Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 68 - 69)

3.2.2 .Miêu tả nhân vật qua hành động

3.3. MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

3.3.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Ngôn ngữ là chất liệu, là phƣơng tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của ngƣời

đọc với tác phẩm. “Yêu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của

nó-và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống- là chất liệu của văn học" (M. Gorki).

Ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học của mỗi nhà văn có sự khác nhau do trình độ văn hóa, do nguồn gốc xuất thân, do hoàn cảnh xã hội...Đây là những yếu tố chi phối đến thói quen và cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn. Chính vì sự chi phối trên mà mỗi nhà văn khi cho ra đời một tác phẩm văn học đều mang những phong cách ngôn ngữ riêng biệt của mình.

sự chia sẻ, cảm thông, có thể vui buồn cùng nhân vật, xót xa với những nỗi oan trái, căm hờn trƣớc những điều xấu xa, độc ác, đâu đớn với nỗi đau của nhân vật.Không những vậy, ngƣời đọc còn cảm nhận đƣợc những tâm tƣ tình cảm của tác giả thông qua hệ thống nhân vật và nội dung của tác phẩm.Để là đƣợc điều đó đòi hỏi mỗi nhà văn khi sang tạo tác phẩm cần phải có vốn sống và ngôn từ phong phú,có khả năng tác động đến suy nghĩ và cảm xúc của ngƣời đọc,Sự thành công của một tác phẩm văn học còn tùy thuộc vào cách lựa chọn và sắp xếp từ ngữ của tác giả trong tác phẩm đó.

Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tâm lí...Đằng sau mỗi lời nói của mỗi con ngƣời đều có lịch sử riêng của nó. Vì vậy nhà văn xây dựng tính cách nhân vật thông qua những nét riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhân vật đó.

Văn xuôi hiện thực 1930-1945 đã xuất hiện rất nhiều phong cách truyện ngắn và mỗi nhà văn lại có một thứ ngôn ngữ đặc trƣng của riêng mình. Ngôn ngữ trong tác phẩm Ngô Tất Tố là ngôn ngữ hằng ngày của quần chúng nhân dân đã đƣợc nghệ thuật hóa. Vũ Trọng Phụng với ngôn ngữ trào phúng sắc sảo, Nam Cao thƣờng sử dụng ngôn ngữ đa thanh, giàu âm hƣởng, Nguyễn Công Hoan rất thành công khi sử dụng ngôn ngữ châm biếm, trào phúng. Còn ngôn ngữ trong văn Nguyên Hồng là thứ ngôn ngữ chắt lọc từ đời sống cần lao của đủ các hạng ngƣời dƣới đáy xã hội, một thứ ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.Tính cách mỗi nhân vật cũng đƣợc bộc lộ thông qua ngôn ngữ của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)