Số liệu thu được có liên quan đến đề tài được xử lý thống kê trên máy tính và bằng phần mềm Excel và Minitab 14. Các tham số 1 2 ... n X X X X n + + + = ( )2 2 1 X X X n S n − = ± − ∑ ∑ 1 X X S m n = − ( )% X 100 v S C X = ×
Trong đó: X1,X2,…..,Xn: Giá trị mẫu n : Dung lượng mẫu
X : Số trung bình
X
S : Độ lệch tiêu chuẩn
X
m : Sai số của số trung bình
( )%
v
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN NỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Trong đó có 19 dân tộc anh em gồm Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Việt, Sán Chay ….và có 11 dân tộc có dân số trên 50 người nên việc thông thương có nhiều hạn chế, tập quán chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ, là chăn nuôi để phục vụ gia đình, tập dụng các nguồn thức ăn thừa hoặc sẵn có. Đó là những những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng kém phát triển.
Hòa An là một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm bao quanh thành phố Cao Bằng, phát triển thứ 2 của tỉnh sau thành phố có cơ cấu đàn gia súc, gia cầm như sau:
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của huyện Hòa An trong 3 năm gần đây
(Đơn vị tính: con)
STT Loại gia súc Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Trâu 11070 11077 11082 2 Bò 5266 5271 5252 3 Lợn 44041 42431 42777 4 Ngựa 29 54 91 5 Dê 1120 1305 1979 6 Gà 248400 259310 265040 7 Vịt, ngan, ngỗng 35022 24950 25130 Tổng 344948 344398 351351
Qua bảng 4.1 chúng tôi có nhận xét:
+ Về đàn trâu bò: Nhìn một cách tổng thể thì thấy đàn trâu so với năm 2013 thì năm 2015 có tăng lên nhưng với số lượng rất ít (12 con), trong khi đó đàn bò có xu hướng giảm đi (12 con). Như vậy tổng đàn trâu bò trong 3 năm gần đây không tăng mà chủ yếu là chuyển từ chăn bò sang chăn trâu.
+ Về đàn lợn: năm 2013 có 44041 con nhưng đến năm 2015 là 4277 tức là giảm đi 133 con.
+ Về đàn ngựa: qua 3 năm đàn ngựa có xu hướng tăng, năm 2013 có 29 con; năm 2014 có 64 con đến năm 2015 có 91 con, tăng 62 con.
+ Về đàn dê: năm 2013 có 1120 con; năm 2014 có 1305; năm 2015 có 1979 con, qua 3 năm tổng tăng 859 con.
+ Về đàn gà: năm 2013 là 248400; năm 2014 là 259310; năm 2015 là 265040, qua 3 năm tăng 16.640 con.
+ Về thủy cầm: năm 2013 là 35022; năm 2014 là 24950 đến năm 2015 là 25130, qua 3 năm đàn thủy cầm có xu hướng giảm xuống, tổng giảm là 9.892 con.
Như vậy trong 3 năm 2013, 2014, 2015 đàn gia súc và gà có xu hướng tăng lên đặc biệt là gà và dê, do xu hướng như cầu hiện nay thích ăn những đặc sản thú rừng; đàn thủy cầm có xu hướng giảm đi do địa hình đồi núi gây hạn chế cho sự phát triển của đàn thủy cầm.
Qua điều tra và khảo sát tình hình chăn nuôi lợn của một số xã trong huyện Hòa An chúng tôi thu được kết quả cơ cấu đàn lợn như sau:
Bảng 4.2.Cơ cấu đàn lợn của huyện Hòa An qua 3 năm 2013, 2014, 2015. Năm Giống lợn 2013 2014 2015 Lợn Móng cái 2132 2231 2345 Lợn Đen 136 124 114 Lợn Hương 44 47 53 Lợn Lang Hạ Lang 0 0 50 Lợn ngoại + Lai 41729 40029 40215 Tổng 44041 42431 42777
Qua bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét:
Đàn Lợn của Hòa An có xu hướng tăng năm 2013 là 44041 con, năm 2014 là 42431con, năm 2015 là 42777 con. Trong đó
+ Lợn Móng cái 3 năm có xu hướng tăng từ 2132con năm 2013 tăng lên 2345 con năm 2015. Tổng tăng 3 năm là 213con.
+ Lợn Đen có xu hướng giảm, từ 136 con năm 2013 giảm đến 114 con năm 2015. Tổng giảm là 22con
+ Lợn Hương trong 3 năm có xu hướng tăng nhẹ, từ 44 con năm 2013 lên 53 con năm 2015.
+ Lợn Lang Hạ Lang trong 2 năm 2013, 2014 thì huyện chưa có con nào, năm 2015 mới được nuôi tại huyện Hòa An
+ Lợn Ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain) + Lợn lai: có xu hướng giảm, năm 2013 là 41729 con, năm 2014 còn 40029 con, đến năm 2015 còn 40215 con.
