Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương chất khí vật lý lớp 10 cơ bản theo hướng tiếp cận hoạt động cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên. (Trang 81 - 84)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Chúng tơi tiến hành dạy học cho học viên Trung tâm GDTX Ứng Hòa, Hà Nội chương “chất khí” bằng hệ thống bài tập đã xây dựng ở chương 2 nhằm đánh giá giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

Muốn giải các bài tập vật lí đã được xây dựng, cần vận dụng những suy

luận logic, cơng cụ tốn học dựa trên cơ sở các định luật, các học thuyết để đưa ra phương thức giải. Hệ thống bài tập vật lí chương “Chất khí” vật lí 10 ban cơ bản được biên soạn theo hướng tiếp cận hoạt động cho học viên Trung tâm GDTX.

Do đó, mục đích của thực nghiệm sư phạm là:

- Đánh giá tính khả thi của hệ thống bài tập đã soạn thảo dành cho học viên Trung tâm GDTX theo hướng tiếp cận hoạt động, tức là đối chiếu diễn biến

các giờ học thực nghiệm theo nội dung các bài tập đã soạn thảo với các giờ

học được giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống.

- Sau khi tiến hành thực nghiệm sẽ so sánh kết quả các bài kiểm tra của

nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng để đánh giá chất lượng dạy và học

theo nội dung hệ thống bài tập đã soạn thảo. Từ đó thấy được hiệu quả của hệ

thống bài tập đã xây dựng.

- Rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dần hệ thống các bài tập và định hướng phương pháp giải để giúp học viên tích cực học tập và biết

cách vận dụng theo hướng dẫn để làm bài tập.

Do hạn chế về thời gian hoàn thành luận văn nên quá trình thực hiện sư

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Để đạt được mục đích đặt ra, trong q trình thực nghiệm sư phạm chúng tơi đã thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Lên kế hoạch thực nghiệm sư phạm.

- Khảo sát, điều tra cơ bản để chọn các nhóm thực nghiệm và đối chứng,

chuẩn bị các thông tin và điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác TNSP.

- Thống nhất với giáo viên dạy thực nghiệm về phương pháp, nội dung thực

nghiệm.

- Tổ chức triển khai nội dung thực nghiệm.

- Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm, đánh giá theo các tiêu chí một cách

khoa học, từ đó nhận xét và rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.

- So sánh, đối chiếu kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối

chứng để đánh giá sơ bộ hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

- Trên cơ sở thực nghiệm, chúng tơi có thể đánh giá kết quả khả thi của quá

trình sử dụng hệ thống bài tập đã được soạn thảo cho học viên theo hướng

tiếp cận hoạt động để tiếp sau đó tìm thêm những vấn đề cần phải bổ sung,

nhằm hoàn thiện dần hệ thống bài tập phục vụ trực tiếp cho TTGDTX của

chúng tôi.

3.1.3.Đối tượng thực nghiệm sư phạm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm cho học viên lớp 10 cơ bản

( THPT và Bổ túc THPT) ở Trung tâm GDTX Ứng Hòa. Cụ thể như sau:

Lớp

Điểm trung bình

mơn học của lớp

( Học kì I)

Điểm trung bình kiểm

tra khảo sát mơn vật lí

TNSP Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng 10 C 10B 4,56 4,59 4,5 5

Lớp đối chứng do thầy Nguyễn Tiến Hiển và lớp thực nghiệm do thầy Hà

Văn Luyện phụ trách. Hai lớp có điểm trung bình mơn học và điểm thi khảo sát tương đối đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực nghiệm.

- Thời gian tiến hành thực nghiệm từ 15/3/2012 đến 1/5/2012

3.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.1.4.1. Phương pháp và quá trình tiến hành thực nghiệm

- Việc giảng dạy lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được tiến hành song song trong cùng một khoảng thời gian và cùng nội dung kiến thức chương “

chất khí”

- Lớp đối chứng do thầy Nguyễn Tiến Hiển dạy cho học viên cách làm bài tập chương “chất khí” theo từng bài sau khi đã học theo phương pháp truyền

thống.

- Lớp thực nghiệm do thầy Hà Văn Luyện dạy cho học viên cách làm bài tập chương “chất khí” theo hệ thống bài tập như đã xây dựng ở chương 2 của

luận văn và trong q trình thực nghiệm thu thập các thơng tin cần thiết.

- Sau q trình TNSP, chúng tơi cho học viên ở lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng làm bài kiểm tra cùng một đề.

- Chấm điểm kiểm tra của hai lớp và tiến hành phân tích kết quả của học viên.

Đối chiếu những phân tích và so sánh kết quả thực nghiệm là cơ sở để kiểm

tra đánh giá giả thuyết của đề tài.

3.1.4.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá TNSP được xây dựng qua đánh giá định tính và đánh giá định lượng.

a. Đánh giá định tính ( qua diễn biến của q trình thực nghiệm sư phạm) - Tính khả thi của hệ thống bài tập mới soạn thảo.

Căn cứ vào khơng khí học tập, mức độ học viên hăng hái tham gia thảo

- Sự phát triển tư duy của học viên:

Căn cứ vào cách diễn đạt của học viên thể hiện qua số học viên trả lời đúng và diễn đạt chính xác các câu hỏi kiến thức do giáo viên đặt ra.

Căn cứ vào kỹ năng đề xuất phương án giải bài tập thông qua số học viên đưa ra được các phương án và diễn đạt rõ ràng phương án giải quyết của mình.

Căn cứ vào kỹ năng quan sát, phân tích, sự tác động của học viên về các

hiện tượng vật lí từ đó có thể mở rộng bài toán và vận dụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

b. Đánh giá định lượng ( qua kết quả định lượng của quá trình TNSP) Dựa trên kết quả của các bài kiển tra giữa lớp ĐC và TN. Căn cứ vào việc

phân tích các tham số đặc trưng của quá trình thực nghiệm sư phạm như: giá trị trung bình điểm số X, phương sai 2

S , độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và độ đáng tin cậy…

Phương pháp đánh giá căn cứ vào quan sát, ghi chép trong quá trình dạy

học, sản phẩm học tập của học sinh, kiểm tra viết.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập chương chất khí vật lý lớp 10 cơ bản theo hướng tiếp cận hoạt động cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên. (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)