Biểu mô niêm mạc hồi tràng lợn con 56 ngày tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm probiotic bacillus weaner vào thức ăn đến một số chỉ tiêu năng suất và sức khỏe đường ruột của lợn con giai đoạn 1 đến 56 ngày tuổi (Trang 65 - 73)

Ký hiệu: “a” thành ruột, “b” lớp cơ, “c” lớp biểu mô niêm mạc

Ta thấy sự bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner có những tác động tích cực đến việc thay đổi chiều cao vi lông nhung đường ruột lợn con. Hệ vi lông nhung được phục hồi và phát triển đặc biệt là ở không tràng và hồi tràng.

Cai sữa là giai đoạn gây stress cho lợn do thay đổi chế độ ăn, môi trường ruột và hình thái ruột, và do đó có thể dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng thấp, tỷ lệ mắc tiêu chảy cao và mất cân bằng vi sinh vật đường ruột (Giang và cs., 2012 ). Theo Huang et al., (2012), khi bổ sung E. faecium EF1 đã làm giảm phản ứng viêm trên ruột non của lợn con theo mẹ. Vi khuẩn Lactic giúp bảo vệ tính toàn vẹn của biểu mô niêm mạc ruột thông qua cơ chế bám dinh lên các thủ thể trên tế bào

biểu mô, hạn chế tác động của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột (Lebeer et al., 2008). Khi bổ sung Lactobacillus reuteri I5007 cho thấy sự gắn kết mạnh của vi khuẩn này với dịch nhầy niêm mạc ruột và một số dòng tế bào như tế bào Caco-2, tế bào IPEC-J2 và tế bào IEC-6 (Hou et al., 2014; Li et al., 2008). Trạng thái lông nhung toàn vẹn cũng là một trong những biểu hiện của sự ổn định của ống tiêu hóa, khả năng hấp thu dinh dưỡng và tương ứng với tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy thấp của lợn con sau cai sữa.

Đánh giá cấu trúc vi thể biểu mô niêm mạc ruột cho thấy biểu mô niêm mạc tá tràng, không tràng và hồi tràng nhóm bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner và nhóm đối chứng trong nghiên cứu này ở trạng thái bình thường trên lợn con sau cai sữa: Các lông nhung rõ, không đứt nát, các tế bào biểu mô không bị bong tróc; khe giữa các lông nhung rõ ràng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Bacillus dạng bảo tử trong chế phẩm Bacillus Weaner có khả năng bảo toàn cao trong quá trình ép viên thức ăn ở nhiệt độ 80oC. Tỷ lệ bảo toàn số lượng bào tử Bacillus đạt 88,2% khi trong thức ăn cho lợn con theo mẹ và 90,6% trong thức ăn cho lợn sau cai sữa. Kết quả cho thấy chế phảm Bacillus Weaner đáp ứng được yếu tố kỹ thuật trong sản xuất thức ăn công nghiệp với probiotic.

Tăng khối lượng lợn con, ở giai đoạn lợn con theo mẹ thì kết quả nghiên cứu chưa phản ánh rõ nhưng khi sang đến giai đoạn lợn con sau cai sữa đã có sự khác biệt, lợn con dùng thức ăn có bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner tang khối lượng cao hơn.

Tăng khối lượng TB (ADG) của lợn con giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi, cụ thể là tăng khối lượng TB ở lô TN là 372,26 g/con/ngày cao hơn ở lô ĐC là 364,40 g/con/ngày.

Tăng lượng thức ăn thu nhận (ADFI) giai đoạn 5- 8 tuần tuổi lượng thức ăn thu nhận ở lô TN là 625,00 g/con/ngày cao hơn ở lô ĐC là 582,97 g/con/ngày. Như vậy có thể thấy việc lợn con ăn được nhiều hơn từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến tăng trọng.

Giảm mật số vi sinh vật có hại, cụ thể là ở chủng Coliform và tăng mật số vi sinh vật có lợi, đó là chủng Lactobacillus spp. Điều này mang lại lợi ích và an toàn về đường tiêu hóa cho lợn con.

Chế phẩm Bacillus Weaner đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy, số ngày tiêu chảy và tỷ lệ chết ở lợn con. Nhờ đó giảm được chi phí và thất thoát trong chăn nuôi.

Việc bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner có những tác động tích cực đến việc thay đổi chiều cao vi lông nhung đường ruột lợn con. Hệ vi lông nhung được phục hồi và phát triển đặc biệt là ở không tràng và hồi tràng. Nhờ đó sức khỏe và khả năng tiêu hóa của lợn con được nâng cao.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Các trang trại chăn nuôi lợn nên bổ sung chế phẩm Weaner vào khẩu phần ăn cho lợn con từ 28 đến 56 ngày tuổi Bacillus với mức 0,03% chế phẩm Bacillus Weaner.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung chế phẩm Bacillus ở các giai đoạn lợn lớn hơn.

