1.2.2 .Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
2.2. Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế dƣớ
2.2.3. Hội nhập quốc tế phải gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế được thể hiện trong các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế: trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta tham gia vào các vào các thiết chế kinh tế chủ quyền quốc gia sẽ được củng cố và khẳng định bởi vì.
Một là, tham gia vào các thiết chế kinh tế, chủ quyền quốc gia sẽ được củng cố và bảo đảm hơn. Tham gia hội nhập khu vực và quốc tế cho phép Việt Nam sử dụng những cơ sở pháp lý để đấu tranh chống bị phân biệt đối xử, chèn ép trong thương mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong các quan hệ kinh tế.
Hai là, tham gia hội nhập, Việt Nam có thể tranh thủ và khai thác những quy chế, điều kiện ưu đãi mà phần lớn các thể chế quốc tế dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển để vừa đảm bảo hội nhập có hiệu quả, vừa bảo hộ hợp lý và phát triển vững chắc các ngành sản xuất. Chẳng hạn, tham gia WTO, Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo hệ thống ưu đãi phổ cập. Trong các lộ trình mở cửa, hội nhập, Việt Nam có quyền chủ động trong việc quyết định gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, xây dựng phương án mở cửa, phối hợp các lộ trình hội nhập toàn cầu và khu vực, qua đó giúp chúng ta có điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,đảm bảo tuân thủ các quy định của các thể chế kinh tế quốc tế vừa đảm bảo chủ quyền quốc gia, khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế giới. Do đó, việc gia nhập vào các thể chế kinh tế quốc tế sẽ có cơ sở khẳng định và bảo đảm chủ quyền quốc gia.
Ba là, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà cụ thể là gia nhập
WTO, Việt Nam có được vị trí và tiếng nói trong đàm phán đa phương về các vấn đề thương mại và những vấn đề liên quan khác như có thể vay tiền từ các tổ chức tín dụng quốc tế, dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận nguồn vốn ODA, tức là Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia bình đẳng vào quá trình hình thành luật pháp quốc tế sao cho đảm bảo được quyền lợi của nước mình. Đồng thời qua đó nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ hai, trong lĩnh vực chính trị: trong quá trình hội nhập quốc tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được thể hiện ở các quan điểm sau:
Một là, củng cố sức mạnh của nhà nước. Hiện nay các thế lực tư bản đế quốc, đặc biệt là Mỹ đang ra sức lợi dụng toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế để thao túng các dân tộc đang ở trình độ phát triển thấp hoặc đang phải ra sức củng cố chủ quyền độc lập dân tộc. Từ toàn cầu hóa kinh tế, các thế lực tư sản cầm quyền đang tìm mọi cách thực hiện toàn cầu hóa chính trị tư bản chủ nghĩa, đưa các nước, các dân tộc đi vào quỹ đạo ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản.
Dưới chiêu bài, tự do, dân chủ, nhân quyền các thế lực chính trị tư sản đã và đang tìm mọi cách can thiệp vào quyền tự quyết dân tộc, xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia của các nước.Từ tác động của kinh tế, công nghệ tài chính, chúng thực hiện những tác động về chính trị, làm suy yếu và chệch hướng con đường phát triển của các dân tộc. Các thế lực này luôn khai thác các sự kiện, tình huống để làm mất ổn định, thổi phồng và tạo cớ để quốc tế hóa, chính trị hóa các vấn đề đó, mở đường cho những hoạt động can thiệp, lật đổ, dùng sức mạnh kinh tế tài chính, kỹ thuật, công nghệ để khống chế các nước muốn tự khẳng định mình. Xây dựng và củng cố sức mạnh của nhà nước là một đòi hỏi cấp bách để đảm bảo cho các quốc gia dân tộc hội nhập với thế giới toàn cầu một cách lành mạnh vì dân sinh dân chủ, tiến bộ. Đó cũng là quan điểm và thái độ củaViệt Nam trong tiến trình chủ động hội nhập quốc tế và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu hóa. Trong quá trình xây dựng Nhà nước, Đảng ta đã quán triệt nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy tính sáng tạo của nhân dân, tham khảo và vận dụng có chọn lọc lý luận xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân loại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam sao cho phù hợp với dân tộc, thời đại và hoàn cảnh thực tiễn của đất nước.
