.PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 84 - 96)

Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới nhân vật là nhân tố quan trọng trong việc bộc lộ tài năng, phong cách của nhà văn, là yếu tố quan trọng đối với hệ thống tƣ tƣởng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật và là kết quả của một quá trình quan sát cuộc sống một cách tinh tế của ngƣời nghệ sĩ.Nhân vật chính là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện những quan niệm thẩm mĩ và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời và cuộc đời.Từ hệ thống nhân vật, chúng ta có thể đƣa ra những đánh giá, những nhận định khách quan về tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn.Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của nhân vật, chúng tôi đã chọn cách khảo sát thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng tháng Tám để hiểu rõ hơn quan điểm nghệ thuật, quan niệm về con ngƣời và cuộc đời cũng nhƣ nội dung phản ánh và phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng.

Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Nguyên Hồng là một nhà văn có quá trình sáng tác bền bỉ, liên tục và đã để lại khối lƣợng tác phẩm khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký và thơ. Nhiều tác phẩm của ông đã vƣợt qua thử thách của thời gian, sự sàng lọc của công chúng, góp phần làm nên thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam hiện đại ở cả hai thời kỳ trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám.

Nguyên Hồng ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp viết văn, đã tự tìm tòi và xác định cho mình một con đƣờng nghệ thuật đúng đắn tiến bộ, là nhà văn của "những ngƣời cùng khổ", viết về những cảnh đói khổ, những cảnh lầm than, viết về những kiếp ngƣơi nhỏ nhoi, bất hạnh trong xã hội. Ngòi bút Nguyên Hồng đã bắt rễ rất sâu vào

cát bụi lầm than, vào những cảnh đời, những kiếp ngƣời khốn khổ tủi nhục của những lớp ngƣời dƣới đáy của xã hội và đã tìm đƣợc ở đó nguồn sữa dồi dào nuôi dƣỡng cả cuộc đời nghệ thuật của mình. Nguyên Hồng đặc biệt nhạy cảm với những cảnh ngộ đau thƣơng, những cảnh đời bất hạnh và vẻ đẹp thiên lƣơng, thánh thiện của con ngƣời. Cảm hứng thƣơng cảm là cảm hứng chủ đạo, bao trùm lên tồn bộ sáng tác của Nguyên Hồng. Cảm hứng đó đã tạo nên trong tác phẩm của ông một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, “bao giờ cũng thống thiết, mãnh liệt” (Nguyễn Đăng Mạnh). Từ quan niệm nghệ thuật tiến bộ về con ngƣời và cuộc đời, cùng với sự tiếp nhận những ảnh hƣởng tích cực của Cơ Đốc giáo, trong những sáng tác truyện ngắn trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945,Nguyên Hồng đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng với đủ các hạng ngƣời "cần lao" với các nét tính cách, phẩm chất khác nhau trong xã hội: nhân vật cam chiu, nhân vật vƣợt lên hoàn cảnh, nhân vật vị tha giàu đức hy sinh và nhân vật tha hóa. .

Gần gũi và hòa nhập với những ngƣời nghèo khổ, Nguyên Hồng đã miêu tả chân thực cuộc sống, tƣ tƣởng, tình cảm của họ cho dù có pha tạp lẫn lộn nhƣng vẫn giữ cái gốc của ngƣời lao động của một thành phố thợ thuyền sôi nổi trong sinh hoạt và đấu tranh. Từ cuộc đời đau khổ, nhẫn nhục của bà mẹ mình, Nguyên Hồng đã yêu thƣơng bao nhiêu bà mẹ Việt Nam khác, đã quan tâm tha thiết đến số phận những ngƣời phụ nữ bị lễ giáo phong kiến và những lề thói khắc nghiệt của xã hội cũ vùi dập, đày đọa. Và cũng bắt đầu từ cuộc đời của một đứa bé

sống cô đơn, ngơ ngác trong một gia đình tàn tạ có “một người cha và một người

mẹ tính tình khác nhau, không hiểu biết, không yêu nhau và gần như khinh miệt nhau".

Từ cuộc đời côi cút, tủi nhục của mình, Nguyên Hồng đã yêu thƣơng bao nhiêu cuộc đời những em bé nghèo khổ, lang thang kiếm ăn ở các thành phố lớn, ông đã phát hiện ra những nét tính cách đáng quý của hạng ngƣời lƣu manh, côn đồ sống ngoài vòng pháp luật.

