn dập trong đời đã làm mờ đi bao nhiêu kỉ niệm ba năm tôi kiếm sống một cách lẩn lút như kẻ gian ác!Mỗi khi tôi nhìn về quãng dĩ vãng tối tăm kia , mắt tôi vẫn lạnh rợi như nhìn một cảnh gì hoang vắng qua làn mưa bụi mau hạt về một chiều đông mịt

Giọng văn của Nguyên Hồng vừa trữ tình nhẹ nhàng, vừa đầy tâm

trạng suy tƣ đƣợc gọi ra bằng hàng loạt câu văn buông lơi, mềm mại “ánh nắng

vàng ngời như lửa đốt của buổi sáng mùa hè lúc đó gió còn mát dịu, thổi chờn vờn

những lá cây, lá cỏ lấp lánh sương”. Câu văn mang chất thơ, nhƣ khúc nhạc lòng

buông ra mênh mang, mênh mang! Trong truyện ngắn của Nguyên Hồng, chúng ta bắt gặp hàng loạt hàng loạt câu hỏi buông ra nhƣ tiếng kêu thống thiết trƣớc cuộc đời cơ cực:

Sao lại có những người độc ác đến như thế?Sao những người hiền lành như mẹ

Vân lại bị đày đọa, chịu nhiều cơ cực như thế?Và biết ngày nào các em Vân mới nên người để giả nghĩa mẹ, và, bà mẹ kia được hưởng những sự êm ái vui tươi của

hạnh phúc?”[7,225].

Nét nổi bật ở chất giọng trữ tình trong văn Nguyên Hồng là những câu văn kết thúc tác phẩm, song lại mở ra một chân trời cảm xúc, suy tƣ nơi độc giả:

Rắc một cái, cánh buồm xoay hẳn chiều, bánh lái chệch hẳn về một bên, mũi

thuyền quay lại từ từ…”.(Sông máu)

Nhân vội chay lại đỡ thằng bé mua dao kia dậy: Nhân muốn nói với nó một câu gì

nhưng cổ họng đã nghẹn ứ mất rồi…”.(Hai nhà nghề)

Tâm trí Hưng nức nở.Hưng bước chân lên, lảo đảo, miếng bánh nhai càng như

mảnh thủy tinh tẩm mật cá, Hưng cố nuốt, cố nuốt…(Miếng bánh).

Những câu văn ngắn, buông lơi nhƣ tiếng thở nhẹ khơi gợi dòng suy nghĩ bâng quơ cho ngƣời đọc.

Giọng điệu trữ tình sâu lắng trong một số truyện ngắn của Nguyễn Hồng dễ khiến ngƣời ta liên tƣởng đến giọng văn tâm tình nhẹ nhàng trong văn xuôi của Thạch Lam:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi

buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mắt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài

đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…”.(Hai đứa trẻ)

Trong các tác phẩm của Nguyên Hồng thời kỳ đầu, Nguyên Hồng thƣờng bộc lộ những tình cảm đằm thắm thiết tha, trong ngần tƣơi mát…với một giọng điệu trần thuật thƣơng cảm thống thiết, sôi nổi thiết tha, và cũng khong kém phần sâu lắng trữ tình. Từ bên trong tâm hồn nhà văn, một cái gì say sƣa, rạo rực, tin yêu đã in dấu lên mọi cảnh vật, mọi màu sắc: nó làm cho những cảnh sắc đó sôi động hẳn lên, rung lên, vang lên mạnh mẽ, thu hút tình cảm của ngƣời đọc, khiến cho ngƣời ta không thể dửng dƣng lạnh nhạt trƣớc một sự chân thành thắm thiết đến thế:

hình như bên trong anh có những gì đầy ăm ắp, đầy tràn trề quá, nên anh không

vợi bớt ra ngoài thì không chịu nổi: anh đã truyền những cái quý giá ấy vào những

người bạn, vào những tác phẩm, vào cuộc sống chung quanh…”. Giọng văn

Nguyên Hồng chính là đƣợc khởi nguồn từ lòng ham sống, tin yêu cuộc sống, những ƣớc mơ lãng mạn về tƣơng lai:

Anh yêu sống bằng tất cả tâm hồn và tất cả giác quan của anh. Anh yêu những

cảnh vật thiên nhiên và những hoạt động sống của con người. Biết bao lần tôi đã thấy anh đứng sững nhìn, như nhìn thấy lần đầu tiên trong đời, một đứa bé lẫm chẫm đi, một vạt nắng vàng rung rinh trên một mặt nhà quét vôi trắng, một cột khói lẩn vẩn tàn lửa phụt ra từ một đầu máy xe lửa, một góc chợ đầy ắp hoa quả

thơm lừng...”.[67,89]. Chất thơ lãng mạn chan chứa đậm đà trong từng trang sách

của Nguyên Hồng bắt nguồn từ lòng tin yêu cuộc sống của những ngƣời lao động nghèo khổ.

Với việc sử dụng một thứ ngôn ngữ và giọng điệu giàu biểu cảm, Nguyên Hồng có điều kiện đi sâu vào miêu tả xây dựng tính cách nhân vật, tạo nên một bức tranh đời sống với tất cả sự chân thực và sinh động của nó. Ngôn ngữ và giọng điệu cũng giúp cho nhà văn bộc lộ những tình cảm chất chứa trong lòng, thể hiện những đợt

song cảm xúc mãnh liệt, dồn đập đối với con ngƣời và cuộc đời. Ngòi bút Nguyên

Hồng có”khả năng tạo dựng một thứ không khí riêng,một thứ âm thanh và màu sắc

riêng cho những cảnh đời luôn trở đi trở lại trên trang sách của ông…”. ( Phong

Lê).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)