Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, tùy từng giai đoạn, lứa tuổi của lợn mà có các nguyên nhân khác nhau. Xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết, giúp chúng ta đưa ra những biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.
- Sự thay đổi hình thái học của niêm mạc ruột non ở lợn con cai sữa Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung và tăng độ sâu của các hốc niêm mạc ruột ở lợn con trong những ngày đầu cai sữa. Cai sữa càng sớm, càng đột ngột, tốc độ giảm chiều cao lông nhung và tăng chiều sâu của các hốc niêm mạc ruột càng cao. Do vậy, những rối loạn tiêu hóa và hấp thu diễn ra càng trầm trọng từ đó gia tăng tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy ở lợn con.
sang thức ăn khô, cứng, khó tiêu hóa sẽ gây ra cho lợn con nhiều vấn đề. Cơ thể bị mất kháng thể, sau cai sữa kháng thể không còn được cung cấp, đường tiêu hóa vẫn còn mẫn cảm với bệnh dẫn tới hệ thống miễn dịch trở nên kém hơn. Thức ăn thô cứng làm hệ thống ruột bị tổn thương vì dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non qua nhung mao dài. Khi cai sữa, thức ăn thô cứng dễ làm các nhung mao này ngắn lại, diện tích hấp thu và khả năng tiêu hóa của nhung mao ruột giảm đi sẽ làm sự tiêu hóa thức ăn giảm.
Khi bị cắt nguồn sữa, khả năng tiết HCl của cơ thể kém do đó pH dạ dày tăng làm sự thay đổi mật độ vi khuẩn trong đường ruột, điều này đã tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Mặt khác, trong thức ăn có một số nhân tố kháng với dinh dưỡng gây phản ứng dị ứng làm cho lớp nhung mao trong đường ruột teo lại và rụng dẫn đến bộ máy tiêu hóa của lợn con bị tổn thương. Đồng thời khả năng ăn vào của lợn con kém do cơ thể chưa thích ứng kịp thời với việc thay đổi thức ăn mới.
- Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém
Không cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao còn có chứa một lượng kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng chống bệnh trong 3 – 4 tuần lễ đầu. Do vậy, lợn con phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Sau 24 giờ kháng thể trong sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng thời lúc này enzyme tiêu hóa protein bắt đầu hoạt động sẽ phá hủy hết kháng thể trong sữa.
Vệ sinh cuống rốn không tốt, lợn con sẽ bị viêm rốn, do đó sẽ rất dễ bị tiêu chảy. Sắt rất cần cho lợn con để tạo hồng cầu, do trong sữa mẹ rất ít sắt nên phải cung cấp thêm cho lợn con. Nếu lợn con không được tiêm sắt sẽ gây thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, tiêu chảy. Do vệ sinh chuồng trại kém, chuồng trại ẩm ướt, không sạch sẽ đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra tiêu chảy ở lợn con. Ngoài ra, thức ăn, nước uống của lợn mẹ và lợn con không đảm bảo vệ sinh và chất lượng kém hoặc thức ăn có chứa nấm mốc và độc tố,...
- Stress
Lợn con sau cai sữa bị stress rất nặng do phải xa mẹ, thay đổi thức ăn, thay đổi môi trường sống. Những stress sẽ tác dụng lên nhung mao của màng ruột.
Vào thời kỳ theo mẹ, nhung mao lợn con dài nên diện tích hấp thu rất rộng và hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng cao. Vào thời kỳ sau sữa, dưới tác động của
stress, những nhung mao này ngắn lại gây ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ gây tồn dư các dịch của ruột. Dịch ruột bị tồn dư cộng với sự vận động khiến lợn con dễ bị tiêu chảy và vi khuẩn gây hại đường ruột gia tăng dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa.
Sau khi lợn con được chuyển từ chuồng đẻ sang chuồng cai sữa, môi trường sống thay đổi làm cho lợn con chưa kịp thích nghi với điều kiện sống mới sẽ làm lợn con bỏ ăn trong vòng 1 – 2 ngày đầu. Sau 2 – 3 ngày, vì đói nên lợn ăn quá no, nhung mao đường ruột bị ngắn lại do tác động của stress các chất dinh dưỡng trong đường ruột tiêu hóa không kịp dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
- Không giữ ấm cho lợn con: Lợn con bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy do hoạt động tiết dịch tiêu hóa bị giảm, do vậy cần làm chuồng úm đúng cách cho lợn con. - Nhiễm trùng đường ruột : Do các loài vi khuẩn đường ruột như: E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Clostridium, Campylobacter, Treponema hyodysenteriae,... hoặc do các loại virus như: Rota virus,Corona virus hoặc do nhiễm ký sinh trùng như: giun đũa lợn, sán lá ruột lợn, Sryptosporidium. Chúng sống trong đường ruột của lợn con hoặc nhiễm từ môi trường bên ngoài vào và sẽ gây bệnh khi cơ thể lợn con không khỏe mạnh.