Qua thế giới nhân vật ấy, ngƣời ta cảm nhận một cái gì đau đớn đến xót xa, một sự thƣơng cảm đến tuôn trào và đồng thời cũng cảm nhận một niềm tin mãnh liệt vào con ngƣời của nhà văn. Không bênh vực hay thƣơng hại, nhà văn trải lòng mình với những suy tƣ và hành vi của những kẻ khốn cùng trong xã hội; qua đó, ông khám phá những khía cạnh sâu kín nhất ẩn khuất trong mỗi con ngƣời. Một cách thật tự nhiên, với lối viết đậm chất trữ tình, Nguyên Hồng tạo ra những trang văn hấp dẫn, chuyển tải những quan niệm của ông về con ngƣời, về cuộc đời, chan chứa yêu thƣơng, đong đầy sự bao dung và niềm thƣơng cảm. Một cuộc đời sáng tạo nghệ thuật trong đau khổ, xuất phát từ cảm hứng cần lao, Nguyên Hồng thực sự đã tạo ra những đặc sắc riêng có, ghi dấu cống hiến to lớn của mình trong nền văn học nƣớc nhà.

Để tạo nên thế giới nhân vật phong phú và đa dạng ấy, Nguyên Hồng đã sử dụng bút pháp xây dựng nhân vật đặc sắc.Nhân vật của Nguyên Hồng hiện lên từ nhiều cảnh ngộ khác nhau nhƣng họ đều có một nét chung nhất về phẩm chất làm ngƣời, luôn hƣớng tới ánh sáng của sự lƣơng thiện.Nguyên Hồng luôn đặt nhân vật của mình vào những tình huống bi kịch, nhà văn dồn lên vai các nhân vật những bất hạnh chồng chất thử thách đức tin và lòng kiên nhẫn của nhân vật.Và ông nhận ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con ngƣời đó cũng không mất đi bản chất lƣơng thiện vốn có.

Để xây dựng chân dung và tính cách nhân vật một cách sinh động và chân thực nhất, Nguyên Hồng đã sử dụng bút pháp miêu tả nhân vật qua ngoại hình và hành động. Với mỗi kiểu nhân vật, Nguyên Hồng đều miêu với một ngoại hình rất chi tiết và hành động mang tính đặc trƣng để thể hiện tính cách, xuất thân, nghề nghiệp của nhân vật. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình và hành động là một nét riêng độc đáo trong bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyên Hồng.

Để cá tính hóa cho mỗi kiểu nhân vật, Nguyên Hông kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.Ông sử dụng một ngôn ngữ giàu biểu cảm,

đó là sự kết hợp giữa ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nôi tâm mang phong cách riêng, là việc sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ một cách độc đáo.Thành công của nhà văn là đã xây dựng ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật lƣu manh và tầng lớp lao động một cách sinh động. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đƣợc Nguyên Hồng triển khai với nhiều kiểu dạng phong phú góp phần biểu hiện tính cách nhân vật.Nguyên Hồng đã tạo nên một hệ thống từ ngữ , cú pháp mang tính đặc trƣng vừa cụ thể hóa nhân vật, vừa bộc lộ đƣợc trạng thái sôi nổi mãnh liệt của cảm xúc. Bằng bản lĩnh nghệ thuật vững vàng và tài năng sáng tạo nghệ thuật,Nguyên Hồng đã góp phần làm phong phú ngôn ngữ văn học dân tộc, đƣa ngôn ngữ đời sống vào văn học một cách tinh tế, sâu sắc.

Giọng văn Nguyên Hồng vừa thƣơng cảm thống thiết khi viết về những kiếp ngƣời bất hạnh, lam lũ; sôi nổi thống thiết khi biểu hiện cảm xúc yêu thƣơng và niềm lạc quan, tin tƣởng vào con ngƣời và cuộc sống; trữ tình sâu lắng trong những lời trữ tình ngoại đề thể hiện tình cảm yêu thƣơng của nhà văn đối với nhân vật.

Từ những kết luận trên, chúng ta có thể khẳng định, trong những sáng tác truyện ngắn trƣớc Cách mạng, Nguyên Hồng đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng về những con ngƣời cùng khổ trong xã hội cũ. Những nhân vật ấy đƣợc hình thành với một niềm say mê viết cuồng nhiệt, một trái tim chan chứa thƣơng yêu đối với con ngƣời và một bút pháp xây dựng nhân vật giản dị mà tinh tế.

