.Những ngƣời phụ nữ cam chịu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 36 - 39)

Trong những sang tác của mình, Nguyên Hồng luôn dành cho nhân vật ngƣời phụ nữ tình cảm đặc biệt và đã dành cho họ những trang viết tâm huyết và trân trọng nhất. Có lẽ từ cuộc đời lam lũ khó khăn, nhẫn nhục chịu đựng nhƣng cũng đầy lòng vị tha của ngƣời mẹ, ngƣời vợ thân yêu đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sáng tác của Nguyên Hồng. Trong xã hội cũ, ngƣời phụ nữ luôn phải chịu đựng nhiều nỗi bất hạnh và đau khổ. Một số truyện ngắn trƣớc Cách mạng tháng Tám của Nguyên Hồng đã ghi lại đƣợc những nỗi khổ điển hình của ngƣời phụ nữ Việt Nam trong những năm dài tối tăm trƣớc năm 1945.

Hình tƣợng ngƣời phụ nữ luôn là nhân vật trung tâm, chiếm vị trí quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Trƣớc Cách mạng tháng Tám, ông viết

năm tiểu thuyết ( Bỉ vỏ, Quan Nải, Đàn Chim Non, Qua những màn tối, Hơi

thở tàn), trong đó có hai cuốn lấy đề tài trực tiếp là thân phận ngƣời phụ nữ (Bỉ

vỏ, Quán nải). Còn trong truyện ngắn, ta thấy số tác phẩm viết về phụ nữ của

Nguyên Hồng còn nhiều hơn( Bảy Hựu: 9/12 truyện, Miếng bánh:5/6 truyện, Hai

dòng sữa: 6/8 truyện). Và thực tế những nhân vật ngƣời phụ nữ trong tác phẩm

Nguyên Hồng đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong cảm quan thẩm mỹ của ngƣời đọc.

Ngay trong những trang hồi kí đầu đời “ Những ngày thơ ấu”, Nguyên

Hồng đã dành những tình cảm yêu thƣơng, trân trong khi viết về ngƣời mẹ thân yêu của mình:

"Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi

quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu nhả ra thơm

tho lạ thường”.

Viết về ngƣời mẹ, Nguyên Hồng cũng đã nhận thức đƣợc những thành kiến ác độc, những ràng buộc nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến mà ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu đựng:

tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài

nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm

phạm đến…”.

Sau những trang nhật kí dạt dào tình yêu thƣơng đó, Nguyên Hồng tiếp tục khắc họa hình ảnh những ngƣời phụ nữ tần tảo, cam chịu, nhẫn nhục trong những truyện ngắn đƣợc sang tác trƣớc năm 1945.Dƣới ngòi bút của ông, nỗi khổ của ngƣời phụ nữ đƣợc phản ánh một cách đa diện và khiến ngƣời đọc cảm thông, xúc động.

Những ngƣời phụ nữ đó phải kiếm ăn bằng đủ các thứ nghề: từ việc buôn thúng bán mẹt, bán hàng cơm đêm, hàng nƣớc cho đến những ngƣời khâu thuê vá mƣớn, những ngƣời thợ…Họ là những ngƣời đàn bà nghèo suốt đời tần tảo nuôi

chồng, nuôi con, nuôi em nhƣ hình ảnh ngƣời đàn bà trong Một trƣa nắng:

Trưa nay, y đi chợ này. Tinh sương gà gáy mai y đã đi chợ khác…đi như

thế đâu phải trên vai y chỉ có một sức đè nén của thời tiết mà bao nhiêu nặng nề của những gánh ngô, đỗ, thóc gạo, dây khoai, bèo lợn, gốc tre và bao nhiêu điều lo

toan về nuôi nấng chồng con, đóng góp cho họ hàng, làng mạc…”. [281,20]

Trong truyện Hàng cơm đêm, Vịnh là một thiếu nữ trẻ. Cô đã từ bỏ hết những thú vui của thời con gái, âm thầm chịu đựng ngày này qua ngày khác, mòn mỏi trong một quán ăn nhỏ giúp mẹ bán hàng. Vịnh không dám nghĩ đến bản thân mình. Và khi mọi ngƣời đi ngủ thì cô vẫn chƣa đƣợc ngủ mặc dù cái mệt đã làm

cho Vịnh tƣởng nhƣ không chiu nổi nữa:

gió thổi mạnh, tát cái lạnh vào mặt Vịnh, Vịnh run run ủ hai tay vào nách,

nép sát người vào bức vách. Sự mỏi mệt đã đè nặng lên lưng Vịnh, Vịnh thấy trên

trán có một vật gì tôi tối trĩu xuống. Vịnh gục mặt lên đầu gối, nhắm mắt lại…”.

