- Mục đích: Sử dụng thuyết động học phân tử về cấu tạo chất khí để giải
thích các hiện tượng liên quan.
- Phương pháp tiếp cận hoạt động:
GV khắc sâu cho HV mục đích giải bài tập định tính và hướng dẫn gợi mở
cho từng bài tập để HV chủ động giải bài tập.
a. Bài tập mẫu:
Tại sao chất khí dễ bị nén, dễ bị dãn nở, còn chất lỏng không nén được?
+ Hướng dẫn giải bài tập theo hướng tiếp cận hoạt động
Sơ đồ 2.2. Quá trình tiếp cận hoạt động giữa GV và HV ở TTGDTX
Hướng dẫn giải bài tập theo phương pháp tiếp cận hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HV
- Để học viên chủ động giải thích được hiện tượng này, GV cần yêu cầu
HV thực hiện các bước sau:
+ Yêu cầu HV đọc kỹ đầu bài + Phân tích bài:
Nêu cấu tạo chất?
So sánh lực tương tác của các phân
tử chất lỏng và chất khí ?
+ Từ hai yếu tố trên yêu cầu học viên rút ra nhận xét để trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét kết quả
- HV chủ động nhớ lại kiến thức và thực hiện theo các bước GV yêu cầu. + HV đọc đầu bài và phân tích
- HV trả lời câu hỏi của đề bài: Cấu
tạo của chất lỏng và khí là khác nhau. Các phân tử chất lỏng ở rất gần nhau
giữa chúng có lực đẩy và lực hút giữ
cho các phân tử chất lỏng không thể
tiến gần và cũng không thể xa nhau
quá nên chất lỏng luôn có hình dạng thay đổi theo bình chứa nhưng thể
tích của nó không thay đổi. Còn chất
khí có thể dễ gần nhau mà cũng dễ xa nhau, do đó chất khí dễ bị nén và cũng dễ bị giãn nở. GV KT HV
Chú ý: Dựa vào mục đích cần đạt được khi giải bài tập định tính mà GV cần hướng dẫn cho HV giải thích các bài tập liên quan tương tự như bài tập
mẫu được lấy làm ví dụ trên đây. Từ đó HV có thể lấy làm phương pháp chung để giải các bài tập định tính cho chương “chất khí”.
b. Bài tập vận dụng( Biên soạn cho học sinh tự giải )
Bài 1:Thả một xúc tác muối ăn vào một bình nước, sau một thời gian các
phân tử muối phân bố đều trong toàn thể tích nước. Hãy giải thích hiện tượng?
Lời giải:
Đầu tiên muối hòa tan trong nước. Mật độ phân tử muối ở chỗ thả muối cao hơn chỗ khác nên phân tử muối khuếch tán đến nơi có mật độ phân tử
muối thấp hơn, cho đến khi mật độ phân tử muối mọi chỗ đều như nhau.
Bài 2: Hãy quan sát một tia nắng lọt vào phòng tối qua lỗ nhỏ và nhận xét
gì về các hạt bụi ? Giải thích hiện tượng ?
Lời giải:
Qua lỗ nhỏ ta dễ dàng thấy các hạt bụi bay lơ lửng, tung hoành trong không khí. Nguyên nhân là do các phân tử không khí chuyển động hỗn loạn,
không ngừng liên tiếp va chạm vào các hạt bụi.
Bài 3: Tại sao khi bơm xe, bơm bóng thì lốp xe và quả bóng lại căng lên ?
Lời giải:
Số phân tử khí tăng, áp suất tăng lên làm lốp xe và quả bóng căng lên.
Bài 4: Giải thích tại sao ruột ( săm ) xe đạp còn tốt, sau khi đã bơm căng, để lâu ngày ruột xe xẹp dần ?
Lời giải:
Ruột ( săm ) xe đạp bề ngoài như liền, nhưng giữa các phân tử của chất
làm ruột săm xe vẫn có khoảng cách nên các phân tử không khí vẫn có thể
Bài 5:Sau khi bóp vụn viên phấn thành những hạt nhỏ. Một em học sinh
gọi bụi phấn ấy là những nguyên tử, phân tử. Ý kiến ấy là sai, em hãy giải
thích cho bạn ?
Lời giải:
Các hạt phấn như những hạt bụi nhỏ, tuy vậy vẫn chưa thể gọi là nguyên tử, phân tử được bởi các nguyên tử, phân tử còn nhỏ hơn rất nhiều mà bằng
mắt thường không thể nhìn thấy được.
Bài 6: Tại sao lốp xe đạp để ngoài trời nắng thời gian lâu, lốp xe lại căng
lên ?
Lời giải:
Chất khí để trong bình kín các phân tử khí chuyển động hỗn loạn va chạm
vào thành bình gây nên áp suất lên thành bình. Khi nhiệt độ tăng, các phân tử
chuyển động nhanh hơn làm cho áp suất lên thành bình tăng lên. Lốp xe lúc này căng ra do để ngoài trời nắng nhiệt độ tăng lên.
Bài 7: Khi giữ nguyên thể tích nhưng tăng nhiệt độ thì áp suất chất khí tăng hay giảm ? Cho biết tác dụng của van bảo hiểm trong các nồi hơi, nồi áp
suất…
Lời giải:
Tăng nhiệt độ thì vận tốc của các phân tử tăng, vì vậy áp suất của chất khí tăng. Van bảo hiểm trong các nồi hơi, nồi áp suất… giữ an toàn cho nồi
không bị nổ tung trong trường hợp áp suất tăng lên quá mức cho phép.
Bài 8:Giải thích tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn
bị xẹp ?
Lời giải:
Giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí