Hội nhập quốc tế là điều kiện quan trọng để giữ vững độc lập, tự chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 93)

1.2.2 .Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

2.2. Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế dƣớ

2.2.2. Hội nhập quốc tế là điều kiện quan trọng để giữ vững độc lập, tự chủ

vẫn có thể độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng và chính sự độc lập tự chủ về an ninh – quốc phòng lại tạo điều kiện để đất nước vươn lên, phát triển để đạt được độc lập tự chủ về kinh tế. Độc lập, tự chủ về kinh tế và độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng là hai mặt của vấn đề xây dựng một đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc. Do đó, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội sẽ cùng với độc lập, tự chủ về kinh tế, giữ vững truyền thống bản sắc văn hóa tạo nên cơ sở để hội nhập quốc tế về mọi lĩnh vực đạt hiệu quả cao.

Hội nhập quốc tế xét cho cùng chỉ hình thành trên cơ sở nền độc lập thật sự của các quốc gia, dân tộc. Trong quá trình hội nhập quốc tế các quốc gia, dân tộc phải luôn đảm bảo nguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, bình đẳng cùng có lợi. Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đó là những điều kiện tiên quyết để các quốc gia mở rộng hội nhập quốc tế.

2.2.2. Hội nhập quốc tế là điều kiện quan trọng để giữ vững độc lập, tự chủ tự chủ

Độc lập, tự chủ là cơ sở vững chắc để phát triển, nhưng muốn phát triển vững chắc ngoài yếu tố nội lực thì phải chú trọng đến ngoại lực, tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài. Tư tưởng tranh thủ sự giúp đỡ ở bên ngoài cũng là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh luôn tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Người viết: “Không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài, công cuộc vận động giải phóng khó mà thành công được” [50, tr.480]. Tuy nhiên Người cũng nhấn mạnh chớ vì bạn giúp ta nhiều mà đâm ra ỷ lại, mà vừa phải tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, vừa phải nêu cao tinh thần tự lực

cánh sinh, Người viết: “Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác” [54, tr. 445 ].

Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh khi nào không quán triệt đầy đủ quan điểm độc lập, tự chủ thì cách mạng gặp khó khăn và cũng chứng minh khi nào việc kết hợp độc lập, tự chủ và tranh thủ được sự giúp đỡ từ bên ngoài thì thuận lợi, làm lên những thắng lợi vẻ vang như cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới là xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mở cửa hội nhập quốc tế là nhu cầu khách quan để phát triển nền kinh tế mỗi nước. Mở cửa là xu thế tất yếu của phát triển nền văn minh nhân loại, chỉ có tiếp thu và nắm vững thành quả văn minh mới nhất của thế giới mới có thể phát triển và hội nhập. Không những thế, hội nhập quốc tế còn là biện pháp quan trọng để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Mở cửa, hội nhập quốc tế là nhu cầu bức thiết để củng cố, giữ vững chủ quyền và giữ vững nền độc lập, tự chủ. Càng hội nhập quốc tế có hiệu quả thì càng có thêm điều kiện thuận lợi để giữ vững độc lập, tự chủ thông qua việc tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…

Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, trong mở cửa hội nhập quốc tế phải thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, phải giữ vững và phát huy được cốt cách và truyền thống Việt Nam. Nâng cao uy tín của Việt Nam đối với quốc tế, đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc: kết hợp lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, bình đẳng cùng có lợi, bảo đảm độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ, không dùng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực, giải quyết các tranh chấp thông qua con đường thương lượng, hòa bình.

Mở cửa, hội nhập với cộng đồng quốc tế chúng ta chủ trương hướng tới tương lai, tạo nên sự tin cậy với các nước. Nhưng chúng ta kiên định chống sự “hội nhập đi đến hòa tan”, đánh mất chủ quyền và bản sắc dân tộc.

Để giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có hiệp quả, Hồ Chí Minh căn dặn phải “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” tức là lấy cái bất biến để ứng phó với cái vạn biến. Càng hội nhập quốc tế sâu rộng thì sự tùy thuộc lẫn nhau giữa nước ta và các nước sẽ gia tăng và cũng xuất hiện ngày càng nhiều những ràng buộc bởi các “luật chơi” chung, đó chính là cái vạn biến của thời cuộc. Còn cái bất biến đối với chúng ta luôn luôn là chủ quyền quốc gia, lợi ích quốc gia dân tộc.

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, việc giữ vững độc lập, tự chủ có nhiều thuận lợi nhưng cũng đứng trước không ít những thách thức. Hội nhập quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất, đem lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển trong việc tranh thủ những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vươn lên đuổi kịp các nước phát triển. Song hội nhập quốc tế cũng đặt các nước này trước những thách thức lớn. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc những cơ hội và thách thức đối với việc giữ vững độc lập, tự chủĐảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm cơ bản nhằm giữ vững độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế ngày nay.

