1.1. Những tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập
1.1.2. 3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc – Nền tảng
tảng cho sự hình thànhtư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi chủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam, là mặt trời soi sáng con đường cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi đến với chủ nghĩa Lênin, Người khẳng định “Đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Mác và Ăngghen sinh ra ở Đức, hoạt động ở những nước tư bản phát triển châu Âu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh, cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nổi lên gay gắt. Mác và Ăngghen đã kế thừa những trào lưu tư tưởng lúc bấy giờ sáng lập ra học thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp vô sản. Hai ông đã vạch rõ bản chất bóc lột và quy luật vận động, phát triển và tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản; vạch rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Hai ông viết “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” nêu khẩu hiệu nổi tiếng “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”
Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản quốc tế, song Mác và Ăngghen đã chỉ rõ, giai cấp vô sản mỗi nước ngoài mang tính chất quốc tế còn được sinh ra từ những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của các dân tộc. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới chống lại sự bóc lột của giai cấp tư sản luôn được bắt đầu trong khuôn khổ của một dân tộc đó. Do đó trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” Mác và Ăngghen khẳng định: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc” [47, tr.611]. Như vậy, trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, giai cấp vô sản đã tự mình thực hiện sự thống nhất giữa lập trường giai cấp và lập trường dân tộc.Đối với từng quốc gia, Mác và Ăghghen chỉ rõ: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự mình vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” [47, tr.623- 624]. Điều đó có nghĩa là giai cấp vô sản phải là đại biểu lợi ích chung cho toàn dân tộc.
Lênin sinh ra và hoạt động chủ yếu ở nước Nga, nơi chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức trung bình, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Lênin đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới: Lênin có những cống hiến lớn trong việc thúc đẩy phong trào cách mạng vô sản và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thế giới; về vấn đề dân tộc thuộc địa Lênin nêu khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Một đặc điểm quan trọng của thời đại lịch sử mới là, các dân tộc trên thế giới được chia thành hai loại: dân tộc bị áp bức và dân tộc đi áp bức.Dựa trên cơ sở phân biệt dân tộc đi áp bức với dân tộc bị áp bức, Lênin vạch ra cương lĩnh cơ bản của chính đảng vô sản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc là tôn trọng “Quyền dân tộc tự quyết”, Lênin cho rằng: “Quyền tự quyết có
nghĩa là quyền phân lập về mặt nhà nước của các dân tộc đó ra khỏi các tập thể dân tộc khác, có nghĩa là thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, tức là quyền tự quyết về mặt chính trị” [39, tr. 303]
Song tác phẩm có ý nghĩa hơn cả với các dân tộc bị áp bức là “Luận
cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin được trình bày tại
đại hội II Quốc tế cộng sản.Hồ Chí Minh tìm thấy ở Luận cương những lời giải đáp đầy thuyết phục cho những câu hỏi mình đang nung nấu và tìm tòi. Sau này, nói về cảm tưởng khi đọc Luận cương, Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ra!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”[59, tr.562].
Tóm lại, những quan điểm có tính nguyên tắc của Mác – Ăngghen –
Lênin về việc giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp vô sản đã ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.
1.1.3. Hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh - nhân tố chủ quan cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc