Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm sinh học của các giống lợn nái bản địa được nuôi tại huyện hòa an cao bằng, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị (Trang 25 - 27)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Đặc điểm sinh sản ở lợn

2.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua khả năng sinh sản của lợn mẹ và chất lượng đàn con theo mẹ. Do đó các yếu tố tác động tới khả năng sinh sản của lợn nái cũng như tác động tới chất lượng đàn con đều là những nhân tố quan trọng. Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá cuối cùng

thông qua số lượng con cai sữa/nái/năm.

Năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, thời tiết, khí hậu, lứa đẻ, tuổi phối giống lần đầu, kỹ thuật và phương pháp phối giống, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, thời gian nuôi con, số con để lại nuôi, chuồng trại, chăm sóc,... song giống và kỹ thuật nuôi dưỡng là hai nhân tố quyết định hơn cả.

* Ảnh hưởng của giống

Giống lợn là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái. Giống và đặc điểm của nó gắn liền với năng suất, các giống khác nhau thì sức sản xuất khác nhau. Nhìn chung, các giống lợn nội có khả năng đẻ nhiều hơn các giống lợn ngoại nhưng khối lượng của lợn con sơ sinh lại nhỏ hơn. Nái lai hiện nay có năng suất sinh sản cao hơn các giống thuần.

* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và thức ăn

Thức ăn có vai trò quan trọng đối với năng suất sinh sản của lợn nái. Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của cơ thể. Do đó, thức ăn phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng thì con giống mới biểu hiện hết tiềm lực di truyền của giống. Lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Lợn nái chửa cần nhu cầu dinh dưỡng ít hơn lợn nái nuôi con.

+ Nhu cầu về protein: Protein là thành phần rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn là thành phần không thể thay thế được, cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động sống trao đổi chất trong cơ thể, tham gia cấu tạo nên các mô cơ trong cơ thể cũng như tạo sản phẩm (tăng trọng, tiết sữa, phát triển phôi thai,...).

Thành phần cơ thể lợn có từ 14 - 15% là protein, tùy thuộc một phần vào tuổi lợn. Ở tuổi còn non hàm lượng này hơi cao hơn và ngược lại. Do đó, việc cung cấp thiếu protein trong giai đoạn mang thai đặc biệt là trong giai đoạn chửa kỳ cuối sẽ làm cho khối lượng sơ sinh của lợn con thấp, số con đẻ ra ít và sức sống của lợn con kém. Ở giai đoạn nuôi con sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn con dẫn tới tỷ lệ nuôi sống thấp, khối lượng cai sữa thấp.

+ Nhu cầu năng lượng: Năng lượng là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất và chi phí của nó cao hơn bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào cung cấp cho lợn. Do nguồn thức ăn tiêu thụ chủ yếu cung cấp năng lượng nên việc cung cấp

năng lượng phải phù hợp với từng giai đoạn của lợn nái. Ngoài việc đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái thức ăn cần giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc thừa hay thiếu năng lượng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến lợn nái. Nếu thừa năng lượng sẽ làm cho lợn mẹ quá béo, làm tăng tỷ lệ chết phôi, làm cho khả năng sinh đẻ của lợn mẹ giảm. Nếu thiếu năng lượng lợn mẹ sẽ gầy yếu, lợn con đẻ ra bé, còi cọc chậm lớn, lợn mẹ chậm động dục trở lại.

+ Nhu cầu của vitamin: Vitamin là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nhìn chung các vitamin đều quan trọng nhưng đặc biệt quan trọng đối với lợn nái là ba loại vitamin A, D3, E.

Vitamin A: Ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của bào thai lợn con. Nếu thiếu vitamin A, lợn con sẽ còi cọc, chậm lớn, lợn nái mang thai sẽ sẩy thai, đẻ non.

Vitamin D3: Ảnh hưởng tới sự hấp thu Ca và P. Thiếu vitamin D3 sẽ dẫn đến hiện tượng còi xương ở lợn con, xốp xương ở lợn trưởng thành và gây rối loạn chuyển hóa hấp thu Ca và P.

Vitamin E: Có tác dụng tăng sinh tế bào niêm mạc sinh dục, kích thích sự hình thành và phát triển của tế bào trứng. Nếu thiếu vitamin E, lợn sẽ không động dục hay động dục chậm.

+ Nhu cầu khoáng: Trong cơ thể khoáng chiếm 3% tổng khối lượng, do vậy để đảm bảo sức khỏe cho lợn mẹ cũng như sự phát triển của lợn con chúng ta phải cung cấp đầy đủ khoáng.

Đối với lợn nái thời kỳ chửa cho ăn 1,8kg thức ăn hỗn hợp/ngày thì nhu cầu khoáng được tính là: Ca = 0,9% và P = 0,7% (John Bra, 1995). Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng trầm trọng sẽ gây nguy cơ chết toàn bộ phôi.

Ngoài các yếu tố gây ảnh hưởng trên thì khả năng sinh sản của lợn nái còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như điều kiện khí hậu, chất lượng tinh dịch, số con để lại nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm sinh học của các giống lợn nái bản địa được nuôi tại huyện hòa an cao bằng, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)