Hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Min h nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

1.1. Những tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập

1.1.3. Hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Min h nhân tố chủ quan

Điểm xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đó là tấm lòng yêu nước thương dân. Ý thức dân tộc của Người có cội nguồn sâu xa từ truyền thống dân tộc và chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Điểm xuất phát này có vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với sự hình thế giới quan, nhân sinh quan trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người sau này. Lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, nước nhà mất độc lập, dân ta không có tự do, mọi người sống trong cảnh tăm tối, tủi nhục của kiếp sống nô lệ lầm than, Người hiểu rõ và thấm thía nỗi đau của

thân phận con người. Bước ngoặt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được bắt đầu từ sự kiện Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước đến khi Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước ta đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp thì vấn đề độc lập dân tộc đã trở thành vấn đề có tính chất sống còn đối với vận mệnh dân tộc và sự phát triển của đất nước. Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chủ quyền quốc gia, đó là điều nung nấu lớn nhất của tất cả những người yêu nước.

Thực tế lịch sử Việt Nam cho thấy vào thời điểm này, xã hội Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng về đường lối cứu nước, tình hình “đen tối như không có đường ra”. Vượt qua tầm nhìn hạn chế của các nhà yêu nước cùng thời, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một hướng đi khác, đi về phương Tây, đây là một bước ngoặt trong cuộc hành trình cứu nước của Người.Bước phát triển nhận thức để hình thành tư tưởng về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh gắn liền với các sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong hành trình cứu nước của Người, có thể kể đến các sự kiện chủ yếu sau:

- Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc, tổng thống Mỹ Uynxơn đã đưa ra chương trình 14 điểm được gọi là chủ nghĩa Uynxơn. Điểm thứ 5 trong chương trình đó đề cập đến việc giải quyết một cách công bằng những vấn đề thuộc địa. Tuy nhiên bằng hoạt động thực tiễn Người đã nhận thấy chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm.

- Tại đại hội Tua năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân tại các xứ thuộc địa, nơi mà chúng núp dưới khẩu hiệu là đem văn minh đi khai hóa cho các dân tộc lạc hậu để che đậy dã tâm bóc lột của chúng: “Chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó,

chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm” [48, tr.34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)