1.2.2 .Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
2.2. Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế dƣớ
2.2.1. Độc lập, tự chủ là cơ sở quyếtđịnh hội nhập quốc tế
Độc lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc. Hội nhập quốc tế là phương thức phát triển đất nước trong thế giới ngày nay. Giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có mối quan hệ biện chứng với nhau; vừa tạo tiền đề cho nhau, vừa thống nhất với nhau trong việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của cách mạng và lợi ích căn bản của đất nước ta, dân tộc ta.
Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là một trong những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Ngay từ những ngày đầu nhận thức về con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: chỉ có thể giải phóng dân tộc bằng con đường tự lực, tự cường đứng lên tự giải phóng mình, Người viết: “Vận dụng công thức của Các Mác chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” [87, tr.165], “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” [49, tr.320], “Muốn vượt qua vòng nô lệ, chúng ta chỉ có thể cậy vào sức của mình mà thôi” [49, tr.500]. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường và tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, Hồ Chí Minh không đồng tình với tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài hoặc mong đợi người khác làm hộ mình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài với phương châm tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Trong bài nói tại Hội nghị chiến tranh du kích tháng 7 – 1952, Hồ Chí Minh phân tích: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” [54, tr. 445].
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Song, độc lập, tự chủ không có nghĩa là “biệt lập”, “đóng cửa” với thế giới vì điều đó không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại, sẽ không thể phát triển và tất yếu làm suy yếu độc lập, tự chủ. Giữ vững độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Có giữ vững được độc lập, tự chủ thì mới có thể đẩy mạnh hội nhập quốc tế, vì không giữ vững được độc lập, tự chủ thì quá trình hội nhập sẽ chuyển hóa thành “hòa tan”, mục tiêu phát triển và an ninh đều không đạt được.
Độc lập, tự chủ với việc giữ vững ổn định chính trị xã hội, phát triển tăng trưởng về kinh tế, quốc phòng, an ninh được đảm bảo sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để các nước khác “bắt tay” hợp tác. Nếu một quốc gia dân tộc có nền chính trị - xã hội bất ổn, nội bộ chính quyền nhà nước không thống nhất, kinh tế không phát triển, an ninh trật tự không được đảm bảo, tất cả những điều đó sẽ gây nên sự lo ngại, e dè, thậm chí “quay lưng” không muốn cùng hợp tác của các quốc gia dân tộc khác. Do đó, muốn các khác “hợp tác” với mình trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau cùng có lợi thì phải đảm bảo được độc lập, tự chủ trên mọi phương diện. Đảm bảo
độc lập, tự chủ trên mọi phương diện chính là đã tập hợp được sức mạnh nội lực của đất nước trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ là cơ sở để mở rộng hội nhập quốc tế có hiệu quả, nhất là trong quan hệ hợp tác, phát triển kinh tế. Một khi không giữ vững được tính chủ động, tự lực, tự cường về kinh tế thì sớm hay muộn cũng bị phụ thuộc về chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
Đối với các nước lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, các lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội thường xuyên tìm cách ngăn cản và chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếu không xây dựng được một nền kinh tế độc lập, tự chủ thì dễ bị lệ thuộc, bị các thế lực xấu lợi dụng, lôi kéo hoặc khống chế, ép buộc thay đổi chế độ chính trị, đi chệch quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, có xây dựng được một nền kinh tế độc lập, tự chủ thì mới tạo được cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập, tự chủ. Độc lập, tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để đảm bảo cho sự độc lập, tự chủ về chính trị, văn hóa – xã hội và an ninh – quốc phòng…
Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống của đất nước cũng là nhân tố để vừa khẳng định nền độc lập, tự chủ vừa mở rộng được hội nhập quốc tế mà không bị “hòa tan”. Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt văn hóa của cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác. Bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện trong lối sống, trong phong tục, tập quán, trong các hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần của cộng đồng. Trong quá trình hội nhập quốc tế, các quốc gia, dân tộc sẽ đánh mất sự tồn tại của mình nếu để mất đi bản sắc truyền thống, văn hóa của mình, Đảng ta nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội… Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng mất gốc” [8, tr. 110 - 111].Giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chính là tạo nên một dòng chảy liên tục nhằm khẳng định sức mạnh nội lực và bản lĩnh văn hóa của chính dân tộc đó. Đồng thời những nét đẹp văn hóa, những đặc trưng truyền thống sẽ là những nhân tố giúp cho các quốc gia, dân tộc có cơ hội thuận lợi để mở rộng hội nhập quốc tế.
Giữa vững độc lập, tự chủ về an ninh quốc phòng một mặt là nội dung quan trọng để hội nhập quốc tế có hiệp quả, mặt khác còn là điều kiện quan trọng để các quốc gia, dân tộc khẳng định chủ quyền của mình và đập tan mọi âm mưu lợi dụng hội nhập quốc tế thông qua con đường “diễn biến hòa bình” để phá hoại, quấy rối của các thế lực phản động.
Trong mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ về kinh tế và độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng thì độc lập, tự chủ về kinh tế là tiền đề, là cơ sở vật chất của độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng. Một đất nước không được độc lập, tự chủ về kinh tế thì cũng khó bảo đảm được độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng. Không có được độc lập, tự chủ về kinh tế thì không sớm thì muộn, một đất nước cũng sẽ mất độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng. Tuy nhiên, giữa độc lập, tự chủ về kinh tế và độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng có tính độc lập tương đối. Trong một số thời điểm và trong những