[19,103].

Bên cạnh cái khổ vì nghèo đói, những ngƣời phụ nữ này còn phải chịu sự đè nén của các tập tục phong kiến cổ hủ và lạc hậu, sự hành hạ thể xác và tinh thần từ những ngƣời chồng vũ phu.

Trong truyện ngắn Bà mẹ không con , nhân vật Mụ Mão đã phải lao động

cực nhọc, thân thể tàn tạ, gầy đét lại, không thể sinh nở gì dù đã hai đời chồng.Mụ bị cả hai ngƣời chồng đánh đập xua đuổi chỉ vì tội vô sinh và nghèo khó. Mụ chỉ còn biết xót xa cho số phận bất hạnh của mình:

không phải riêng mình chồng mụ rủa sả , mà cả thiên hạ đều như chõ vào

mặt mụ mà nói. Càng những lúc tê tái lặng đi nghe sự đau đớn nghiến rứt, mụ càng nghe thấy những tiếng quái gở kia rít bên tai. Rồi cả trong những lúc ngủ, những khi mụ đau yếu quằn quại và lịm đi trên giường với hơi thở của mình và

những bóng mờ dưới mái lá canh khuya…”[19,103].

Những ngƣời phụ nữ ấy, dù bị vùi dập đau khổ đến đâu thì trong con ngƣời họ vẫn toát lên bản năng sống mãnh liệt và những vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, lòng vị tha và những khao khát hạnh phúc lứa đôi.

Trong truyện ngắn Ngƣời đàn bà không con, Nguyên Hồng đã miêu tả một

ngƣời phụ nữ lao động, gầy gò, không có con, ngày ngày rong ruổi khắp hang cùng ngỏ hẻm với gánh hàng rong để nuôi bốn đứa trẻ và hai ông bà già chẳng phải là ruột thịt gì với mình, chỉ bởi đó là những ngƣời thân còn lại của ngƣời chồng cũ đã mất. Sự hiếu nghĩa, đức hy sinh quên mình của mụ Mão là biểu tƣợng của lòng nhân hậu tuyệt vời của ngƣời phụ nữ Việt Nam.

rúng khinh miệt của ngƣời đời và cả những ngƣời thân trong gia đình. Ngay cả đến tình mẫu tử thiêng liêng họ cũng phải lén lút vụng trộm, không đƣợc tự do yêu thƣơng chăm sóc đứa con mình rứt ruột đẻ ra nhƣ nhân vật Mợ Du trong truyện

ngắn cùng tên hay nhân vật ngƣời mẹ trong hồi kí Những ngày thơ ấu.Nguyên

Hồng đề cao mẫu tính của họ nhƣ một nét tính cách nổi bật gây xúc động lòng ngƣời.

Nguyên Hồng là nhà văn có ý thức tiến bộ về vấn đề đòi quyền bình đẳng cho ngƣời phụ nữ, chủ trƣơng giải phóng họ khỏi những ràng buộc nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến. Quan điểm tiến bộ về vấn đề phụ nữ đã thẩm thấu vào những

nhân vật của ông từ trƣớc Cách mạng tháng Tám. Đó là Lệ Hà (Ngƣời con gái)

bình thƣờng chỉ biết sống nhẫn nhục trong gia đình ngƣời chú thƣơng cháu và ngƣời thím cay nghiệt. Nhƣng khi cô gặp đƣợc ngƣời con trai tâm đầy ý hợp, cô đã yêu say đắm và đi theo ngƣời yêu không một chút mặc cảm, sợ hãi bởi cô ý thức đƣợc rằng:

Người ta chỉ có một đời, một tấm tình và một hạnh phúc để sống. Thế mà

tất cả những cái này không ghì riết lấy, không hết lòng vì nó thì còn gì là con

người, là sự vui sướng?”

Đó là Muống (Quán nải), mợ Du (Mợ Du) không chấp nhận đƣợc cuộc

hôn nhân không có tình yêu,đã hành động theo tiếng gọi của trái tim, bất chấp thành kiến của xã hội và sự mỉa mai khinh rẻ của ngƣời đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)