1.2.2 .Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
2.1. Khái niệmvề “độc lập, tự chủ”, “hội nhập quốc tế” và quan điểm của
2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa độc
độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế được thể hiện qua các văn kiện của mỗi kỳ đại hội
Đảng. Qua mỗi kỳ đại hội, quan điểm đó ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và làm sâu sắc hơn.
Đại hội VII của Đảng (1991) đã khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Đại hội VII đã bước đầu đưa ra những định hướng chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn: “Trong điều kiện mới càng phải coi trọng vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”[7, tr. 88].
Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 ra đời đã khẳng định quyết tâm
của Đảng ta trong việc giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đảng ta nhận định không chỉ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà ngay cả trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản không tránh khỏi những mâu thuẫn, hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị, các chế độ ấy dựa trên quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp.Vì thế để vượt qua những mâu thuẫn và hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân.
Thứ nhất, độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế,
văn hóa, đối ngoại. Độc lập dân tộc thực sự đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ
quốc gia – dân tộc phải do quốc gia – dân tộc đó giải quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Sự phát triển bền vững của độc lập dân tộc được đo bằng khả năng và điều kiện đảm bảo cho độc lập thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội giải quyết vấn đề độc lập dân tộc thông qua
thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Lý tưởng xã hội chủ nghĩa mở đường đưa dân tộc tới sự phát triển phồn vinh, phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động. Việc thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội làm cho nền tảng của độc lập, tự chủ càng thêm vững chắc.
Đến đại hội VIII, nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đã có sự chuyển biến. Báo cáo Chính trị tại Đại hội VIII nhấn mạnh: “Mở rộng quan hệ quốc tế phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi, giữ gìn, phát huy bản sắc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc”[ 8, tr. 74]. Như vậy tại Đại hội VIII của Đảng vấn đề độc lập dân tộc, độc lập tự chủ, độc lập chủ quyền cũng như mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đã được nhắc đến, song khái niệm hội nhập quốc tế chưa được nói đến, mặc dù mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và quan hệ kinh tế với các nước đã được đề cập đến.
Hội nhập quốc tế vừa mang lại cơ hội giúp nước ta hóa giải nguy cơ tụt hậu so với khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế có thể khiến cho nguy cơ diễn biến hòa bình, mất độc lập, tự chủ và chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Một điểm mới trong chủ trương đối ngoại được nêu trong Văn kiện Đại hội IX là thay câu “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng
trong cộng đồng quốc tế ”[ 9, tr. 42]. Cũng trong Đại hội IX, lần đầu tiên cụm
từ “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”[9, tr. 43] được đưa ra.
Đến Đại hội X Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [10, tr. 112].
Như vậy so với Đại hội IX, Đại hội X đã bổ sung thêm khái niệm “tích cực” trong cụm từ “ chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là sự bổ sung, sửa đổi tuy không mang tính chất bước ngoặt, nhưng thể hiện nhận thức sâu sắc của Đảng đối với vấn đề hội nhập quốc tế, coi đó là xu thế tất yếu của thời đại, để phát triển, để có thể bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thì càng phải tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, Đại hội X đã đề ra phương châm chỉ đạo: “Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan, phải chủ động, có lộ trình phù hợp với bước đi tích cực, vững chắc, không do dự chần chừ, nhưng cũng không được nóng vội, giản đơn”[10, tr.180 – 181]. Có thể nói, so với các Đại hội trước, tại Đại hội X, quan điểm của Đảng về độc lập, tự chủ và mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế được trình bày đầy đủ, các nội dung được làm sâu sắc hơn, phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng trong giai đoạn mới.
Đến đại hội XI (2011), Đảng ta đã khẳng định mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là một trong các mối quan hệ lớn, “phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt”[11, tr.26]
Tổng kết 30 năm đổi mới đất nước, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XII, Đảng ta đã khẳng định mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế là một trong “các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và phát triển ở nước ta”[12, tr. 17]
Như vậy, trải qua các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đã được định hình và đến Đại hội XII (2016), Đảng ta đã khẳng định mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế là một trong các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và phát triển ở nước ta.