1.2.2 .Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
2.1. Khái niệmvề “độc lập, tự chủ”, “hội nhập quốc tế” và quan điểm của
2.1.1.1. Khái niệmvề độc lập, tự chủ
Độc lập dân tộc luôn là khát vọng của con người, khát vọng đó được hun đúc từ các yếu tố lịch sử và chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc. Dù cho bối cảnh quốc tế ngày nay có nhiều biến động, nhưng độc lập, tự do vẫn luôn là những giá trị thiêng liêng và cao đẹp mà các dân tộc và loài người tiến bộ vươn tới.
Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay, Đảng ta luôn giữ vững độc lập dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, mở rộng các mối quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực từng bước hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
Thực tế ngày nay, hầu hết các quốc gia dân tộc đã độc lập trên danh nghĩa nhưng với nhiều nước nền độc ấy chưa trọn vẹn, chưa vững chắc, xét cả về kinh tế và chủ quyền an ninh quốc gia. Do đó, trên thế giới hiện nay, vấn đề độc lập dân tộc không phải là đấu tranh giải phóng dân tộc mà là độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế. Do vậy, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay có thể hiểu: “Độc lập, tự chủ là năng lực thực sự của một quốc gia giữ vững
chủ quyền và sự tự quyết về đối nội và đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ và
thực hiện tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc của mình”[83, tr. 218].
“Độc lập” và “tự chủ” là hai mặt thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau của chủ quyền quốc gia. Độc lập thể hiện mặt pháp lý của chủ quyền, tức là chủ quyền trên danh nghĩa. Tự chủ thể hiện năng lực thực hiện chủ quyền , tức là chủ quyền trên thực tế. Trong đối nội, chính thể cầm quyền nào để mất độc lập, tự chủ sẽ không còn tính đại diện, không nắm được ngọn cờ dân tộc, và do đó không có khả năng tập hợp lực lượng và phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Trong đối ngoại, độc lập, tự chủ liên quan trực tiếp tới quyền dân tộc tự quyết – quyền cao nhất trong quan hệ quốc tế; một nước mất độc lập, tự chủ sẽ không còn chủ quyền, không còn được cộng đồng thế giới công
nhận và tôn trọng. Giữ vững độc lập, tự chủ là điều kiện tiên quyết để thực
hiện lợi ích quốc gia, dân tộc và các mục tiêu đối nội, đối ngoại.
Nội dung, yêu cầu cụ thể của việc giữ vững độc lập, tự chủ ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước được xác định bởi: thứ nhất là mục tiêu chiến lược quốc gia trong giai đoạn đó; thứ hai là thế và lực của đất nước và thứ ba
là bối cảnh quốc tế. Đây cũng là ba nhân tố quan trọng nhất quyết định phương cách bảo đảm độc lập, tự chủ, nhất là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh, văn hóa … và đặc biệt là năng lực sử dụng hiệu quả các tiềm lực này trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển và an ninh quốc gia.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, quan niệm về độc lập, tự chủ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, độc lập, tự chủ của quốc gia trước hết là độc lập, tự chủ trong
việc lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển; độc lập, tự chủ trong việc quyết định đường lối và chiến lược phát triển, chủ động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách và các công cụ quản lý
phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và các điều ước quốc tế đã tham gia và cam kết thực hiện.
Thứ hai, về kinh tế: Độc lập, tự chủ trên lĩnh vực kinh tế đòi hỏi chúng
ta phải xây dựng cho được một nền kinh tế độc lập, tự chủ, tức là một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm... Đó là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế toàn cầu, có khả năng duy trì hoạt động sản xuất phục vụ đời sống xã hội của đất nước và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta trước hết phải được thể hiện ở tính độc lập, tự chủ trong đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, song phải luôn coi trọng và bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, an toàn năng lượng, đặc biệt là an toàn tài chính, xử lý nợ nước ngoài trong ngưỡng cho phép.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường nội địa, thực hiện tự do hoá nền kinh tế theo các cam kết quốc tế, tức là chuyển giao một số quyền độc lập quyết định của nhà nước sang thị trường. Trong điều kiện đó, việc giữ vững tính độc lập, tự chủ của nhà nước Việt Nam phải được thể hiện qua vai trò và năng lực tự chủ về kinh tế của nhà nước.
Thứ ba, Độc lập, tự chủ trên lĩnh vực đối ngoại theo Chủ tịch Hồ Chí
ích giai cấp và dân tộc trong hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại; trong xác định bạn, thù và tập hợp lực lượng quốc tế; không giáo điều, rập khuôn, máy móc. Muốn giữ vững độc lập, tự chủ trong đối ngoại thời kỳ hội nhập quốc tế, chúng ta cần quán triệt sâu sắc phương châm đối ngoại “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối ngoại dù ở thời kỳ nào cũng phải xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc. Lợi ích quốc gia dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc cao nhất của đối ngoại. Đối ngoại vì lợi ích quốc gia dân tộc thể hiện qua các nhiệm vụ như: đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng đông đảo người Việt Nam trong và ngoài nước vì mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước; đoàn kết quốc tế, tác động tích cực tới nỗ lực tập hợp lực lượng quốc tế của Việt Nam vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển; nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định mục tiêu, lý tưởng của Đảng là vì lợi ích quốc gia dân tộc. Đây là vấn đề có tính bất biến, là cơ sở để xác định vấn đề nào luôn phải kiên định, vấn đề nào có thể thỏa hiệp; đâu là mục tiêu, đâu là phương tiện trong hội nhập quốc tế.
Thứ tư, bên cạnh độc lập, tự chủ về kinh tế, chính trị thì việc giữ vững
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một nội dung quan trọng của độc lập, tự chủ ở mọi quốc gia. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ tạo ra một nguồn nội lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Biết giữ gìn khai thác phát triển và nâng cao bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc mới có được giá trị bản thân, khẳng định được chính mình trong tiếp xúc và đối thoại với các nền văn hóa khác, trên cơ sở đó mới tiếp thu được những tinh hoa của nền văn hóa thế giới để làm phong phú thêm bản sắc nền văn hóa dân tộc.
Thứ năm, độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng: nhiệm vụ bảo vệ an
gia, dân tộc. Độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng tức là độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động liên quan đến vấn đề quân sự, an ninh của quốc gia đó, trong việc bảo vệ lãnh thổ và giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội của quốc gia, dân tộc mà không có sự can thiệp hoặc phụ thuộc vào nước khác. Một quốc gia không có được sự độc lập, tự chủ về an ninh – quốc phòng thì dân tộc đó không thể có chủ quyền quốc gia, không thể tự quyết định được vận mệnh của dân tộc mình.