- Bổ sung chế phẩm Bacillus cần được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt như: nái hậu bị, lợn đực giống, nái sinh sản,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Đỗ Thị Nga (2012). Bổ sung chế phẩm Bacillus Enzyme (Probiotic) cho lợn con lai Landrace x Yorkshire từ tập ăn đến 56 ngày tuổi. tr. 44 – 60.

2. Lã Văn Kính, Phan Văn Kiệm, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Lệ Hằng và Lã Thị Thanh Huyền (2012). Nghiên cứu bào chế chế phẩm thảo dược dùng để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy cho lợn và gà, Phân viện chăn nuôi Nam Bộ. Viện khoa học công nghệ Việt Nam. tr. 1 – 8.

3. Lê Thị Mến và Trương Trí Sơn (2015). Ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh (probiotic) lên năng suất của heo nái nuôi con và heo con theo mẹ ở đồng bằng sông Cửu Long.

4. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000). Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Nông Nghiệp TP. HCM.

5. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007). Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 44, 51 – 52.

6. Nguyễn Văn Phú và Lã Văn Kính (2013). Ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược trong phòng bệnh hô hấp trên lợn thịt. Báo cáo khoa học viện chăn nuôi năm 2013 – 2015, Hà Nội. tr. 166 – 181.

7. Phạm Kim Đăng, Trần Hiệp và Nguyễn Đình Trình (2015). Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Bacillus Pro đến một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của lợn sinh trưởng.

8. Phạm Thị Đào, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn, Đỗ Đức Lực và Đặng Vũ Bình (2013). Năng suất sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshira) với đực giống (Piétrain x Duroc) có thành phần Piétrain kháng stress khác nhau. Tạp chí khoa học và phát triển. 11. tr. 200 – 208. 9. Phan Xuân Hảo (2007). Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt ở lợn

Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire). Tạp chí khoa học và phát triển. Đại học Nông nghiệp I. tr. 31 – 35.

10. Tiêu chuẩn Việt Nam (2007). Tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi. Tổng cục đo lường chất lượng.

11. Trần Đình Miên và Vũ Kính Trực (1977). Chọn giống và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. tr. 35.

12. Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên và Bùi Thị Thu Huyền (2010). Ảnh hưởng của việc bổ sung Probiotic và Enzyme tiêu hóa vào khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn lợn thịt giai đoạn từ sau cai sữa (21 ngày) đến xuất chuồng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 22. Tháng 2.

13. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân và Hà Thị Hảo (2004). Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 20 – 24.

14. Trần Văn Tường và Nguyễn Quang Tuyên (2000). Giáo trình chăn nuôi. Nhà xuất bản nông nghiệp. Đại học nông lâm Thái Nguyên. tr. 17.

15. Trương Lăng (2003). Cai sữa sớm lợn con. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 147.

16. Trương Thị Quỳnh Như, Vương Nam Trung, Phạm Quỳnh Ninh, Trần Thu Hoa, Lê Hoàng Bảo Vi và Phan Văn Sỹ (2009). Sản xuất vi sinh (probiotic) sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Tạp chí chăn nuôi. Đại học Thái Nguyên. 2. tr. 12.

17. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích và Đinh Thị Nông (2000). Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 12 – 27.

18. Võ Văn Ninh (2001). Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản trẻ TPHCM. tr. 5 – 65. 19. Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005). Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản

Nông nghiệp Hà Nội. tr. 52 – 55, 136.

20. Vũ Duy Giảng (2001). Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc (dùng cho cao học và nghiên cứu sinh). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 33 – 39.

21. Quy định (EC) số 1831/2003 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 22 tháng 9 năm 2003 về các chất phụ gia dùng trong dinh dưỡng của động vật.

Tài liệu nước ngoài:

22. ARC (Agricultural Research Council) (1981). The nutrient Requiremen of Pigs, Farnham Royal, UK, Commonwealth Agricultural Bureaux.

23. Blok, M. C., H. A. Vahl, L. de Lange, A. E. van de Braak, G. Hemke and M. Hessing (2002), Nutrition and health of the gastrointestinal tract. Wageningen Academic. The Netherlands. pp. 45-49.

24. Collins, M. D., and G. R. Gibson (1999), Probiotics, prebiotics, and synbiotics: approaches for modulating the microbial ecology of the gut. Am. J. Clin. Nutr. Vol 69 (Suppl. 1):1052S.

