Chuyển động của các phân tử trong cấu tạo chất

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương chất khí vật lý lớp 10 cơ bản theo hướng tiếp cận hoạt động cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên. (Trang 44 - 46)

3 4 a) Chất rắn Các phân tử xắp xếp có trật tự 1 2 3 4 b) Chất lỏng Các phân tử chuyển động hỗn loạn và có trật tự gần 1 2 3 4 c) Chất khí Các phân tử chuyển động hồn tồn hỗn loạn và khoảng cách giữa chúng là lớn nhất.

Bảng 2.1. thống kê đặc điểm trạng thái vật chất

TRẠNG THÁI

VẬT CHẤT ĐẶC ĐIỂM

Thể rắn

-Ở thể rắn: Các phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các

phân tử có kích thước phân tử). Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh, nên giữ được các phân tử này ở vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh

vị trí cân bằng. Do đó, các vật rắn có thể tích và hình dạng xác định riêng.

Thể lỏng

- Ở thể lỏng: Thể lỏng được coi là trạng thái trung gian giữa thể khí và thể rắn. Lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động

phân tán ra xa nhau. Nhờ đó, chất lỏng có tích riêng xác

định. Tuy nhiên lực này chưa đủ lớn như các chất rắn để giữ

các phân tử ở những vị trí xác định. Các phân tử ở thể lỏng

cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những

vị trí này khơng cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng

khơng có hình dạng riêng mà có hình dạng của bình chứa

nó.

Thể khí

- Ở thể khí: Các phân tử ở xa nhau (khoảng cách giữa các

phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng) lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Do đó chất khí khơng có hình dạng và thể tích riêng xác định. Chất khí ln ln chiếm

Có thể nói: Khoảng cách và lực tương tác giữa các phân tử của vật chất

quyết định sự tồn tại của chúng ở trạng thái nào: Rắn, lỏng hoặc khí.

2.3.1.2. Thuyết động học phân tử chất khí

Thuyết động học phân tử chất khí bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so

với khoảng cách giữa chúng.

- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn khơng ngừng. Chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao (Đó là chuyển động nhiệt của các

phân tử).

- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm nhau và va chạm với

thành bình.

- Mỗi phân tử va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực

khơng đáng kể, nhưng tổng các lực của vô số phân tử khí va chạm vào thành bình lại trở thành một lực đáng kể. Lực này gây ra áp suất của chất khí lên thành bình.

Tăng nhiệt độ

a. Ở nhiệt độ T1 b. Ở nhiệt độ T2 >T1

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương chất khí vật lý lớp 10 cơ bản theo hướng tiếp cận hoạt động cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên. (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)