3.2.2 .Miêu tả nhân vật qua hành động
3.3. MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
3.3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm phản ánh bản
bản chất xã hội và tính cách của nhân vật
Nhân vật của Nguyên Hồng thuộc nhiều tần lớp xã hội khác nhau. Nhà văn đã tạo đƣợc tiếng nói cách nói riêng của tầng lớp xã hội mà nhân vật đó đại diện.
Thời kì đầu cầm bút, Nguyên Hồng viết nhiều về giới lƣu manh, trộm cắp . Thời thơ ấu của ông gắn liền với những ngày tháng chung đụng với đám trẻ lang thang đầu đƣờng xó chợ cho nên Nguyên Hồng thông thuộc cách ăn nói táo tợn, bất cần của đám dân "anh chị".Ông đã chú ý xây dựng đối thoại để thể hiện những đặc tính của kiểu nhân vật này. Trong một cuộc nhập bọn, nhóm giang hồ của Hai Răng Vàng cùng nhau tuyên thệ, Ba Đen là kẻ chủ xƣớng:
"Phải khai tên tuổi, quê quán và án tích để anh em chấm xem có đáng mặt
"chơi" thì rồi mới thề, mới uống máu chứ! Sửu Nháy cười khà khà vỗ ngực nói luôn:
- Tôi là Sửu Nháy, 21 tuổi, không cha mẹ, không vợ con, không anh em quê quán...
-Can án mấy lần?
- Can án sáu lần, tổng cộng bốn năm tù -Thề thế nào?
- Xin nguyện hết lòng giúp đỡ, bênh vực anh em, giữ kín công việc của anh
em, nếu sai sẽ bị trời chu đất diệt!..."
Cứ nhƣ thế, cuộc uống máu ăn thề diễn ra từng lƣợt. Lời thề nào cũng có "án" và "máu". Thông qua việc xây dựng các đoạn đối thoại nhƣ thế này, Nguyên Hồng đã tạo nên những nét rất đặc trƣng trong cách ăn nói của giới giang hồ trợn trạo, bất cần đời.
Các nhân vật thuộc lớp ngƣời lao động cực nhọc nhƣ phu phen, thợ thuyền thì phần lớn đều nói năng xô bồ, bạo dạn.Sóng gió thiên nhiên vùng cửa biển cùng với cuộc vật lộn quyết liệt cho miếng cơm manh áo đã khiến họ rắn rỏi cả trong lời
nói hằng ngày.Đoạn đối thoại giữa Tâm và ngƣời vợ trong Sau hai mƣơi năm thể
hiện nét tính cách của một ngƣời phu phen đang bị cái đói, cái khổ đày đọa:
" - Ông đã lo nhiều rồi!Làm lụng lắm ông đã mệt đến chết rồi. Bây giờ ông
Có những con ngƣời nghèo khổ cùng cảnh ngộ lại dành cho nhau những lời tình nghĩa đến nao lòng. Đặc biệt dịu dàng là lời nói của ngƣời phụ nữ với cha mẹ, với bà con lối xóm. Bƣơn trải trong đói nghèo, vất vả, chồng mù lòa, con nhỏ dại
nhƣng Mũn vẫn dành cho Nhân những lời an ủi ngọt ngào để "dần dần Nhân quên
hẳn sự đau đớn đui mù ...mất hẳn những tư tưởng hắc ám thường thì thầm xúi giục Nhân tìm cách chết đi để Mũn nhẹ gánh nặng trên vai. Không những thế, trong
tình yêu thương ấy, Nhân còn cảm thấy đời vui vẻ..."(Đây, bóng tối)
Bên cạnh đó, Nguyên Hồng còn xây dựng những đoạn đối thoại mang tính chất độc thoại. Trong truyện ngắn Giọt máu, cả hai cuộc đối thoại giữa mụ chủ nhà và bé Thạo đều là lời một bên. Cuộc đối thoại thứ nhất có 18 lƣợt lời thì 14
lƣợt là của mụ chủ nhà. Lần nào mụ cũng lên giọng bà chủ hỏi han đủ điều: "Thầy
mày không để tiền giả tiền nhà tao à?Nhà chúng mày lại khốn nạn như thế
được?Nhà mày như câm cả đấy à?...
Mang tính độc thoại, nhiều đoạn đối thoại của Nguyên Hồng chủ yếu tập trung vào mục đích giãi bày hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật.
Việc dùng thủ pháp độc thoại nội tâm là một trong những phƣơng thức hữu hiệu để khắc hoạ tính cách nhân vật. Muốn sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật này, nhà văn cần có sự am hiểu sâu sắc các quy luật tâm lý của con ngƣời. Khi nhà văn để cho nhân vật của mình độc thoại, nhân vật sẽ bộc lộ suy nghĩ về những vấn đề thầm kín thuộc về bản thân và những ngƣời xung quanh. Những suy nghĩ này không phải bao giờ cũng có điều kiện để bộc bạch, tỏ bày. Chỉ khi nhân vật tự đối diện với bản thân mình thì mới bộc lộ. Những suy nghĩ của nhân vật về bản thân, về các mối quan hệ với những nhân vật khác, về những sự việc của quá khứ, hiện tại và tƣơng lai, sẽ giúp ngƣời đọc hiểu hơn về nhân vật.
Với các nhân vật của Nguyên Hồng, độc thoại nội tâm thƣờng xuất hiện khi
nhân vật ở trong trang thái xúc động mạnh hoặc căng thẳng về tâm lí.Trong Miếng
hạ, ích kỉ của bản thân, biến miếng bánh trở thành miếng nhục cay đắng:
"Khốn nạn, sao mày lại lén lút, ăn không chia sẻ với vợ con như thế. Mày
thèm khát vợ con mày no đủ hay sao?"
Lời độc thoại nội tâm của Nhân khiến ngƣời đọc không khỏi ngậm ngùi thƣơng xót trƣớc hoàn cảnh bất hạnh của gia đình Nhân và Mũn:
“ Tuy đã phải làm cái nghề cùng mạt này mà Nhân vẫn còn phải lo
lắng.Nhân e sợ một ngày kia không còn đủ sức cất tiếng kêu rên, van lơn thiên hạ trên con đường lầm cát bụi, con đường đã chứng kiến bao nhiêu thây chết dưới
những nanh vuốt của thiếu thốn của khổ sở, của đọa đày..” [19-87].
Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm là thế mạnh để nhà văn đi sâu vào những tâm trạng, cảm xúc, khám phá cái khôn cùng của thế giới nội tâm con ngƣời.Từ đó, nhà văn phát hiện và nâng đỡ những điều tốt, ngăn chặn chấn chính cái xấu để cái bản chất ngƣời trong mỗi con ngƣời không bị mất đi.
Có thể khẳng định ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm đã góp phần cụ thể hóa hiện thực, phản ánh hoàn cảnh sống, bản chất xã hội và tính cách nhân vật, vừa thể hiện tình cảm mãnh liệt của tác giả với những con ngƣời mà ông yêu thƣơng và tin tƣởng.