Khái niệmvề hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 76)

1.2.2 .Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

2.1. Khái niệmvề “độc lập, tự chủ”, “hội nhập quốc tế” và quan điểm của

2.1.1.2. Khái niệmvề hội nhập quốc tế

Cho tới thời điểm hiện nay, nếu như toàn cầu hóa không còn là một xu hướng nữa mà là cả một “cơn lốc” vận động của kinh tế và nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế, thì hội nhập quốc tế đang là lực hấp dẫn lớn đối với mọi khu vực và mọi quốc gia. Chưa bao giờ như bây giờ, cả thế giới cùng xem một bộ phim, cùng hồi hộp và theo dõi một trận bóng đá, cùng nghe một bản nhạc, cùng quan tâm đến các sự kiện ở Trung Đông, Châu Á, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản… Toàn cầu hóa đang mở rộng và đi vào tất cả các ngõ ngách của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế theo đó mà ngày càng có sự cuốn hút mạnh mẽ, trở thành một cuộc chơi đối với các quốc gia.

Hội nhập quốc tế là một đòi hỏi khách quan, nhưng cũng là một cuộc chơi quyết liệt, gay gắt, đầy kịch tính. Hội nhập quốc tế có quan hệ mật thiết với toàn cầu hóa. Có thể nói ở đâu quá trình toàn cầu hóa diễn ra thì ở đó có quan hệ hội nhập. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là hai mặt của một quá trình biện chứng, không thể có toàn cầu hóa nếu không có sự tham gia ngày càng đông đảo của các quốc gia, dân tộc, cũng như không thể có việc quốc tế hóa nếu như không có sự tác động của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là một tất yếu kinh tế - xã hội, thì hội nhập quốc tế cũng là một đòi hỏi khách quan.

Như vậy có thể hiểu “Hội nhập quốc tế là quá trình đi liền với toàn cầu hóa mà trọng tâm là mở cửa, tham dự phân công hợp tác quốc tế trong lĩnh

vực kinh tế và những lĩnh vực khác, tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực và điều kiện trong nước với bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh ví trí thích hợp có thể được trong quan hệ quốc tế”[72, tr. 101].

Hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của mỗi nước. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau và nhiều phương thức khác nhau. Tùy theo tình hình, hoàn cảnh cụ thể, tùy theo thời gian và không gian cũng như lĩnh vực cụ thể mà có sự tham gia hội nhập quốc tế được tiến hành theo các cấp độ khác nhau, có thể từ thấp đến cao, từ song phương đến đa phương hoặc có khi hội nhập được thực hiện cùng một lúc trong nhiều lĩnh vực với nhiều cấp độ. Có thể nói cả thế giới đang trong cao trào hội nhập quốc tế với tốc độ ngày càng nhanh và lĩnh vực ngày càng nhiều dẫn tới sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên. Chính vì thế, hội nhập quốc tế là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

Cũng như vấn đề độc lập, tự chủ được xét trên nhiều phương diện, thì vấn đề hội nhập quốc tế cũng diễn ra trên nhiều lĩnh vực: Hội nhập quốc tế về kinh tế, hội nhập quốc tế về chính trị, hội nhập quốc tế về văn hóa – xã hội…

Hội nhập về kinh tế là sự tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới

dựa trên lợi thế so sánh và từ đó tham gia vào phân công lao động khu vực và thế giới, để nền kinh tế nước ta trở thành một bộ phận không thể tách rời nền kinh tế khu vực và thế giới, vừa phát huy được tiềm năng và nguồn lực trong nước, vừa tranh thủ được các điều kiện và nguồn lực bên ngoài cho phát triển nhanh, bền vững.

Hội nhập về chính trịlà quá trình các nước tham gia vào các cơ chế quyền lực tập thể (giữa hai hay nhiều nước) nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định và hành xử phù hợp với các luật chơi chung. Hội nhập chính trị thể

hiện mức độ liên kết đặc biệt giữa các nước, trong đó họ chia sẻ với nhau về các giá trị cơ bản (tư tưởng chính trị, ý thức hệ), mục tiêu, lợi ích, nguồn lực và đặc biệt là quyền lực. Một quốc gia có thể tiến hành hội nhập chính trị quốc tế thông qua ký hiệp ước với một hay một số quốc gia khác trên cơ sở thiết lập các mối liên kết quyền lực giữa họ (hiệp ước liên minh hay đồng minh) hoặc tham gia vào các tổ chức chính trị khu vực (chẳng hạn như ASEAN, EU) hay một tổ chức có quy mô toàn cầu (chẳng hạn như Liên Hiệp quốc).

Hội nhập về văn hóa – xã hội là quá trình phát huy các giá trị văn hóa,

tinh thần tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến, đồng thời đóng góp vào sự phát triển văn hóa – xã hội của khu vực và thế giới. Tiêu chí để đánh giá kết quả hội nhập quốc tế không phải là sự tham gia nhiều hay ít vào đời sống quốc tế, mà là hiệu quả phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hội nhập về quốc phòng –an ninh làsự tham gia của quốc gia vào quá

trình gắn kết họ với các nước khác trong mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh. Điều này đòi hỏi các nước hội nhập phải tham gia vào các thỏa thuận song phương hay đa phương về an ninh-quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liên kết: mục tiêu chung, đối tượng, kẻ thù chung, tiến hành các hoạt động chung về đảm bảo an ninh-quốc phòng...

Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan của xã hội loài người và suy cho cùng được quyết định bởi sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Hội nhập quốc tế chính là sự ứng xử chủ quan của các quốc gia, dân tộc đối với xu thế khách quan đó. Nói cách khác, hội nhập quốc tế là một tiến trình chủ quan dựa trên nhận thức về các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)