2.1.3 .Những trẻ em nghèo
3.2. MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGOẠI HÌNH VÀ HÀNH ĐỘNG
3.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình.
Để xây dựng tính cách nhân vật, Nguyên Hồng rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật đƣợc biểu hiện trong tác phẩm. Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.Nếu nhƣ văn học trung đại thƣờng xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ƣớc lệ tƣợng trƣng thì văn học hiện đại thƣờng đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động.M.Gorki thƣờng khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng nhƣ những con ngƣời ngoài đời sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cƣời, khóe mắt của nhân vật.Ngoại hình nhân vật cũng góp phần biểu hiện nội tâm của nhân vật. Đây chính là sự thống nhất giữa cái bên trong và bên ngoài của nhân vật.Do đó, tìm hiểu ngoại hình nhân vật chúng ta sẽ hiểu thêm những nét tính cách bên trong của nhân vật.
Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng đã đƣợc nhà văn đã tái hiện, dựng lên chân dung một cách rất rõ nét trƣớc mắt ngƣời đọc. Để từ chân dung đó, ngƣời đọc có thể nhìn thấu một cách sinh động, trọn vẹn tính cách nhân vật.
Miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyên Hồng thƣờng miêu tả đầy đủ các đặc điểm vóc dáng, trang phục, khuôn mặt, mái tóc, nƣớc da...vừa tả toàn diện, vừa tả những nét nổi bật nhất của chân dung nhân vật.
Nguyên Hồng tả mẹ với những nét hiền dịu, phúc hậu, chan chứa tình yêu thƣơng:
"gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi
bật màu hồng của hai gò má.Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?"[7,766].
Nhân vật ngƣời phụ nữ nhƣ Mũn trong truyện Đây, bóng tối đƣợc Nguyên
Hồng tập trung miêu tả ngoài hình nhằm làm nổi bật đức tính dịu dàng, nhân hậu của nàng:
“Thân thể nàng mảnh dẻ nhưng chắc chắn . Nước da ngăm ngăm đen nhưng
gương mặt đầy đặn phúc hậu. Nhất là chiếc quần nái mới, chiếc áo the mịn mà đôi
vai, đôi vòng khuyên vàng lấp lánh dưới chếp khắn vuông đen mượt…”
Cách miêu tả ngoại hình của Nguyên Hồng đã làm nổi bật lên bản chất xã hội cũng nhƣ tính cách nhân vật. Những ngƣời lao động nghèo thƣờng đƣợc nhà văn đặc tả với những nét lam lũ, khắc khổ.
Khuôn mặt Lão Đen đã bị biến dạng bởi cuộc đời làm phu phen vất vả và nặng nhọc:
“Mặt lão Đen tím bầm. Làn da nâu sạm biến thành một thứ vỏ sú,
vỏ vẹt đã ngâm nước. Mắt hắn sang quắc tưởng xì ra lửa. Hai mép hắn ngoác
Mụ Mão trong Ngƣời đàn bà không con, để kiếm miếng ăn cho gia đình, đã phải làm việc vất vả cùng với đám phu phen thợ thuyền ở các khu Xi măng, khu Hạ Lý, Khu Sáu Kho. Sự vất vả ấy để lại dấu vết trên ngoại hình già nua, khắc khổ của Mụ:
“Sao lại có người đàn bà khẳng khiu như thế được. Chân tay mình mẩy cứ
đét lại, chẳng có một vẻ gì sinh nở cả, nhất là khổ mặt. Trán thì dô, gò má cao, răng hô, da nhăn nheo, vành khăn trên đầu chẳng bao giờ gọn gang mà tóc thì
ngắn, nhiều đám xoăn như sợi móc”
Đọc Tập truyện Bảy Hựu, ngƣời đọc có ấn tƣợng mãnh mẽ với khuôn mặt
lầm lì, táo tợn, hiên ngang của những kẻ lƣu manh giang hồ, đó là "nước da ngăm
đen, khổ mặt gầy xương, tóc rễ tre, đôi mắt ti hí mà sắc sảo, cặp môi cong cớn luôn cười, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu cứng cỏi mà nhanh nhẹn như đàn ông và
trơ trẽn, táo bạo, liều lĩnh vô cùng" của nhân vật Chín Huyền, đó là Sáu lẹm với
"khuôn mặt hốc hác, xanh xám, mắt sâu lõm, gò má nhô hẳn lên phía trên, cái cằm
càng lẹm thêm vì mấy vết sẹo", là " làn da xanh bủng, đôi lông mày lơ phơ giãn ra,
miệng hơi hé mở lộ hai cái răng nanh bịt vàng..." của Sáu H.G (Con Đoàn cuối
cùng).
Có thể nói với mỗi kiểu nhân vật, dù là những ngƣời phụ nữ dịu dàng, phúc hậu, những ngƣời lao động lam lũ hay những tay anh chị giang hồ táo tợn, Nguyên Hồng đều tập trung vào việc miêu tả những nét ngoại hình từ diện mạo, dáng đi, y phục, tác phong, cử chỉ để làm nổi bật lên những nét tính cách đặc thù của nhân vật.
Cách miêu tả ngoại hình của Nguyên Hồng có điểm khác biệt với những nhà văn cùng thời.Nếu nhƣ Nguyên Hồng thƣờng tả kĩ và chi tiết thì các nhà văn khác thƣờng chỉ chú ý đặc điểm nổi bật nhất chứa đựng bản chất, tính cách nhân vật. Tả Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng tô đậm thân hình , cặp mắt, bộ râu để lột tả chân dung gã trọc phú muốn học làm ngƣời văn minh. Tả Chí Phèo, Nam Cao tập trung
vào bộ mặt quỷ dữ của hắn: "Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì
đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết...".Trong Mƣời năm,
chị Hai Tâm là nhân vật đƣợc Tô Hoài nhiều đặc điểm còn các nhân vật khác chỉ
đƣợc khắc họa đôi nét: Trung có "hàm răng trắng tểnh, hai con mắt đưa đẩy như
liếc dao"; Nhàn có "đôi mắt lay láy rừng rực...".
Nhƣ vậy miêu tả ngoại hình Nguyên Hồng đã phác họa nên bức chân dung khá chi tiết về các nhân vật .Qua đó, các nhân vật hiện lên với những nét tính cách nổi bật nhất và ngƣời đọc có thể nắm bắt đƣợc những đặc điểm chung của những ngƣời cùng nghề nghiệp, tầng lớp...trong xã hội.