thống kê với P<0,05. Ở giai đoạn này lợn con vừa tách mẹ và bắt đầu quá trình cai sữa nên lượng thức ăn thu nhận có tăng lên.
Ở tuần tuổi thứ 7 lượng thức ăn thu nhận ở lô TN là 770,03 ± 7,32 (g/con/ngày) cao hơn so với lô ĐC là 710,48 ± 15,09 (g/con/ngày). Giai đoạn 5 – 8 tuổi lượng thức ăn thu nhận ở lô TN là 625,00 ± 9,40 (g/con/ngày) cao hơn so với lô ĐC là 582,97 ± 6,68 (g/con/ngày). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Trong giai đoạn 2 – 4 tuần tuổi lượng thức ăn thu nhận ở lô TN là 124,39 ± 1,08 g/con/ngày cao hơn so với lô ĐC là 122,25 ± 0,89 g/con/ngày. Xét trên toàn giai đoạn từ 2 – 8 tuần tuổi tuần tuổi lượng thức ăn thu nhận ở lô TN là 410,50 ± 31,00 g/con/ngày cao hơn so với lô ĐC là 385,50 ± 49,90 g/con/ngày. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê với P>0,05.
Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận (ADFI) của lợn con qua các tuần tuổi (g/con/ngày) (g/con/ngày) Tuần tuổi TN ĐC P- value n Mean ± SE n Mean ± SE 1 - 2 24 16,77 ± 0,33 24 16,53 ± 0,67 NS 2 - 3 24 73,88 ± 1,65 24 73,41 ± 2,18 NS 3 - 4 24 282,52 ± 2,97 24 276,81 ± 2,97 NS 4 - 5 6 357,14 ± 10,14 6 288,57 ± 12,72 * 5 - 6 6 605,71 ± 8,41 6 564,29 ± 8,40 NS 6 - 7 6 770,03 ± 7,32 6 710,48 ± 15,09 * 7 - 8 6 767,14 ± 7,14 6 768,57 ± 6,05 NS Giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi 24 124,39 ± 1,08 24 122,25 ± 0,89 NS Giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi 6 625,00 ± 9,40 6 582,97 ± 6,68 * Tính chung 410,50 ± 31,00 385,50 ± 49,90 NS Ghi chú: NS: P>0,05; *: P<0,05
Hình 4.3. Lượng thức ăn thu nhận (ADFI) của lợn con qua các tuần tuổi (g/con/ngày) (g/con/ngày)
Theo Nguyễn Văn Phú (2009), cho biết lượng tức ăn thu nhận hàng ngày trung bình của lợn con giai đoạn từ 5 – 8 tuần tuổi là 576,4 g/con/ngày. Theo Tôn Thất Sơn và cs. (2010), lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lợn con từ 543,5 – 569,2 g/con/ngày. Như vậy các kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Như vậy việc bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner vào thức ăn cho lợn con có hiệu quả ở giai đoạn từ 5 – 8 tuần tuổi thức là từ 28 đến 56 ngày tuổi, làm tăng lượng thức ăn thu nhận và sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05. Trên toàn giai đoạn nuôi từ 1 – 56 ngày tuổi thì hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm chưa rõ. 4.2.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung sản phẩm Bacillus Weaner vào khẩu phần ăn đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) qua các tuần tuổi
FCR (Feed Conversion Ratio, hoặc Feed Conversion Rate) hay còn gọi là hệ số chuyển hóa thức ăn được tính dựa trên (kgTA/kgTT) thu được trên lợn, nhưng hệ số này còn chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân phức tạp khác. Do đó, chỉ số FCR trong một nhóm lợn con có thể khác nhau nhiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) qua các tuần tuổi (kgTA/kgTT) Tuần tuổi TN ĐC P- value n Mean ± SE n Mean ± SE 2 24 0,05 ± 0,00 24 0,05 ± 0,00 NS 3 24 0,24 ± 0,00 24 0,27 ± 0,00 NS 4 24 0,88 ± 0,01 24 0,93 ± 0,02 NS 5 6 2,10 ± 0,14 6 2,12 ± 0,08 NS 6 6 1,47 ± 0,33 6 1,64 ± 0,25 NS 7 6 1,12 ± 0,12 6 1,27 ± 0,21 NS 8 6 1,11 ± 0,06 6 1,16 ± 0,10 NS Tính chung 0,83 ± 0,35 0,87 ± 0,46 NS Ghi chú: NS: P>0,05 ; * : P<0,05
Ở giai đoạn từ 2 tuần tuổi FCR của lợn con rất thấp chỉ đạt 0,05 ± 0,00 (kg TA/kgTT) ở cả lô TN và lô ĐC, là giai đoạn mới làm quen với thức ăn hỗn hợp, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho lợn con vẫn là sữa mẹ.