Hai là, đấu tranh chống lại các thế lực đang có âm mưu xóa bỏ “định
mới, trong điều kiện “vừa học, vừa là, vừa tổng kết,vừa suy nghĩ”, định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước thể hiện tính đúng đắn qua các thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài đặc biệt là trên các trang web, có một số phần tử đang triển khai chiến dịch chống lại “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Họ coi đây là sự không tưởng, là đi ngược lại xu hướng tiến bộ, là sự áp đặt khiên cưỡng của Đảng Cộng sản Việt Nam lên dân tộc Việt Nam. Thậm chí, họ còn suy diễn, coi định hướng xã hội chủ nghĩa “chỉ mang ý nghĩa thuần túy quyền lực”, “bản chất thật của định hướng xã hội chủ nghĩa là bảo vệ độc quyền về kinh tế và đặc quyền về chính trị của Đảng cầm quyền”… Như vậy, định hướng xã hội chủ nghĩa trở thành một trọng tâm và đang bị các thế lực thù địch ráo riết chống phá, qua đó, tiến công vào nền tảng tư tưởng và thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Vì vậy, tăng cường nội lực, nâng cao đời sống nhân dân, tuyên truyền giáo dục về mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa là những việc làm cần thiết mà chúng ta đang thực hiện nhằm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Ba là, đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã
và đang lợi dụng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế để tiến hành “diễn biến hòa bình” kết hợp với gây bạo loạn nhằm tấn công thẳng vào chế độ xã hội nước ta. Chúng dùng mọi thủ đoạn thông qua hàng loạt các hoạt động từ ngoại giao, ký kết, đầu tư, hợp tác … để thâm nhập sâu vào công việc nội bộ của nước ta, thúc đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến hòa bình” trong lòng chế độ ta, đến trực tiếp kích động bạo loạn đối với đồng bào ta (như ở Tây Nguyên).
Các thế lực thù địch với chế độ ta hiện nay còn tiếp tay cho bọn phản động chống phá Việt Nam, truyền bá các tư tưởng phản động, nói xấu Đảng, bôi nhọ chế độ. Tất cả các tổ chức này khi tiến hành các hoạt động chống phá
đều được trang bị rất hiện đại, từ thủ đoạn cho đến công cụ. Điều quan trọng là đằng sau rất nhiều hoạt động này là những lực lượng đang bị chi phối bởi toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Công cuộc bảo vệ chủ quyền dân tộc của chúng ta ngày càng trở nên phức tạp và quyết liệt hơn bao giờ hết.
Thứ ba, trong lĩnh vực văn hóa: Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang đến những cơ hội cho sự phát triển văn hóa dân tộc:
Một là, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu văn hóa, tạo cơ hội để
phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, xây dựng và phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là, tạo cơ hội phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ
văn hóa, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa về công nghệ thông tin toàn cầu, kích thích năng lực sáng tạo của nền văn hóa dân tộc.
Ba là, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp phát
triển văn hóa dân tộc.
Bốn là, tác động vào tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, kích thích tinh thần dân tộc phát triển, thúc đẩy tinh thần cạnh tranh để nâng vị thế văn hóa của dân tộc trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống có nguy cơ bị “xói mòn”, mà nghiêm trọng nhất là xói mòn về văn hóa chính trị, ý thức hệ phương Tây du nhập ngày càng nhiều, thách thức an ninh chính trị đối với nhiều quốc gia ngày càng lớn. Sự lan tràn ồ ạt của văn hóa phương Tây, không những thách thức văn hóa dân tộc, mà còn thách thức cả sự ổn định xã hội của các nước mà nó xâm nhập. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và quan niệm giá trị của các cường quốc được truyền bá theo. Đây là
đòn tấn công mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đối với văn hóa dân tộc, hàng loạt các hiện tượng phạm tội xã hội như nghiện hút, buôn bán ma túy, buôn lậu, tham nhũng, cướp giật, kết hợp với sự lan tràn các loại “tà giáo” và thế lực xã hội đen càng làm tăng thêm sự rối ren, gâymất ổn định xã hội.
