Nhu cầu nước của lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm probiotic bacillus weaner vào thức ăn đến một số chỉ tiêu năng suất và sức khỏe đường ruột của lợn con giai đoạn 1 đến 56 ngày tuổi (Trang 26)

Nước có chức năng chính giúp giữ hình thể tế bào và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Mặc dù trong 3 tuần đầu lợn thường ăn ít thức ăn, song lượng thức ăn thu nhận sẽ ít hơn nếu không cung cấp đủ nước uống (NRC, 1998).

Nước chiếm 50 – 60% khối lượng cơ thể. Trong máu và sữa, nước chiếm đến 80 – 95%. Vì vậy, nếu cơ thể mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất và nếu mất 20% lượng nước cơ thể, lợn sẽ chết (Trương Lăng, 2003). 2.3. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON

Trong chăn nuôi lợn con, hội chứng tiêu chảy ở lợn con xuất hiện khá phổ biến gây ra nhiều thiệt hại trong ngành chăn nuôi, tăng chi phí thuốc thú y, giảm tăng trọng của lợn.

2.3.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy ở lợn con

Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, mức độ tuổi mắc bệnh. Tùy theo nguyên nhân chính mà nó được gọi theo nhiều tên bệnh khác nhau như: bệnh xảy ra với lợn con theo mẹ được gọi là bệnh phân trắng lợn con, còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa,... Tiêu chảy luôn là triệu chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường tiêu hóa, xảy ra mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt là gia súc non có biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nước và mất chất điện giải, suy kiệt cơ thể và có thể dẫn đến trụy tim mạch.

Tiêu chảy ở gia súc là một hiện tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự tác động của ngoại cảnh bất lợi gây ra các stress cho cơ thể. Mặt khác, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng kém, chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, thức ăn và nước uống nhiễm khuẩn,... cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa dẫn tới sự nhiễm khuẩn và dễ xảy ra loạn khuẩn đường ruột. Đây là một trong những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Đặc điểm của sự rối loạn về tiêu hóa thường gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước so với bình thường do tăng tiết dịch ruột.

2.3.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, tùy từng giai đoạn, lứa tuổi của lợn mà có các nguyên nhân khác nhau. Xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết, giúp chúng ta đưa ra những biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.

- Sự thay đổi hình thái học của niêm mạc ruột non ở lợn con cai sữa Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung và tăng độ sâu của các hốc niêm mạc ruột ở lợn con trong những ngày đầu cai sữa. Cai sữa càng sớm, càng đột ngột, tốc độ giảm chiều cao lông nhung và tăng chiều sâu của các hốc niêm mạc ruột càng cao. Do vậy, những rối loạn tiêu hóa và hấp thu diễn ra càng trầm trọng từ đó gia tăng tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy ở lợn con.

sang thức ăn khô, cứng, khó tiêu hóa sẽ gây ra cho lợn con nhiều vấn đề. Cơ thể bị mất kháng thể, sau cai sữa kháng thể không còn được cung cấp, đường tiêu hóa vẫn còn mẫn cảm với bệnh dẫn tới hệ thống miễn dịch trở nên kém hơn. Thức ăn thô cứng làm hệ thống ruột bị tổn thương vì dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non qua nhung mao dài. Khi cai sữa, thức ăn thô cứng dễ làm các nhung mao này ngắn lại, diện tích hấp thu và khả năng tiêu hóa của nhung mao ruột giảm đi sẽ làm sự tiêu hóa thức ăn giảm.

Khi bị cắt nguồn sữa, khả năng tiết HCl của cơ thể kém do đó pH dạ dày tăng làm sự thay đổi mật độ vi khuẩn trong đường ruột, điều này đã tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Mặt khác, trong thức ăn có một số nhân tố kháng với dinh dưỡng gây phản ứng dị ứng làm cho lớp nhung mao trong đường ruột teo lại và rụng dẫn đến bộ máy tiêu hóa của lợn con bị tổn thương. Đồng thời khả năng ăn vào của lợn con kém do cơ thể chưa thích ứng kịp thời với việc thay đổi thức ăn mới.

- Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém

Không cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao còn có chứa một lượng kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng chống bệnh trong 3 – 4 tuần lễ đầu. Do vậy, lợn con phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Sau 24 giờ kháng thể trong sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng thời lúc này enzyme tiêu hóa protein bắt đầu hoạt động sẽ phá hủy hết kháng thể trong sữa.

Vệ sinh cuống rốn không tốt, lợn con sẽ bị viêm rốn, do đó sẽ rất dễ bị tiêu chảy. Sắt rất cần cho lợn con để tạo hồng cầu, do trong sữa mẹ rất ít sắt nên phải cung cấp thêm cho lợn con. Nếu lợn con không được tiêm sắt sẽ gây thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, tiêu chảy. Do vệ sinh chuồng trại kém, chuồng trại ẩm ướt, không sạch sẽ đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra tiêu chảy ở lợn con. Ngoài ra, thức ăn, nước uống của lợn mẹ và lợn con không đảm bảo vệ sinh và chất lượng kém hoặc thức ăn có chứa nấm mốc và độc tố,...