Ở giai độ 3 hoặc 4 tuần tuổi, FCR có dấu hiệu tăng lên vì nguồn sữa mẹ cung cấp cho heo con bắt đầu giảm, liên quan đến quy luật tiết sữa của heo nái. Ngoài ra, khả năng tiêu hóa thức ăn bổ sung sẽ bị hạn chế ở thời kỳ đầu của heo con do hoạt lực của các men tiêu hóa kém (Nguyễn Thiện, 2008).
Hình 4.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) qua các tuần tuổi (kgTA/kgTT)
Lúc này, lượng sữa mẹ cung cấp cho lợn con bắt đầu giảm, lợn con làm quen với thức ăn mới nên tốc độ tăng trưởng cũng chậm lại đồng thời hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng tăng lên.
Hệ số chuyển hóa thức ăn có tăng lên ở những giai đoạn sau, cụ thể ở tuần thứ 6 là 1,47 ± 0,33 (kgTA/kgTT) ở lô TN thấp hơn ở lô ĐC là 1,64 ± 0,25 (kgTA/kgTT), ở giai đoạn này lợn con đã cai sữa và ăn thức ăn hỗn hợp. Kết quả trên cho thấy việc bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner vào thức ăn có làm giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn song kết quả trên không mang ý nghĩa thống kê với P>0,05. 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SẢN PHẨM BACILLUS WEANER VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN TỶ LỆ TIÊU CHẢY VÀ TỶ LỆ CHẾT CỦA LỢN CON QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Lợn con trong giai đoạn theo mẹ, các hệ cơ quan trong cơ thể của lợn con chưa hoàn thiện, đặc biệt hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch. Dạ dày và đường ruột chưa có men pepsin, khả năng tiết dịch vị chậm nên rất dễ bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hoá. Khả năng điều tiết thân nhiệt kém do lớp mỡ duới da còn mỏng, nên lợn con rất dễ bị tác động bởi các yếu tố nhiệt độ và ẩm độ. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lúc mới đẻ ra trong huyết thanh lợn hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể được tăng nhanh khi lợn con được bú sữa đầu, nên khả năng miễn dịch của lợn con là thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể nhận được từ mẹ qua sữa đầu. Vì vậy, lợn con rất dễ mắc hội chứng tiêu chảy, tỷ lệ chết cao.
Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêu chảy và chết lợn con qua các giai đoạn (%)
Chỉ tiêu theo dõi Lợn con
TN ĐC
Giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi n=248 n=247
Tổng số ngày tiêu chảy (ngày) 98 257
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 1,4 3,7
Số chết (con) 9 13
Tỷ lệ chết (%) 3,6 5,2
Giai đoạn từ 5 đến 8 tuần tuổi n=225 n=225
Tổng số ngày tiêu chảy (ngày) 161 446
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 2,5 7,0
Số chết (con) 12 16
Ngoài các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ chết và tỷ lệ tiêu chảy đáng quan tâm đối với lợn con. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn con giai đoạn 1 đến 8 tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.6. và hình 4.5.