Trong khi đó, các nước phương Tây lấy toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế làm công cụ, ra sức truyền bá quan điểm về giá trị, về văn hóa và tư tưởng của họ cho các nước và các dân tộc khác, thực hiện chính sách “xâm lấn văn hóa”, gây ảnh hưởng đối với nhân dân các nước, can thiệp vào công việc chính trị, làm suy yếu ý thức dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và cơ sở tồn tại của các nước đó, biến họ thành những nước lệ thuộc. Theo cách đó, họ hy vọng sẽ giành được thắng lợi dễ dàng hơn so với việc dùng sức mạnh quân sự và sự khống chế về kinh tế. Du nhập ý thức hệ tư sản đã thành một trong những biện pháp cơ bản để một số nước lớn phương Tây thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với nhiều nước, thậm chí trở thành mối hiểm họa gây nên những biến động xã hội ở các nước này. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang tạo ra cơ hội thuận lợi cho các nước phương Tây sử dụng hệ thống truyền thông hiện đại của họ nhằm thực hiện đa nguyên hóa về chính trị, phi chính trị hóa quân đội, phương Tây hóa lối sống.
Trước nguy cơ nền văn hóa dân tộc bị tác động mạnh bởi làn sóng văn hóa phương Tây, chúng ta không cự tuyệt hoàn toàn để tránh phương Tây hóa, Mỹ hóa nền văn hóa truyền thống của dân tộc, đây là cách ứng xử cực đoan có thể dẫn đến “chủ nghĩa bảo thủ văn hóa”. Chúng ta cũng không mở toang cửa cho văn hóa toàn cầu, văn hóa phương Tây, văn hóa Mỹ tràn vào bởi vậy sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là văn hóa truyền thống bị đồng hóa, hòa tan vào văn hóa toàn cầu. Một khi văn hóa dân tộc bị “hòa tan” vào văn hóa toàn cầu thì chủ nhân của nó là dân tộc tất yếu sẽ bị đẩy khỏi vũ đài lịch sử. Chúng ta chủ trương kết hợp hài hòa văn hóa truyền thống với hiện đại trên
cơ sở bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ lấy những gì là tinh hoa của văn hóa dân tộc, loại trừ dần các yếu tố lỗi thời, tăng cường giao lưu văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những gì là tinh hoa của văn hóa thế giới, đồng thời tiến hành bản địa hóa, dân tộc hóa chúng để làm giàu cho văn hóa dân tộc, lấy văn hóa làm động lực cho sự phát triển của dân tộc. Đó chính là chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [9, tr. 114].
Tiểu kết chƣơng 2
Trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng độc lập dân tộc vẫn tiếp tục định hướng cho Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
Ý nghĩa của tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay thể hiện ở các quan điểm: Thứ nhất, khẳng định độc lập, tự chủ là cơ sở quyết định hội nhập quốc tế. Thứ hai, khẳng định hội nhập quốc tế là điều kiện quan trọng để giữ vững độc lập, tự chủ. Thứ ba, hội nhập quốc tế phải gắn liền với bảo vệ chủ quyền quốc gia.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống, trong đó nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, kết hợp với các giá trị văn hóa phương Đông, phương Tây, trong đó tiểu biểu là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc được Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo trong điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc Việt Nam. Các quan điểm đó, qua thực tiễn cách mạng đã dần được bổ sung, hoàn thiện và được thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được thể hiện qua các quan điểm: thứ nhất, Hồ Chí Minh khẳng định độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết, là quyền thiêng thiêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Thứ hai, Người khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thứ ba, độc lập dân tộc ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với thống nhất đất nước.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quôc tế hiện nay, Việt Nam đang có nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách trên con đường phát triển. Cũng như các quốc gia, dân tộc khác, đối với Việt Nam, việc bảo vệ lợi ích dân tộc, trong đó giữ vững độc lập dân tộc vẫn là mục tiêu hàng đầu. Song trong quá trình hội nhập quốc tế, độc lập dân tộc không phải là đấu tranh để giải phóng dân tộc như trước đây. Độc lập dân tộc trong thời đại ngày nay đi liền với tự chủ và được thể hiện trên các lĩnh vực: độc lập, tự chủ về kinh tế; độc lập, tự chủ về chính trị; độc lập, tự chủ về văn hóa; độc lập, tự chủ về an ninh - quốc phòng. Trong đó độc lập, tự chủ về kinh tế đóng vai trò là nền tảng, tiền đề vật chất cho độc lập, tự chủ về chính trị; còn độc lập, tự chủ về văn hóa là một trong những cơ sở, động lực quan trọng để giữ gìn độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị.
Giữ vững độc lập, tự chủ trong điều kiện đặc thù ở nước ta hiện nay không tách rời việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… và đồng thời phải dựa trên nền tảng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta phải có những chủ trương, đường lối đúng đắn, dựa trên cơ sở tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh, một tài sản vô cùng quý giá