Tên bệnh Tổng điều tracủa 1 giống lợn (con)
Lợn Hương Lợn Đen Lợn Móng cái
Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Suyễn lợn 20 7 35 0 0 2 10 Viêm tử cung 20 1 5 0 0 5 25 Mất sữa 20 0 0 2 10 1 5
Bại liệt sau đẻ 20 0 0 0 0 2 10 Bệnh ghẻ 20 2 10 1 5 2 10
Qua bảng số liệu trên cho thấy
Bệnh suyễn, bệnh viêm tử cung chỉ gặp ở lợn Hương và lợn Móng cái còn lợn Đen không thấy. Trong đó bệnh suyễn tỷ lệ mắc trên lợn Hương là cao chiếm 35%, của lợn Móng cái là 10%. Ngược lại bệnh viêm tử cung trên lợn nái Móng cái lại mắc với tỷ lệ cao 25%, lợn Hương 5%. Lợn Đen trong quá trình điều tra không thấy mắc bệnh viêm tử cung là do lợn Đen là lợn được nuôi thả rông hoặc nuôi nhốt để tận dụng thức ăn thừa nên không được con người quan tâm chăm sóc, khó gần gũi, khi động dục là phối trực tiếp, và tự sinh sản không có sự can thiệp của con người. Hay nói đúng hơn hoàn toàn là tự nhiên nên không bị tác động lên thành tử cung, không gây tổn thương niêm mạc tử cung và không thấy mắc bệnh. Lợn Hương bị mắc bệnh viêm tử cung thấp là do lợn này được nuôi tại Trung tâm Giống Vật nuôi Cây trồng, Thủy sản có sự chăm sóc nuôi dưỡng của con người, nhưng giống lợn này rất nhát rất khó tiếp xúc, lợn đực giống lấy tinh rất khó hoặc không lấy tinh được nên chỉ khi sinh sản có sự can thiệp của con người còn cũng hoàn toàn là tự nhiên. Lợn Móng cái mắc bệnh Viêm tử cung khá cao gấp 5 lần lợn Hương và gấp 25 lần lợn Đen, là do lợn Móng cái từ lâu đã được thuần hóa, là giống lợn hiền lành, dễ gần nên hiện nay chủ yếu phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và khi đẻ có sự can thiệp của con người khi đẻ khó và đây là nguyên nhân làm cho lợn mắc bệnh với tỷ lệ cao.
Về bệnh mất sữa, bệnh bại liệt sau đẻ: cả hai bệnh lợn Hương đều không mắc còn lợn Đen bị mất sữa với tỷ lệ 10%, còn không bị bại liệt, lợn Móng cái
mắc cả hai bệnh với tỷ lệ 5%, 10%. Trong quá trình điều tra tôi thấy, lợn Móng cái hay mắc bệnh bại liệt sau đẻ hơn là do lợn Móng cái đẻ có số trung bình con/lứa là 9 – 10 con có nái đẻ được 14 con nên lợn mẹ phải tập trung canxi trong cơ thể để tạo xương cho đàn con.
Bệnh ghẻ cả 3 giống lợn Hương, lợn Đen và lợn Móng cái đều mắc bệnh và tương đương nhau. Hiện tượng này xảy ra trên toàn tỉnh chứ không chỉ riêng huyện Hòa An, nguyên nhân do tập quán chăn nuôi của người dân chưa qua tâm đến vệ sinh chuồng trại và biện pháp phòng cho đàn lợn. Ngoài ra tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi nên nguồn nước chủ yếu lấy từ sông, suối, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì vậy nguồn nước dùng cho vệ sinh gia súc còn hạn chế.
4.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO CÁC PHÁC ĐỒ CỦA LỢN NỘI ĐỊA PHƯƠNG PHƯƠNG
Trong bảng 4.9 cho thấy trong thời gian thực tập có 5 bệnh xảy ra tại đàn lợn nái địa phương, nhưng do số gia súc mắc bệnh quá ít vì vậy rất khó so sánh được khả năng điều trị của các phác đồ, nên tôi chỉ tiến hành so sánh trên 2 bệnh xảy ra nhiều nhất, nguy hiểm nhất là bệnh suyễn lợn và bệnh viêm tử cung ở lợn nái.
4.5.1. Kết quả điều trị bệnh suyễn lợn theo các phác đồ.
Trong thời gian thực tập có 9 con lợn nái sinh sản trong 60 con lợn nái sinh sản theo dõi của 3 giống bị mắc bệnh. Do số lượng lợn nái mắc bệnh ít, mà trong thời gian theo dõi còn có 18 con lợn Hương hậu bị và 3 lợn Móng cái hậu