Lợn Đen Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm sinh học của các giống lợn nái bản địa được nuôi tại huyện hòa an cao bằng, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị (Trang 30 - 32)

* Nguồn gốc

Thuật ngữ “Lợn Đen” không được sử dụng trong các danh mục chính thức cũng như danh mục các giống lợn bảo tồn ở Việt Nam, có lẽ nó là tên chung trong dân gian được dùng chỉ các giống lợn có màu đen.

“Lợn đen” có nguồn gốc từ một số giống lợn địa phương của vùng núi Cao Bằng. Do điều kiện địa lý, đồi núi cao hiểm trở, việc thông thương có nhiều hạn chế, người dân nuôi lợn ở vùng núi huyện Thông Nông, một số xã của huyện Hòa An của tỉnh Cao Bằng chỉ giao dịch mua bán lợn tại chợ Táp Ná. Hiện nay giống lợn này lai tạp với nhiều giống lợn khác nhau mà chỉ phân biệt chủ yếu qua bộ lông có màu đen nên người ta gọi cái tên dân dã là lợn đen.

Theo một số nhà khoa học, Lợn Đen có thể là một cách gọi con Lợn Ỉ, thuộc lớp động vật có vú (Mamnalia), bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), họ Silidae,

chủng Sus, loài Sus domesticus, giống lợn Ỉ.

“Lợn Đen” là tên chung cho các giống lợn địa phương ở Cao Bằng. Hiện chưa khẳng định được chúng có bao nhiều loại và thuộc giống nào. Đã có nghiên cứu một cách khoa học về một giống lợn Đen ở huyện Thông Nông, gọi là Lợn “Táp ná”

*Ngoại hình và khả năng sản xuất:

Trọng lượng sau 1 năm khoảng 100 kg, đẻ ít (có 8 vú), sức chống chịu tốt, tỷ lệ sống đạt 60 - 70%; chất lượng thịt cao: thơm, mỡ khổ dầy, không ngán.

Theo các hộ gia đình chăn nuôi Lợn Đen, có 2 loại lợn Đen ở huyện Nguyên Bình là “Mu mẳn” và “Mu rảng” (tiếng Tày):

- Mu mẳn: Tầm vóc nhỏ, mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, 2 móng to

chụm lại, bụng xệ, mõm ngắng thẳng, tai nhỏ. Trọng lượng tối đa đạt khoảng 85 kg. Lông đen có khoang trắng. Lập mỡ sớm, từ tháng thứ 6. Có 12 vú, đẻ trung bình 8 - 9 con/lứa.

- Mu rảng: Có đặc điểm là tầm vóc lớn, mình dài, chân cao, xương ống to, móng tòe như 4 ngón, mõn dài, tai to ngang, toàn thân chỉ có 1 màu đen. Trọng lượng khoảng 150 - 200 kg/con sau 18 tháng nuôi ở một số hộ gia đình. Khả năng tích mỡ chậm, sau khoảng 8 - 9 tháng mới bắt đầu. Đa số có 14 vú, đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa.

Chưa khẳng định được lợn Đen ở Nguyên Bình (cả 2 giống “Mu rẳng” và “Mu mằn”) có phải là lợn “Táp ná” không?.

Hình 2.4. Lợn Đen

Hiện nay lợn Táp ná là một giống lợn đã được đưa vào danh sách bảo tồn nòi giống.

Bảng 2.1. Danh sách các giống lợn bảo tồn ở Việt nam (tính đến 30/12/2007)

TT Giống Quê hương

Thời điểm phát hiện / hoặc đưa vào

danh sách Hiện trạng Có trong át lát CGVNV N Các giống lợn

1. Lợn ỉ mỡ Nam Định Trước 1990 Không còn Có 2. Lợn ỉ gộc Nam Định, Thanh

Hoá

Trước 1990 Có 3. Lợn Móng cái Quảng Ninh Trước 1990 Có 4. Lợn Lang Hồng Bắc Giang Trước 1990 Không còn

5. Lợn Ba Xuyên Ba xuyên Trước 1990 Có 6. Lợn Thuộc

Nhiêu

Thuộc nhiêu Trước 1990 Không còn 7. Lợn Phú Khánh Khánh Hoà Trước 1990 Không còn 8. Lợn Mường

khương

Hà Giang Trước 1990 Có 9. Lợn Mẹo Kỳ Sơn - Nghệ An Sau 1990 Có 10. Lợn Sóc Buôn Mê thuột

Đăk Lắc

Sau 1990 Có 11. Lợn Cỏ Nghệ An Sau 1990

12. Lợn Sơn vi Vĩnh phú Trước 1990 Không còn

13. Lợn Vân Pa Quảng trị Sau 1990 Có

14. Lợn Táp ná Hà giang Sau 1990

15. Lợn Hung Hà giang Sau 1990

16. Lợn Hương Cao bằng Sau 1990

17. Lợn Sau na Nghệ an Sau 1990

18. Lợn Hạ lang Cao bằng Sau 1990

Nguồn: Viện Chăn nuôi (2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm sinh học của các giống lợn nái bản địa được nuôi tại huyện hòa an cao bằng, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)