Theo dõi tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ chết trên lợn con từ 1 – 4 tuần tuổi, lô TN tỷ lệ tiêu chảy 1,4%, với tổng số ngày tiêu chảy 98 ngày. Trong khi đó, lô ĐC có ỷ lệ tiêu chảy 3,7%, với tổng số ngày tiêu chảy 257 ngày. Lô TN có 9 con chết (tỷ lệ chết 3,6%), lô ĐC có 13 con chết (tỷ lệ chết 5,2%) (bảng 4.6.). Ở giai đoạn từ 5 – 8 tuần tuổi, lô TN tỷ lệ tiêu chảy 2,5%, với tổng số ngày tiêu chảy 161 ngày. Còn ở lô ĐC có ỷ lệ tiêu chảy 7,0%, với tổng số ngày tiêu chảy 446 ngày, lô TN có 12 con chết (tỷ lệ chết 8,0%), lô ĐC có 16 con chết (tỷ lệ chết 10,6%). Kết quả thể hiện tác dụng của chế phẩm Bacillus Weaner đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy, số ngày tiêu chảy và tỷ lệ chết trên lợn con. Đây là một tác dụng tích cực, đặc biệt đối với lợn con, giảm tỷ lệ tiêu chảy, số ngày tiêu chảy đồng nghĩa với giảm chi phí về thuốc thú y phòng và điều trị bệnh đường ruột.
Theo Alexopoulos et al. (2001; 2004); Estienne et al. (2005), probiotic có thể được bổ sung cho lợn mẹ cũng có tác dụng tích cực với lợn con từ 1 đến 49 ngày tuổi. Bổ sung probiotic vào chế độ ăn lợn con làm giảm điểm số tiêu chảy (Alexopoulos et al., 2004 ). Theo Taras et al. (2005), bổ sung probiotic giảm 59% tỷ lệ mắc tiêu chảy trên lợn con. Lê Thị Mến và cs. (2015) đã chứng minh bổ sung chế phẩm gồm Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus và enzyme giúp cải thiện khối lượng và tăng trọng của lợn con theo mẹ tuần 3, 4 và cải thiện tỷ lệ tiêu chảy. Hội chứng tiêu chảy sau cai sữa ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi lợn và được nhiều tác giả nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm probiotic đến tác dụng cải thiện vấn đề này. Trong kết quả thí nghiệm 2 cho thấy số con mắc tiêu chảy, tỷ lệ mắc và tổng số ngày tiêu chảy của nhóm được bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner đều thấp hơn nhóm đối chứng (các chỉ số đều cao hơn 50%). Kết quả nghiên cứu này cho thấy PBW có ảnh hưởng tích cực đến giảm tình trạng tiêu chảy của đàn qua đó giảm chi phí thú y và cải thiện hiệu quả chăn nuôi lợn con sau cai sữa. 4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SẢN PHẨM BACILLUS WEANER VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SỨC KHỎE ĐƯỜNG TIÊU HÓA LỢN CON
4.4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung sản phẩm Bacillus Weaner vào khẩu phần ăn đến thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột lợn con (CFU/gam) phần ăn đến thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột lợn con (CFU/gam)
Sức khỏe đường ruột phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: trạng thái sinh lý của vật chủ, khẩu phần thức ăn và hệ vi sinh vật đường ruột. Các yếu tố này chịu tác
động của môi trường, của các stress. Trong số các nhân tố trên, hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò trung tâm, chỉ một biến động bất lợi của một trong hai yếu tố còn lại cũng ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh vật (Conway, 1994). Các tác giả Utiyama et al. (2006), Budiño et al. (2005) cho rằng tác dụng tích cực của probiotic với lợn con chính là sự “chuẩn bị” cho biểu mô ruột trong quá trình tương tác với vi khuẩn gây bệnh, làm giảm trao đổi chất của vi khuẩn và hạn chế tác dụng gây độc của vi khuẩn với biểu mô niêm mạc ruột.
