1.2. Một số nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.2.1. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
Ngay từ khi ra đời nhà nước Văn Lang, người Việt đã có ý thức về cộng đồng dân tộc và chủ quyền đất nước. Thời Bắc thuộc, ý thức cộng đồng dân tộc càng trở nên rõ nét, nhất là trong bối cảnh nước ta có nguy cơ bị đồng hóa. Ý thức về chủ quyền đất nước, chủ quyền dân tộc không phải chỉ có ở một vài cá nhân, một vài thủ lĩnh ở một địa phương nào đó mà nó có ở đại đa số người dân trên toàn lãnh thổ. Ýthức này không chỉ nhằm vào một mục tiêu cụ thể như đánh đuổi một tên thái thú hay thứ sử tham lam, tàn bạo mà còn hướng tới mục tiêu cơ bản, lâu dài: đó là chủ quyền dân tộc.
Năm 544, Lý Bí dấy binh đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc tự xưng là Nam Việt Đế (Lý Nam Đế), lấy quốc hiệu là Vạn Xuân. Việc xưng vương, đặt niên hiệu, dựng quốc hiệu, tìm nơi đóng đô của Lý Bí cho thấy quan niệm về chủ quyền dân tộc có bước phát triển mới về chất, và cũng từ đây các cuộc khởi nghĩa liên tục nổ ra để giành lại độc lập dân tộc. Sau Lý Nam Đế (541 -
547) là Triệu Việt Vương (548 - 570), Lý Phật Tử (571 - 602), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791), Khúc Hạo (917), Dương Đình Nghệ (923), Ngô Quyền (938).
Chủ quyền dân tộc được thiết lập bắt đầu từ Ngô Quyền, trải qua Đinh, Tiền Lê đến Lý, Trần đã có bước phát triển mới về chất.Trong bài “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã gắn liền việc dời đô với việc củng cố và duy trì nền độc lập của nước nhà.
Khoảng hơn nửa thế kỷ sau, vấn đề độc lập dân tộc và chủ quyền của đất nước lại được thể hiện một cách rõ nét trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Bài thơ là một lời tuyên bố đanh thép, một bản tuyên ngôn hùng hồn, trịnh trọng về nền độc lập và chủ quyền của đất nước.Sang thời Trần, việc ba lần đánh tan quân Nguyên đã thổi một luồng sinh khí mới vào quan niệm chủ quyền quốc gia dân tộc, sự vững vàng và sức sống trường tồn của dân tộc.
Quan niệm về dân tộc đến thời Lê sơ có bước phát triển mới về chất. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tư tưởng về quốc gia độc lập của Nguyễn Trãi, ông đã xác định “Quốc” (nước) bằng những tiêu chí cụ thể, tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh.
Ở Hồ Chí Minh, quan niệm về quốc gia, dân tộc rộng hơn nhiều. Ngoài những yếu tố lãnh thổ, văn hóa, lịch sử, Người còn chỉ ra quan hệ kinh tế, chính trị, pháp lý, tư tưởng vv… Đồng thời Người chỉ rõ, từ khi thực dân Pháp thống trị nước ta, chúng đã tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ, biến nước ta thành nước thuộc địa.
Trong bài “Lời phát biểu tại đại hội toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng
xã hội Pháp”, Người viết: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do
ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tôi không có quyền cư trú và du lịch ra nước ngoài; chúng tôi phải sống trong
cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập. Ở Đông Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tôi bằng thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu. Người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ những lợi ích không phải của chính họ” [48, tr. 34- 35].
Từ việc lên án chế độ thực dân Pháp đã trà đạp nên những quyền con người, quyền dân tộc của các dân tộc thuộc địa, vận dụng nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết đã được các nước đồng minh thừa nhận. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi đến hội nghị Vécxây
bản Yêu sách tám điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam:
“1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận; 4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ”[48, tr. 469 - 470].