- Stress

Lợn con sau cai sữa bị stress rất nặng do phải xa mẹ, thay đổi thức ăn, thay đổi môi trường sống. Những stress sẽ tác dụng lên nhung mao của màng ruột.

Vào thời kỳ theo mẹ, nhung mao lợn con dài nên diện tích hấp thu rất rộng và hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng cao. Vào thời kỳ sau sữa, dưới tác động của

stress, những nhung mao này ngắn lại gây ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ gây tồn dư các dịch của ruột. Dịch ruột bị tồn dư cộng với sự vận động khiến lợn con dễ bị tiêu chảy và vi khuẩn gây hại đường ruột gia tăng dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa.

Sau khi lợn con được chuyển từ chuồng đẻ sang chuồng cai sữa, môi trường sống thay đổi làm cho lợn con chưa kịp thích nghi với điều kiện sống mới sẽ làm lợn con bỏ ăn trong vòng 1 – 2 ngày đầu. Sau 2 – 3 ngày, vì đói nên lợn ăn quá no, nhung mao đường ruột bị ngắn lại do tác động của stress các chất dinh dưỡng trong đường ruột tiêu hóa không kịp dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

- Không giữ ấm cho lợn con: Lợn con bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy do hoạt động tiết dịch tiêu hóa bị giảm, do vậy cần làm chuồng úm đúng cách cho lợn con. - Nhiễm trùng đường ruột : Do các loài vi khuẩn đường ruột như: E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Clostridium, Campylobacter, Treponema hyodysenteriae,... hoặc do các loại virus như: Rota virus,Corona virus hoặc do nhiễm ký sinh trùng như: giun đũa lợn, sán lá ruột lợn, Sryptosporidium. Chúng sống trong đường ruột của lợn con hoặc nhiễm từ môi trường bên ngoài vào và sẽ gây bệnh khi cơ thể lợn con không khỏe mạnh.

2.3.3. Một số biện pháp giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở lợn con

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, người ta đưa ra các phác đồ phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con khác nhau. Một số biện pháp phòng và điều trị chính cho lợn con như sau:

+ Phòng bệnh * Vệ sinh thú y

Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi là việc rất quan trọng nhằm ngăn chặn mầm bệnh xuất hiện và tiêu diệt mầm bệnh có trong môi trường như: E.coli,

mycoplasma, clostridium,… Cần giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh

sáng, mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ lao động,… Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống từ 3 – 4 ngày trước khi nuôi lứa mới. Sử dụng các biện pháp khử trùng tiêu độc như: dùng vôi bột pha loãng, rắc xung quanh chuồng, xút, hố nhúng ủng được pha bằng Cloramin - T theo hướng dẫn của nhà sản xuất,… Phân, rác và chất thải trong

chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật hoặc xử lý bằng hầm biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.

* Thức ăn

Thức ăn phải đảm bảo được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Khi pha loãng thức ăn cho lợn ăn nếu còn dư từ ngày hôm trước thì bỏ đi, rửa máng sạch sẽ phòng tránh tiêu chảy.

Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tự động hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho lợn con uống.

* Nuôi dưỡng

Ngày nay, các trang trại có quy mô lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, thường tập ăn sớm cho lợn con, cho ăn tự do và sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, điều đó giúp lợn có tốc độ phát triển nhanh nhưng lại gia tăng tỷ lệ tiêu chảy. Để khắc phục tình trạng khủng hoảng cũng như tỷ lệ tiêu chảy ở lợn sau cai sữa cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào khẩu phần của chúng vừa có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCl và enzyme tiêu hóa.

Việc cho ăn cũng rất quan trọng, được thể hiện bởi số lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày. Ở giai đoạn tập ăn hay sau cai sữa nên cho ăn với lượng nhỏ với khoảng cách đều đặn tránh tồn dư, rơi vãi thức ăn và làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu của lợn con.

Bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng lợn nái mang thai hợp lý cũng giúp tăng cường sức sống cho lợn con, giúp lợn con đề kháng với các mầm bệnh tốt hơn. Giữ ấm cho lợn con là một biện pháp rất hữu hiệu để đề phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn con theo mẹ cũng như sau cai sữa. Sử dụng ánh sáng hồng ngoại khi úm lợn con vừa giúp sưởi ấm lợn con vừa giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Nâng cao sức đề kháng cho lợn con: cho lợn con bú sữa đầu, tiêm sắt phòng thiếu máu, cung cấp protein chất lượng cao, bổ sung chất điện giải, khoáng chất, vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày,…có thể bổ sung thêm enzyme tiêu hóa.

+ Điều trị

Khi lợn mắc phải hội chứng tiêu chảy thì việc trị bệnh thực sự có hiệu quả cao và nhanh chóng khi xác định rõ nguyên nhân. Liệu pháp kháng sinh là giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng được ưa chuộng trong điều trị. Các kháng sinh phổ rộng được ưa chuộng vì vi khuẩn gây bệnh khá đa dạng và thường trên lâm sàng người ta không phân biệt chính xác được căn bệnh thuộc nhóm vi khuẩn nào. Chủng vi khuẩn E.coli có khả năng biến dị nên kháng thuốc một cách nhanh chóng; vì vậy, việc thay đổi thường xuyên kháng sinh điều trị là điều cần thiết.