Mật số vi sinh vật trong chất chứa trực tràng của lợn con đã cho kết quả khác biệt có thể thấy, chủng vi sinh vật có lợi Lactobacillus spp của lợn con 28 ngày tuổi ở lô TN là 4,91 ± 0,30 log10 CFU/g cao hơn ở lô ĐC là 4,81 ± 0,72 log10 CFU/g. Chủng E.coli ở lô TN là 2,89 ± 0,43 log10 CFU/g CFU/g còn ở lô ĐC là 2,96 ± 0,39 log10 CFU/g. Tuy nhiên các kết quả này không mang ý nghĩa thống kê P>0,05.
Mật sô vi sinh vật trong chất chứa trực tràng của lợn con 56 ngày tuổi đã có sự sai khác, cụ thể là ở chủng Coliform ở lô TN là 3,11 ± 0,19 log10 CFU/g thấp hơn ở lô ĐC là 3,74 ± 0,72 log10 CFU/g còn ở chủng Lactobacillus spp ở lô TN là 4,96 ± 0,21 log10 CFU/g cao hơn lô ĐC là 4,41 ± 0,32 log10 CFU/g. Sự sai khác này mang ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa P<0,05.
Bảng 4.7. Thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột lợn con(Log10 CFU/g)
Chỉ tiêu
Mật số vi sinh vật trong đường ruột lợn con (Log10 CFU/g)
TN (n=6) (Mean ± SE)
ĐC (n=6)
(Mean ± SE) P-value
Lợn con 28 ngày tuổi
Coliform 3,72 ± 0,41 3,87 ± 1,16 NS
E. coli 2,89 ± 0,43 2,96 ± 0,39 NS
Salmonella spp 1,81 ± 0,07 1,79 ± 0,71 NS
Clostridium perfringen 1,04 ± 0,32 1,57 ± 0,86 NS
Lactobacillus spp 4,91 ± 0,30 4,81 ± 0,72 NS
Lợn con 56 ngày tuổi
Coliform 3,11 ± 0,19 3,74 ± 0,72 * E. coli 1,17 ± 0,12 2,78 ± 0,37 NS Salmonella spp 1,07 ± 0,39 1,64 ± 0,58 NS Clostridium perfringen 1,07 ± 0,82 1,68 ± 0,44 NS Lactobacillus spp 4,96 ± 0,21 4,41 ± 0,32 * Ghi chú: NS: P>0,05
Kết quả trên cho thấy việc bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner vào thức ăn hỗn hợp cho lợn con ăn đã có ảnh hưởng tích cực, cụ thể là giảm mật số vi sinh vật có hại và tăng mật số vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của lợn con. 4.4.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung sản phẩm Bacillus Weaner vào khẩu phần ăn đến thay đổi kích thước vi lông nhung đường ruột lợn con
Qua bảng 4.8. ta thấy chiều cao vi lông nhung ruột của lợn con có sự thay đổi. Ở tá tràng lợn con ở lô TN là 251,6 ± 11,7 µm thấp hơn không đáng kể so với lô ĐC là 262,0 ± 7,0µm, tuy nhiên sự sai khác này không mang ý nghĩa thống kê P>0,05. Chiều cao vi lông nhung không tràng ở lô TN cao hơn lô ĐC lần lượt là 230,7 ± 4,0 µm và 222,0 ± 4,4 µm và hồi tràng ở lô TN là 218,3 ± 14,0 µm cao hơn ở lô ĐC là 190,7 ± 9,6 µm với sự sai khác mang ý nghĩa thống kê P<0,05.
Bảng 4.8. Thay đổi kích thước vi lông nhung đường ruột lợn con (µm)
Chỉ tiêu
Chiều cao vi lông nhung đường ruột lợn con 56 ngày tuổi (µm) TN (n=6) (Mean ± SE) ĐC (n=6) (Mean ± SE) P-value Tá tràng 251,6 ± 11,7 262,0 ± 7,0 NS Không tràng 230,7 ± 4,0 222,0 ± 4,4 * Hồi tràng 218,3 ± 14,0 190,7 ± 9,6 * Ghi chú: NS: P>0,05; *: P<0,05
Hình 4.6. Biểu mô niêm mạc không tràng lợn con 56 ngày tuổi (HE x 400) Ký hiệu: “a” thành ruột, “b” lớp cơ, “c” lớp biểu mô niêm mạc Ký hiệu: “a” thành ruột, “b” lớp cơ, “c” lớp biểu mô niêm mạc
Hình 4.7. Biểu mô niêm mạc hồi tràng lợn con 56 ngày tuổi (HE x 400)
Ký hiệu: “a” thành ruột, “b” lớp cơ, “c” lớp biểu mô niêm mạc
Ta thấy sự bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner có những tác động tích cực đến việc thay đổi chiều cao vi lông nhung đường ruột lợn con. Hệ vi lông nhung được phục hồi và phát triển đặc biệt là ở không tràng và hồi tràng.
Cai sữa là giai đoạn gây stress cho lợn do thay đổi chế độ ăn, môi trường ruột và hình thái ruột, và do đó có thể dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng thấp, tỷ lệ mắc tiêu chảy cao và mất cân bằng vi sinh vật đường ruột (Giang và cs., 2012 ). Theo Huang et al., (2012), khi bổ sung E. faecium EF1 đã làm giảm phản ứng viêm trên ruột non của lợn con theo mẹ. Vi khuẩn Lactic giúp bảo vệ tính toàn vẹn của biểu mô niêm mạc ruột thông qua cơ chế bám dinh lên các thủ thể trên tế bào
biểu mô, hạn chế tác động của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột (Lebeer et al., 2008). Khi bổ sung Lactobacillus reuteri I5007 cho thấy sự gắn kết mạnh của vi khuẩn này với dịch nhầy niêm mạc ruột và một số dòng tế bào như tế bào Caco-2, tế bào IPEC-J2 và tế bào IEC-6 (Hou et al., 2014; Li et al., 2008). Trạng thái lông nhung toàn vẹn cũng là một trong những biểu hiện của sự ổn định của ống tiêu hóa, khả năng hấp thu dinh dưỡng và tương ứng với tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy thấp của lợn con sau cai sữa.
Đánh giá cấu trúc vi thể biểu mô niêm mạc ruột cho thấy biểu mô niêm mạc tá tràng, không tràng và hồi tràng nhóm bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner và nhóm đối chứng trong nghiên cứu này ở trạng thái bình thường trên lợn con sau cai sữa: Các lông nhung rõ, không đứt nát, các tế bào biểu mô không bị bong tróc; khe giữa các lông nhung rõ ràng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Bacillus dạng bảo tử trong chế phẩm Bacillus Weaner có khả năng bảo toàn cao trong quá trình ép viên thức ăn ở nhiệt độ 80oC. Tỷ lệ bảo toàn số lượng bào tử Bacillus đạt 88,2% khi trong thức ăn cho lợn con theo mẹ và 90,6% trong thức ăn cho lợn sau cai sữa. Kết quả cho thấy chế phảm Bacillus Weaner đáp ứng được yếu tố kỹ thuật trong sản xuất thức ăn công nghiệp với probiotic.
Tăng khối lượng lợn con, ở giai đoạn lợn con theo mẹ thì kết quả nghiên cứu chưa phản ánh rõ nhưng khi sang đến giai đoạn lợn con sau cai sữa đã có sự khác biệt, lợn con dùng thức ăn có bổ sung chế phẩm Bacillus Weaner tang khối lượng cao hơn.
Tăng khối lượng TB (ADG) của lợn con giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi, cụ thể là tăng khối lượng TB ở lô TN là 372,26 g/con/ngày cao hơn ở lô ĐC là 364,40