Bản Yêu sách trên không được thực dân Pháp chấp nhận, những tuyên
bố của Tổng thống Mỹ Uynxơn đưa ra 14 điểm về quyền dân tộc tự quyết chỉ nhằm mục đích lừa bịp dư luận nhân dân thế giới, sự thật đó đã giúp Nguyễn
Ái Quốc rút ra những kết luận sâu sắc: “Những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” [81, tr. 33]
Tiếp nối tư tưởng trong bản Yêu sách, trong tác phẩm “Bản án chế độ
thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã lên án chủ nghĩa thực dân Pháp xâm
phạm đến những quyền dân tộc cơ bản của các dân tộc thuộc địa về tính mệnh và tình cảm, kinh tế và chính trị, hành chính và pháp lý, thể chất và tinh thần, một sự đối lập gay gắt không thể điều hòa được, chỉ có thể giải quyết bằng xung đột một mất một còn. Người khái quát: “Chế độ thực dân là ăn cướp… là hiếp dâm và giết người” [49, tr.115]. Đồng thời, Người cũng kêu gọi, thức tỉnh nhân dân các dân tộc bị áp bức đứng dậy đấu tranh tự giải phóng: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” [49, tr.144].
Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh đã nêu rõ giá trị của độc lập, tự do, Người viết: “Một nước cậy có sức mạnh đến cướp một nước yếu, lấy võ lực cai trị dân nước ấy, và giành hết cả quyền kinh tế và chính trị. Dân nước ấy đã mất cả tự do độc lập, lại làm ra được bao nhiêu thì bị cường quyền vơ vét bấy nhiêu” [49, tr. 286]. Vì thế Người kêu gọi các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại, thà chết được tự do còn hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình, giành lấy độc lập tự do.
Ngày 6 – 1 – 1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được triệu tập tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc). Hội nghị đã hoàn toàn nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời kêu gọi thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ
vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời kêu gọi thành lập ĐảngĐảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những quan điểm, đường lối chiến lược và sách lược cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ.
Đánh giá tình hình và tính chất cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã phân tích sâu sắc tính chất xã hội nước ta là một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Trong xã hội đó, chủ nghĩa đế quốc Pháp thực hiện chính sách độc quyền làm cho “Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được”[50, tr.1]. Từ khi xâm lược và thống trị nước ta, thực dân Pháp đã “chiếm ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, làm cho nông dân mất hết ruộng đất và lâm vào cảnh tuyệt vọng”[ 50, tr.20] và “một mặtchúng dùng bọn phong kiến An Nam, bọn đại tư sản phản cách mạng và bọn địa chủ để áp bức, bóc lột nhân dân An Nam. Mặt khác, chúng khám xét nhà cửa, bắt bớ, giam cầm và giết hại những người cách mạng An Nam” [50, tr. 21]
Thực trạng xã hội đó dẫn đến hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân đông đảo, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn nổi lên gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
Muốn giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản đó, mở đường đưa dân tộc ta đi tới tự do, hạnh phúc phải tiến hành đấu tranh cách mạng đánh đổ thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, giải quyết yêu cầu ruộng đất cho nông dân, trong đó nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc là
nhiệm vụ hàng đầu. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng vạch rõ nhiệm vụ của cách mạng là:
“A. Về phương diện xã hội thì:
a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam nữ bình quyền, vv…
c) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
B. Về phương diện chính trị:
a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
c) Dựng ra Chính phủ công nông binh. d) Tổ chức ra quân đội công nông.
C. Về phương diện kinh tế:
a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái
b) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, vv) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý.
c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo.
d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.
e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp. f) Thi hành luật ngày làm 8 giờ” [50, tr. 1 – 2]
Các nhiệm vụ chiến lược đó bao hàm cả nội dung của cách mạng dân tộc dân chủ và nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song nổi bật là nhiệm vụ chống đế quốc Pháp và tay sai của chúng, giành độc lập, tự do, dân chủ cho toàn thể dân tộc. Có thể nói, trong tư tưởng của Người độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết, là giai đoạn đầu trong tiến trình cách mạng dân chủ nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau, cuộc vận động trước thành công làm tiền đề cho cuộc vận động sau thắng lợi. Đó là cuộc vận động giải phóng dân tộc về mặt chính trị và cuộc vận động giải phóng dân tộc về mặt kinh tế. Tiến hành kết hợp chặt chẽ hai cuộc vận động cách mạng ấy chính là sự kết hợp giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong xã hội Việt Nam.