Thứ nhất, trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập, tự chủ phải đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mối đe dọa lớn nhất đối với các nước không phải là sự tiến công xâm lược bằng quân sự mà chính là sự tụt hậu về kinh tế, nghèo đói. Ngày nay, nước nào có

nền kinh tế phát triển bền vững, làm chủ được khoa học công nghệ, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững độc lập, tự chủ.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, chủ quyền quốc gia dân tộc cả về kinh tế và chính trị đứng trước những thách thức. Đối với các nước đang phát triển, độc lập dân tộc là thành quả giành được từ cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ chống thực dân, đế quốc. Nhưng trong quá trình hội nhập quốc tế, nguy cơ mất độc lập, tự chủ của các nước ngày càng tăng, lợi ích của dân tộc đang bị các thế lực tư bản độc quyền xuyên quốc gia đe dọa. Trong bối cảnh đó, chỉ quốc gia nào có được một nền kinh tế độc lập, tự chủ thì mới có thể giành được thế chủ động trong hội nhập, tránh được tình trạng bị áp đặt, khống chế bởi các thế lực bên ngoài.

Là một nước đang phát triển, lựa chọn định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn cả thời cơ và thách thức mà quá trình hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đặt ra. Xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước, Đảng ta đã sớm cảnh báo nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và quốc tế, chính sự tụt hậu về kinh tế đã ảnh hưởng tới việc giữ vững độc lập, tự chủ của đất nước. Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định để tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đưa đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì không thể biệt lập mà nhất thiết phải có cách thức hội nhập hiệu quả với khu vực và quốc tế mà trước hết hết là trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là điều kiện quan trọng để giữ vững nền độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Đối với chúng ta, hội nhập kinh tế quốc tế là một nhu cầu tất yếu đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng điều đó không

có nghĩa là chúng ta sẽ hội nhập bằng mọi giá mà chúng ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trên tinh thần phát huy tối đa nội lực, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển nhưng phải giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”[9, tr. 43]

Nguyên tắc cơ bản và bao trùm trong hội nhập kinh tế quốc tế được Đảng ta nêu lên là “bảo đảm giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội

chủ nghĩa”. Giữ vững độc lập, tự chủ thể hiện trước hết trong quyết sách hội

nhập nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đối phó thắng lợi với các thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh … Những yêu cầu trên cũng là nhằm mục đích xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nền tảng trụ cột để giữ vững độc lập, tự chủ trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế giữ vững độc lập, tự chủ trên cơ sở tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Đoàn kết là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, ngay từ khi mới ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng ta xác định là đường lối, chiến lược, là động lực chủ yếu trong cuộc kháng chiến, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập, cũng như trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc hiện nay, việc dựa vào nhân dân, phát huy tính sáng tạo của nhân dân là chìa khóa của sự thành công. Có thực hiện được đoàn kết thì mới tạo được đồng thuận xã hội, mới gây dựng được nguồn nội lực của đất nước trong đó con người là nguồn nội lực quan trong nhất. Ngược lại, nếu không thực hiện được đoàn kết sẽ dẫn tới sự phân tán chia rẽ, mâu thuẫn làm xã hội mất ổn định, chính trị suy yếu mà còn làm cho kinh tế không thể phát triển được.

Nước ta là nước đa dân tộc, đa tôn giáo, nhân dân ta đã từng trải qua hơn một phần ba thế kỷ tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước và bảo vệ Tổ quốc. Tuy đất nước đã được thống nhất hơn 40 năm, nhưng những khác biệt vẫn còn tồn tại trong những bộ phận dân cư khác nhau, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới đặt ra nhiều vấn đề mới trong việc giữ vững nền độc lập, tự chủ. Đảng ta nhận thức rằng, Đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ được củng cố và phát huy mạnh mẽ khi các nhân tố cấu thành cộng đồng dân tộc ý thức rõ lợi ích chung của đất nước, lấy đó làm điểm tương đồng, mọi người đều hướng nỗ lực của mình vào thực hiện lợi ích chung. Vì vậy, giữ vững độc lập, tự chủ vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” được Đảng ta xem là mẫu số chung, là chất kết dính để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn của 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công

nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm

khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [ 12, tr. 36 – 37]

Những quan điểm trên đây xuất phát từ sự nhận thức sâu sắc của Đảng ta về tầm quan trọng của đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là điều kiện quan trọng để giữ vững độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thứ ba, trong quá trình hội nhập quốc tế giữ vững độc lập, tự chủ dựa trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày nay, việc giao lưu quốc tế mở rộng hơn trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Thông qua các hình thức liên kết kinh tế, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin … các nền văn hóa khác nhau có điều kiện giao lưu, truyền bá, lan tỏa và thẩm thấu lẫn nhau làm cho văn hóa phong phú, đa dạng hơn nhưng đồng thời điều đó cũng đưa đến nguy cơ làm “xói mòn” truyền thống văn hóa của các dân tộc. Bên cạnh sự hội nhập những tinh hoa văn hóa thế giới còn kéo theo nhiều sản phẩm “phản văn hóa” ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Vì vậy, việc gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở thành mối quan tâm của các nước và được coi là một nội dung của vấn đề giữ vững độc lập tự chủ trên lĩnh vực văn hóa.

Đảng ta khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ an ninh văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)