Gần nửa thế kỉ miệt mài sáng tạo nghệ thuật, Nguyên Hồng đã để lại một di sản văn học với những giá trị bền vững.Nhà văn đã mang đến cho nền văn học của chúng ta những trang văn vừa giàu giá trị hiện thực vừa đậm chất trữ tình lãng mạn, vừa ngồn ngộn chất sống vừa cuồn cuộn dâng trào cảm xúc.Tất cả những yếu tố vừa thống nhất vừa đối lập đó đã tạo nên cá tính và phong cách riêng cho những

vừa mênh mang vừa thấm thía đối với nhiều lớp người lao khổ, một bức tranh đời trước cách mạng tháng Tám với bao nỗi xót xa cay đắng của con người, những tính cách nhân vật như muốn cưỡng lại các số phận; một khát vọng hướng về cái

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh- Lê Dục Tú tuyển chọn và giới thiệu(2006), Thạch Lam về tác gia

và tác phẩm, Nxb giáo dục, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân, (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Lê Huy Bắc, (2004), Truyện ngắn: Lí luận tác giả và tác phẩm, tập 1, Nxb giáo

dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dân, (2000), Lí luận văn học sánh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Điệp,(1991), Đặc sắc hồi kí Nguyên Hồng, Nxb Hội nhà văn, Hà

Nội.

6. Phan Cự Đệ, (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, NXB Giaó dục,

Hà Nội.

7. Phan Cự Đệ, (2008), Nguyên Hồng toàn tập, tâp 1, NXB GD, Hà Nội.

8. Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức giới thiệu –tuyển chọn(1986), Tuyển tập truyện ngắn

Việt Nam 1930-1945, tập 1,2, 3, Nxb giáo dục, Hà Nội.

9. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí

Dũng, Hà Văn Đức(2000), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb giáo dục, Hà Nội.

10. Phan Cự Đệ chủ biên(2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX- Những vấn đề lịch

sử và lí luận, Nxb giáo dục, Hà Nội.

11. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán(1985), Cơ sở lí luận văn học, tập 2, Nxb ĐH và

12. Hà Minh Đức (1997), Lí luận văn học, Nxb giáo dục, Hà Nội.

13. Hà Minh Đức(1998), Văn học hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.

14. Hà Minh Đức(2001), Truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, quyển 2, tập

1, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Hà Minh Đức, Hữu Nhuận tuyển chọn và giới thiệu(2003), Nguyên Hồng về

tác gia và tác phẩm, Nxb giáo dục, Hà Nội.

16. Hà Minh Đức(2001), "Nguyên Hồng-nhà văn của những khát vọng sống", Tạp chí văn học, số 9.

17. Trịnh Hoài Giang(1998), "Qua phố Nguyên Hồng", Tạp chí văn học và tuổi trẻ, số 31.

18. Nguyễn Thu Hà, (2004), Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện

ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng trước cách mạng, Luận văn Thạc sỹ,

ĐHKHXHNV, Hà Nội.

19. Nguyễn Thái Hòa,( 2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB GD, Hà

Nội.

20. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Nhƣ Phƣơng(1999), Lí luận văn học- vấn đề và

suy nghĩ, Nxb giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Hào(1985), Sự thể hiện con người trong tác phẩm Nguyên

Hồng trước Cách mạng tháng Tám, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, Đại học sƣ phạm

Hà Nội.

22. Tế Hanh (1997), "Làm báo Văn nghệ với Nguyên Hồng", Nxb Hải Phòng.

mẫu tử", Tạp chí văn học và tuổi trẻ (12).

24. Nguyên Hồng (1998), Bảy Hựu, Nxb Hội Văn học nghệ thuật Hà Bắc, Bắc

Giang.

25. Nguyên Hồng ( 1999), Bỉ vỏ, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.

26. Nguyên Hồng ( 1970),Bước đường viết văn - Hồi ký, Nxb Văn học, Hà Nội.

27. Nguyên Hồng (1961), Địa ngục và lò lửa- tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà

Nội.

28. Nguyên Hồng ( 1963), Sức sống của ngòi bút- Bút ký, tiểu luận, Nxb Văn học, Hà Nội.

29. Bạch Văn Hợp (2000), Nguyên Hồng những tác phẩm tiêu biểu trước năm

1945, Nxb giáo dục, Hà Nội.

30. Bạch Văn Hợp (2002), Đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng, Luận

án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh.

31. Bùi Hiển(2001), "Nhớ một đồng nghiệp", Nguyên Hồng về tác gia tác phẩm,

Nxb giáo dục, Hà Nôi.

32. Hoàng Ngọc Hiến ( 1997), Văn học và nhà văn, Nxb Văn học, Hà Nội.

33. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà

Nẵng.

34. Trần Văn Hiếu (2005), Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thời

kì 1930-1945, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nxb Thế giới, Hà

Nội.

Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

36. Phạm Thị Thu Hƣơng (1995), Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn

học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Luận án Tiến sỹ Ngữ Văn.

37. Đoàn Trọng Huy (2003), "Nguyên Hồng- Ngƣời của đất", Tuyển tập mười năm

Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Nxb giáo dục.

38. Nguyễn Thanh Kim (1988),"Về Hải Phòng nhớ nhà văn Nguyên Hồng",

Nguyên Hồng- con người và sự nghiệp, Nxb Hải Phòng.

39. Nguyễn Hoành Khung (2004), Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, nxb giáo

dục, Hà Nội.

40. Hoàng Lâm (1992), "Những gì còn sót lại của một nhà văn không bao giờ chết", Tạp chí Cửa biển, Hải Phòng.

41. Kim Lân (1997), "Nguyên Hồng- một nhà văn", Tạp chí Văn học, số 3.

42. Mã Giang Lân (Chủ biên)(2000), Qúa trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam

1900-1945, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

43. Thạch Lam (1997), Đọc Những ngày thơ ấu, Nxb Hải Phòng.

44. Phong Lê (1990), Văn học và hiện thực, Nxb KHXH, Hà Nội.

45. Phong Lê (1997), Văn học Việt Nam trên hành trình của thế kỉ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

46. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại(những chân dung tiêu biểu),

47. Lê Hồng My ( 2005), "Cát bụi và ánh sáng trong văn Nguyên Hồng", Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, Hà Nội.

48. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà

văn, Nxb giáo dục, Hà nội.

49. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí

Minh.

50. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Tinh tuyển Văn học Việt Nam, tập 7, quyển 1,

Nxb KHXH, Hà Nội.

51. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945,

Nxb Đà Nẵng.

52. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn- tư tưởng và phong cách, Nxb ĐHQG,

Hà Nội

53. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyên Hồng-thân thế và sự nghiệp,(1997) ,NXB Hải

Phòng

54. Nguyễn Đăng Mạnh (1982),"Thƣơng tiếc nhà văn Nguyên Hồng", Báo Nhân dân số 16, tháng 5.

55. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn chân dung và phong cách, Nxb Văn học,

Hà Nội.

56. Chu Nga (1971), "Đọc lai một số tác phẩm của Nguyên Hồng", Tạp chí văn học, số 6, Hà Nội.

57. Nguyễn ánh Ngân (2002), Nguyên Hồng tấm lòng qua những trang viết, Nxb

58. Vƣơng Trí Nhàn (1983), "Sự sáng tạo trong truyện ngắn", Tạp chí văn nghệ quân đội, số 10, Hà Nội.

59. Nhiều tác giả, (2000), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb GD, Hà Nội

60. Nhiều tác giả,(2001), Nguyên Hồng- về tác gia, tác phẩm, Nxb GD, Hà Nội.

61. Nhiều tác giả (2001), Nguyên Hồng- Tô Hoài, Nxb giáo dục, Hà Nội.

62. Nhiều tác giả (1997), Nguyên Hồng thân thế và sự nghiệp, Nxb Hải Phòng.

63. Nhiều tác giả (1991), Nguyên Hồng ánh sáng và cát bụi, Nxb Hội nhà văn, Hà

Nội.

64. Nhiều tác giả (2001), Giảng văn Văn học Việt Nam, Nxb giáo dục, Hà Nội.

65. Nhiều tác giả (1998), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.

66. Nhiều tác giả (1987), Văn học cuộc sống nhà văn, Nxb KHXH, Hà Nội.

67. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học tập 1, 2, Nxb KHXH, Hà Nội.

68. Vũ Ngọc Phan, (1997), Tác phẩm Nguyên Hồng trước cách mạng, NXB Hải

Phòng.

69. Vũ Ngọc Phan (2001), "Nguyên Hồng", Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyên hồng trước cách mạng tháng tám 1945 (Trang 84 - 96)