Mặc dù các quan điểm của Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc nêu trong Cương lĩnh là hoàn toàn đúng đắn, song sau hội nghị hợp nhất (6 – 1 - 1930), Quốc tế cộng sản lại coi các quan điểm của Hồ Chí Minh nêu trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là phạm sai lầm “hữu khuynh”, “dân tộc chủ nghĩa”, vì vậy dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, tổng Bí thư Trần Phú đã dự thảo “Luận cương chính trị”, theo quan điểm của Đại hội VI Quốc tế cộng sản. Hội nghị trung ương họp ở (Hương Cảng – Trung Quốc) tháng 10 -1930 đã thông qua dự án “Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Đông Dương. Nghị quyết cũng đã phê phán Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt là “phạm sai lầm chính trị”, “sai lầm về việc tổ chức Đảng”, và
“sai lầm về điều lệ và tên Đảng”. Từ những sai lầm đó, hội nghị đi đến nghị quyết: thủ tiêu Chánh cương, Sách lược và điều lệ cũ… bỏ tên “Việt Nam Cộng sản Đảng” mà lấy tên “Đông Dương Cộng sản Đảng”… Đem án nghị quyết của Quốc tế, chánh sách và kế hoạch của Đảng mà thảo luận cho khắp trong Đảng, lấy đó làm căn bổn và chỉnh đốn nội bộ, làm cho Đảng bônsơvích hóa. [19, tr. 35 – 36]
Về tính chất và nhiệm vụ cách mạng Đông Dương, Luận cương chính trị đã chỉ rõ: “Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng chưa có thể trực tiếp giải quyết được những vấn đề tổ chức xã hội chủ nghĩa; sức kinh tế trong xứ còn rất yếu, các
di tích phong kiến còn nhiều, sức mạnh giai cấp tương đương chưa mạnh về phía vô sản, vả lại còn bị đế quốc chủ nghĩa áp bức. Vì những điều kiện ấy cho nên thời kỳ bây giờ cách mạng chỉ có tánh chất thổ địa và phản đế” [13, tr. 93]
Vềnhiệm vụ của cách mạng Đông Dương, Luận cương chính trị chỉ rõ: “Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt nữa là tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Muốn thực hành những điều cốt yếu ấy thì phải dựng lên chánh quyền Xôviết công nông”[13, tr. 94]
Như vậy là trên một số quan điểm về cách mạng Đông Dương, giữa Hồ Chí Minh và Quốc tế cộng sản, cũng như giữa Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
với Luậncương chính trị và Án nghị quyết hội nghị trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương tháng 10 – 1930 có những khác biệt. Trong Cương lĩnh do
Hồ Chí Minh soạn thảo thì đề cao yếu tố dân tộc và khẳng định mục đích trước tiên là độc lập dân tộc. Còn quan điểm của Quốc tế cộng sản cũng như của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Luận cương thì đề cao yếu tố giai cấp đấu tranh và nêu khẩu hiệu người cày có ruộng, Luận cương đã không thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa một bên là đế quốc thực dân và tay sai với một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam, chưa xác định được nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai giành độc lập dân tộc. Nói cách khác Luận
cương chưa phân tích làm rõ tính chất và đặc điểm của cách mạng ở một nước
nó. Vì vậy, chính những điều mà Quốc tế cộng sản đã phê phán quan điểm của Hồ Chí Minh là “hữu khuynh”, “dân tộc chủ nghĩa” lại chính là những sáng tạo của Hồ Chí Minh, thể hiện sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam, và chính thực tiễn lịch sử đã chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn.
Đầu năm 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh về nước chủ trì hội nghị trung ương Đảng lần thứ tám, Hội nghị đã chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà