1.2.2 .Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
1.2.3. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đất nước
Độc lập dân tộc gắn liền thống nhất đất nước là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, là con đường sống của nhân dân Việt Nam. Đó là một quan điểm lớn của Hồ Chí Minh. Người nói “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”
Thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc chinh phục và chia cắt nước Việt Nam ta sau khi buộc triều đình nhà Nguyễn phải ký hiệp ước patơnốt (1884). Theo hiệp ước này, Việt Nam không được xem như một quốc gia độc lập thống nhất, mà bị chia thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau. Do chính sách cai trị trên, sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập của dân tộc Việt Nam cũng là cuộc đấu tranh cho sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp nhằm chia cắt đất nước Việt Nam; “Lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết” [51, tr.1].
Cách mạng tháng Tám thành công, xóa bỏ ách thống trị thuộc địa và sự chia rẽ của chủ nghĩa đế quốc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một nhà nước độc lập, thống nhất. Trong Tuyên ngôn độc lập (2- 9 - 1945), chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam” [51, tr.3]. Dưới chính thể dân chủ cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, mọi tầng lớp nhân dân, bất kể giàu nghèo, thành phần giai cấp. Mọi người có tâm huyết với nước với dân đều có cơ hội phục vụ đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của cách mạng Tháng Tám là giành lại hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho tổ quốc ta, cho nhân dân ta.
Khác với nước Đức và Triều Tiên, khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn toàn tự lực, tự cường, chủ động vùng lên tổng khởi nghĩa, đạp tan bộ máy chính quyền của Phát xít Nhật và tay sai ở cả trung ương và địa phương từ Bắc chí Nam, và đã thành lập một chính phủ dân tộc thống nhất trong toàn quốc trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.
Như vậy độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được thực hiện bằng một cuộc cách mạng do nhân dân Việt Nam tiến hành, chứ không phải nhờ quân đồng minh vào giải phóng khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa phát xít.
Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã khẩn trương chỉ đạo nhân dân Việt Nam tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước bầu quốc hội khóa I (6 – 1- 1946) và soạn thảo hiến
pháp. Những việc làm đó không chỉ nhằm kiện toàn bộ máy chính quyền nhà nước, mà còn nhằm thể chế hóa nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam.
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là những quyền dân tộc cơ bản, là mục tiêu hàng đầu của nhân dân Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Ngày 23 – 9 – 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam bộ với âm mưu tách Nam bộ khỏi nước Việt Nam. Độc lập và thống nhất của tổ quốc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân là khát vọng và ý chí đấu tranh ngoan cường của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [51, tr. 187].
Trước ngày lên đường sang Pháp, trong Thư gửi đồng bào Nam bộ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!” [51, tr. 280].
Đối với Người, đất nước, núi sông Việt Nam là một khối thống nhất Bắc – Trung – Nam không thể phân chia, sự thống nhất đó có từ hàng ngàn năm lịch sử trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Người viết: “Nước Việt Nam thành lập đã hơn hai nghìn năm. Việt Nam là một dân tộc có chung một lịch sử, một thứ tiếng, một nền kinh tế và văn hóa. Dân tộc Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết nhất trí trong lao động xây dựng và trong chiến đấu chống ngoại xâm. Nước Việt Nam là một khối thống nhất” [58, tr. 268]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc không thể tách rời sự thống nhất đất nước, với non sông liền một dải.
Một nước Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là mục tiêu phấn đấu suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh và cũng là ý chí, nguyện vọng của toàn dân Việt Nam. Mục tiêu và ý chí đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định
khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước kết thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo cho đất nước đương đầu và vượt qua bao thử thách lớn lao. Nói cách khác, tư tưởng độc lập, tự do và ý chí thống nhất tổ quốc của Hồ Chí Minh là nhân tố nền tảng tạo ra sức mạnh to lớn đánh bại ý chí của kẻ thù xâm lược.
Cuộc kháng chiến chín năm trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ngày 21 – 7 – 1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Theo hiệp định này, một nước Việt Nam với những quyền dân tộc cơ bản được thừa nhận: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt là hai miền với ranh giới quân sự là vĩ tuyến 17.
Như vậy, mặc dù một nửa đất nước sạch bóng quân thù, song cả dân tộc vẫn chịu nỗi đau chia cắt do âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ, hòa bình lập lại trên miền Bắc, nhưng trái tim Hồ Chí Minh chưa phút nào yên, vì miền Nam còn bị quân thù giày xéo. Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ hiện nay của cách mạng Việt Nam là: Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu
tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân trong cả nước” [59, tr. 673].
Giải phóng miền Nam thống nhất non sông giờ đây đã trở thành mục tiêu của mọi người Việt Nam yêu nước, thương nòi và đó cũng là quyết tâm không gì lay chuyển của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đại hội III của Đảng (9 - 1960), Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một. Nhân dân ta nhất định sẽ vượt qua tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được “thống nhất đất nước, Nam Bắc một nhà”” [59, tr.674].
Đế quốc Mỹ ngày càng lao sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, chủ tịch Hồ Chí Minh và trung ương Đảng xác định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của quân và dân ta trên cả hai miền Nam
Bắc. Sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà là sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc Việt Nam. Trong thư chúc mừng năm mới, Người viết:
“Nước Việt Nam ta là một, Dân tộc Việt Nam ta là một. Dù cho sông cạn đá mòn,
Nhân dân Nam, Bắc là con một nhà.” [61, tr. 12]
Trước lúc đi xa, trong “Di chúc”, Người bày tỏ niềm tin và khát vọng: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” [62, tr. 623].
Thực hiện di chúc thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước giương cao mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thỏa lòng mong ước của Người bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tiểu kết chƣơng 1
Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống, trong đó nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, kết hợp với các giá trị văn hóa phương Đông, phương Tây, trong đó tiểu biểu là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc được Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo trong điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc Việt Nam. Chính tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh đã soi đường cho nhân dân ta đứng dậy đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
CHƢƠNG 2. Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC
LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Khái niệm về “độc lập, tự chủ”, “hội nhập quốc tế” và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Khái niệm về “độc lập, tự chủ” và “hội nhập quốc tế”
2.1.1.1. Khái niệmvề độc lập, tự chủ
Độc lập dân tộc luôn là khát vọng của con người, khát vọng đó được hun đúc từ các yếu tố lịch sử và chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc. Dù cho bối cảnh quốc tế ngày nay có nhiều biến động, nhưng độc lập, tự do vẫn luôn là những giá trị thiêng liêng và cao đẹp mà các dân tộc và loài người tiến bộ vươn tới.
Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay, Đảng ta luôn giữ vững độc lập dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, mở rộng các mối quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực từng bước hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
Thực tế ngày nay, hầu hết các quốc gia dân tộc đã độc lập trên danh nghĩa nhưng với nhiều nước nền độc ấy chưa trọn vẹn, chưa vững chắc, xét cả về kinh tế và chủ quyền an ninh quốc gia. Do đó, trên thế giới hiện nay, vấn đề độc lập dân tộc không phải là đấu tranh giải phóng dân tộc mà là độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế. Do vậy, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay có thể hiểu: “Độc lập, tự chủ là năng lực thực sự của một quốc gia giữ vững
chủ quyền và sự tự quyết về đối nội và đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ và
thực hiện tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc của mình”[83, tr. 218].
“Độc lập” và “tự chủ” là hai mặt thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau của chủ quyền quốc gia. Độc lập thể hiện mặt pháp lý của chủ quyền, tức là chủ quyền trên danh nghĩa. Tự chủ thể hiện năng lực thực hiện chủ quyền , tức là chủ quyền trên thực tế. Trong đối nội, chính thể cầm quyền nào để mất độc lập, tự chủ sẽ không còn tính đại diện, không nắm được ngọn cờ dân tộc, và do đó không có khả năng tập hợp lực lượng và phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Trong đối ngoại, độc lập, tự chủ liên quan trực tiếp tới quyền dân tộc tự quyết – quyền cao nhất trong quan hệ quốc tế; một nước mất độc lập, tự chủ sẽ không còn chủ quyền, không còn được cộng đồng thế giới công
nhận và tôn trọng. Giữ vững độc lập, tự chủ là điều kiện tiên quyết để thực
hiện lợi ích quốc gia, dân tộc và các mục tiêu đối nội, đối ngoại.
Nội dung, yêu cầu cụ thể của việc giữ vững độc lập, tự chủ ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước được xác định bởi: thứ nhất là mục tiêu chiến lược quốc gia trong giai đoạn đó; thứ hai là thế và lực của đất nước và thứ ba
là bối cảnh quốc tế. Đây cũng là ba nhân tố quan trọng nhất quyết định phương cách bảo đảm độc lập, tự chủ, nhất là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh, văn hóa … và đặc biệt là năng lực sử dụng hiệu quả các tiềm lực này trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển và an ninh quốc gia.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, quan niệm về độc lập, tự chủ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, độc lập, tự chủ của quốc gia trước hết là độc lập, tự chủ trong
việc lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển; độc lập, tự chủ trong việc quyết định đường lối và chiến lược phát triển, chủ động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách và các công cụ quản lý
phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và các điều ước quốc tế đã tham gia và cam kết thực hiện.
Thứ hai, về kinh tế: Độc lập, tự chủ trên lĩnh vực kinh tế đòi hỏi chúng
ta phải xây dựng cho được một nền kinh tế độc lập, tự chủ, tức là một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm... Đó là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế toàn cầu, có khả năng duy trì hoạt động sản xuất phục vụ đời sống xã hội của đất nước và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta trước hết phải được thể hiện ở tính độc lập, tự chủ trong đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, song phải luôn coi trọng và bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, an toàn năng lượng, đặc biệt là an toàn tài chính, xử lý nợ nước ngoài trong ngưỡng cho phép.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường nội địa, thực hiện tự do hoá nền kinh tế theo các cam kết quốc tế, tức là chuyển giao một số quyền độc lập quyết định của nhà nước sang thị trường. Trong điều kiện đó, việc giữ vững tính độc lập, tự chủ của nhà nước Việt Nam phải được thể hiện qua vai trò và năng lực tự chủ về kinh tế của nhà nước.
Thứ ba, Độc lập, tự chủ trên lĩnh vực đối ngoại theo Chủ tịch Hồ Chí
ích giai cấp và dân tộc trong hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại; trong xác định bạn, thù và tập hợp lực lượng quốc tế; không giáo điều, rập khuôn, máy móc. Muốn giữ vững độc lập, tự chủ trong đối ngoại