2.4. TỔNG QUAN VỀ PROBIOTIC 2.4.1. Khái niệm về probiotic 2.4.1. Khái niệm về probiotic

Thuật ngữ probiotic được nhắc tới đầu tiên bởi Lilly and Stillwell (1965) để miêu tả những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bởi vi sinh vật. Probiotic được bắt nguồn từ gốc Hy Lạp với nghĩa trợ sinh (Prolife). Fuller (1989) định nghĩa Probiotic như một loại thức ăn bổ sung vi sinh vật sống, có tác động có lợi đến động vật chủ nhờ khả năng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Năm 1989, US FDA (Food and Drug Administriation) đã yêu cầu những nhà sản xuất dùng thuật ngữ vi sinh vật được cho ăn trực tiếp là DFM (Direct Fed Microbials) hơn là dùng probiotic. FDA định nghĩa DFM như một nguồn vi sinh vật sống tìm thấy trong tự nhiên, nó bao gồm cả vi khuẩn, nấm mốc, nấm men (Lã Văn Kính, 1998).

2.4.2. Cơ chế tác dụng của probiotic

Trong ống tiêu hóa có hàng trăm nghìn tỷ vi khuẩn, số lượng vi khuẩn có lợi đường ruột thường được duy trì ở một tỷ lệ cân bằng so với vi khuẩn có hại, tỷ lệ này vào khoảng 85/15 (85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại). Nếu tỷ lệ cân bằng này nghiêng về phía vi khuẩn có hại thì xuất hiện rối loạn tiêu hóa, suy giảm khả năng miễn dịch niêm mạc ruột, dẫn đến suy giảm sức kháng bệnh của toàn cơ thể. Sự suy giảm vi khuẩn có ích thường xẩy ra khi sử dụng kháng sinh, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp hoặc do ô nhiễm. Bổ sung probiotic là gieo lại vi khuẩn có ích bị tổn hại do các yếu tố trên.

Theo tài liệu của Han Poong industry Co., Ltd., (2002), Fuller (1992); Fuller (1989); Lã Văn Kính (1998), cơ chế tác dụng của probiotic như sau:

- Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh và hoạt động đối kháng.

Cạnh tranh bao gồm: Cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhung mao ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật. Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế bám dính trên nhung mao của vi sinh vật gây bệnh như: E.coli, sallmonella, tryphimurium.Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotics được coi là giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột.

- Tăng khả năng tiêu hóa thức ăn: Kích thích tính thèm ăn, làm tăng tích lũy mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn (Nahason et al., 1992 - 1996; trích dẫn bởi Lã Văn Kính, 1998).

- Làm giảm urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp những amin độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm, do đó ảnh hưởng có lợi đối với môi trường.

- Tổng hợp vitamin nhóm B như: B1, B2, B6, B12.

- Trung hòa và khử độc tố trong đường ruột. Ảnh hưởng có lợi của probiotic trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có tác dụng trung hòa độc tố tiêu chảy của vi khuẩn E.coli.

- Kích thích hệ thống miễn dịch: Yếu tố được xác định có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). Sự phân hủy peptidoglycan tạo ra chất muramin peptid có tác dụng kích thích hoạt động của đại thực bào. Khả năng bám vào niêm mạc ruột của probiotic tạo lên sự tương tác giúp probiotic tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn dịch và tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ của ruột.

2.4.3. Thông tin về sản phẩm Bacillus Weaner

Bacillus Weaner là sản phẩm Probiotic có chứa 3 loại vi khuẩn là:

Bacillus subtilis, Bacillus coagulans, Bacillus licheformis dạng bào tử bền nhiệt

của công ty BioSpring sản xuất.

Thành phần của sản phẩm: Tổng số bào từ Bacillus ≥1 x 1012CFU/kg

+ Bào tử Bacillus subtilis...……≥4 x 1011CFU/kg

+ Bào tử Bacillus coagulans………..≥3 x 1011CFU/kg

2.4.3.1. Bacillus subtilis,

Đặc điểm: Trực khuẩn gram dương, có bào tử, hiếu khí, di động được không có giáp mô, thích hợp ở nhiệt độ 350C, lên men đường glucose và saccharose.

Tác dụng: Sản sinh enzyme tiêu hoá: amylase, cellulase, pectinase, protease, lipase, tripsin, mannase, sản sinh các acid hữu cơ: acid lactic, acid acetic làm giảm pH đường ruột, tổng hợp vitamin nhóm B, cạnh tranh vị trí bám với vi khuẩn gây bệnh.

Hình 2.1. Hình thái Bacillus subtilis

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm probiotic bacillus weaner vào thức ăn đến một số chỉ tiêu năng suất và sức khỏe đường ruột của lợn con giai đoạn 1 đến 56 ngày tuổi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)