25. Fuller (1994). Probiotics in man and animals. Journal of Applied Bacteriology. Vol 66. pp. 365 – 378.

26. Fuller. R. (1989). Probiotics in man and animals. J Appl Bacteriol, 66. pp. 65 – 78. 27. Fuller. R. (1992). History and development of probiotics. In: R. Fuller (Ed.)

Probiotics: The Scientific Basis. pp 1 − 8.

28. Gilliland, S.E, Nelson, C.R & Maxwell, C. 1985 Assimilation of cholesterol by Lactobacillus acidophilus (1983). Journal of Applied Microbiology. Vol 66. pp. 365 – 378.

29. Hale, O. M. and G. L. Newton (1979), Effects of a nonviable lactobacillus species fermentation product on performance of pigs. Journal Animal Science. Vol 48. pp. 770 – 775.

30. Hong, H.A., Duc le, H., and Cutting, S.M. (2005). The use of bacterial spore formers as probiotics. FEMS Microbiol Rev 29. pp. 813 – 835.

31. Huang Y., Li YL, Cui ZW, Yu DY, Rajput IR, Hu CH, Li WF (2012). Effect of orally administered Enterococcus faecium EF1 on intestinal cytokines and chemokines production of suckling piglets. Park. Vet.J. Vol 80. pp. 32, 81–84. 32. Kornegay, E. T. and C. R. Risley (1996), Nutrient digestibility of a corn-soybean

meal diet as influenced by Bacillus products fed to finishing swine. J. Anim. Sci. Vol 74. pp.799- 805.

33. Maxwell, C. V., D. S. Buchanan, F. N. Owens, S. E. Gilliland, W. G. Luce and R. Vencl (1983), Effect of probiotic supplementation on performance, fecal parameters and digestibility in growing finishing swine. Oklahoma Agric. Exp. Sta. Anim. Sci. Res. Rep.Vol 114. pp. 157.

34. Miller E. R., D. A. Smith, J. A. Hoefer and R. W. Luecke (1955). The thiamine requirement of the baby pig. Journal of Animal Science. Vol 56. pp. 423 – 430. 35. Miller E. R., D. A. Ullrey, C. L. Zutant, B. V. Baltzer, D. A. Smith, B. H. Vincent,

J. A. Hoefer, and R. W. Luecke (1964). Vitamin D2 requirement of the baby pig, Journal of Nutrition. Vol 83. pp. 140 – 148.

36. Nahashon, S. N., H. S. Nakaue, S. P. Snyder, and I. W. Mirodh (1994). Performance of Single Comb White Leghorn layers fed corn-soybean meal and barley-corn soybean meal diets supplemented with a directed-fed microbials. Poultry Sci. Vol 73. pp. 1712 – 1723.

37. NRC (National Research Coucil), (1998). Nutrient Requirements of Swine, 10th Revised Edition Acrdemy press, Washingtion – USA.

38. NRC (National Research Council), (2012). Nutrient Requirements of Swine, 10th Revised Edition Acrdemy press, Washingtion – USA

39. Perdigon G, Vintini E, Alvarez S, Medina M, Medici M. Journal Dairy Science. (1999). Study of the possible mechanisms involved in the mucosal immune system activation by lactic acid bacteria. Vol 82. pp. 1108 – 1114.

40. Pluske J. R., I. H. Williams and F.X. Aherne (1996). Maitenance of villous height and crypt depth in piglet by providing countinuous nutrition after weaning. British Society of Animal Animal Science. Vol 62. pp. 131 – 149.

41. Sander, M. E., L. Morelli and T. A.Tompkins (2003). Sporeformers as human probiotic: Bacillus, sporolactobacillus, and BreviBacillus, Comprehensive Review in food. Science and food Safety. Vol 2. pp.101-110.

42. Sanders. M. E. and T. R Klaenhammers (2001). The scientific basis of Lactobacillus acidophilus NCFM functionality as a probiotic. J. Dairy Sci. Vol 84. pp. 319-321.

43. Sheffy B.E., N. Drouliscos, J.K Loosli and J.P William (1954). Vitamin A requirement of baby pigs. Journal Animal Science. Vol 13. pp. 99.

Hình ảnh mổ khám lấy mẫu ruột kiểm tra vi thể và vi sinh đường ruột

Hình ảnh thí nghiệm trên lợn con sau cai sữa Thí nghiệm Đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm probiotic bacillus weaner vào thức ăn đến một số chỉ tiêu năng suất và sức khỏe đường ruột của lợn con giai đoạn 1 đến 56 ngày tuổi (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)