Như vậy qua bảng số liệu cho thấy đàn lợn nội có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do chăn nuôi để làm nái giống. Lợn Móng cái chủ yếu nuôi trong các hộ gia đình. Lợn Hương, và lợn Lang Hạ lang là 2 giống lợn được ghi vào danh sách giống lợn cần được bảo tồn tại bảng 2.1. Hai giống này hiện nay người dân hầu như không chăn nuôi mà số liệu trên thu được là lấy từ Trung tâm Giống vật nuôi cây trồng và thủy sản thuộc huyện Hòa An đang nuôi bảo tồn và bán cho các tỉnh trong cả nước. Lợn Đen là giống lợn có nguồn gốc từ lợn Táp Ná nhưng trong quá trình nuôi đã bị lai tạp nhiều, lợn nái đẻ ít, nuôi con không khéo nhưng có chất lượng thịt thơm ngon nên hiện nay chủ yếu được nuôi trong các hộ gia đình làm lợn thịt.
Đối với lợn ngoại và lợn lai có xu hướng giảm dần do tỉnh Cao Bằng là tỉnh giáp biên có 15 cửa khẩu và lối mở thông thương với Trung Quốc gồm: Tà Lùng, Cốc Sâu, Pò Tập (huyện Phục Hòa), Hùng Quốc, Nà Đoỏng (Trà Lĩnh), Sóc Giang, Nặm Nhũng, Trúc Long (huyện Hà Quảng), Lý Vạn, Bảng Khoòng, Pác Ty, Kỷ Sộc (huyện Hạ Lang); Pò Peo (huyện Trung Khánh), Nà Lạn (huyện Thạch An), Nà Quân (huyện Thông Nông) nên hạn chế chăn nuôi lợn mà tập trung chủ yếu vào việc vận chuyển, buôn bán lợn sang Trung Quốc. Mặc khác địa lý, khí hậu còn khó khăn chỉ thích hợp với lợn có khả năng chịu kham khổ tốt. Ngoài ra phong tục của người dân Cao Bằng thích ăn thịt lợn có tỷ lệ mỡ cao. Chính vì vậy làm cho số lượng đàn lợn ngoại và lai có xu hướng giảm dần.
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI NỘI ĐỊA PHƯƠNG NỘI ĐỊA PHƯƠNG
4.2.1. Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái địa phương phương
Sinh lý sinh dục là một hoạt động quan trọng trong việc duy trì nòi giống. Năng suất sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh lý sinh dục. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà nó còn có ý nghĩa về mặt ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Dựa vào kết quả thu được qua theo dõi đặc điểm sinh lý sinh dục ở một giai đoạn nuôi hậu bị mà người chăn nuôi có biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng suất sinh sản bản thân con lợn nái đó.
Để khẳng định được khả năng sinh sản của đàn lợn này trong thời gian nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát trực tiếp các chỉ tiêu sinh lý, sinh dục trên 3 giống lợn nái là: lợn Hương, lợn Đen và Lợn Móng cái nuôi tại huyện Hòa An còn lợn lang Hạ Lang mới đưa về nuôi tại Trung tâm Giống Vật nuôi Cây trồng Thủy Sản mới nuôi khảo nghiệm nên tôi không cho vào số liệu điều tra này, kết quả thu được bảng số liệu sau:
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái địa phương
STT Chỉ tiêu ĐVT Lợn Hương Lợn Đen Lợn Móng cái
1 Số lượng lợn nái theo dõi Con 20 20 20 2 Tuổi động dục lần đầu Ngày tuổi 118,3 ± 3,78 113,2 ± 2,74 135,2 ± 2,15 3 Khối lượng động dục
lần đầu
Kg/con
8,53 ± 0,47 20,25 ± 0,54 20,50 ± 0,84 4 Chu kỳ động dục Ngày 21,47 ± 0,27 21,35 ± 0,29 21,67 ± 0,35 5 Thời gian động dục Ngày 4,00 ± 0,24 3,08 ±1,12 4,40 ± 0,21 6 Tuổi phối giống lần đầu Ngày tuổi 182,71 ± 2,04 177,25 ± 0,44 200,21 ± 1,67 7 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày tuổi 297,21 ± 2,06 291,85 ± 2,08 314,31 ± 2,10 8 Thời gian mang thai Ngày 114,50 ± 0,36 114,60 ± 0,38 114,10 ± 0,17
Qua bảng chúng tôi có nhận xét như sau
Tuổi động dục chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện thời tiết, khí hậu và điều kiện nuôi dưỡng. Nó thể hiện khả năng thành thục về hoạt động sinh dục để bước vào thời kỳ hoạt động sinh sản. Tuổi động dục lần đầu của lợn Hương là 118,3 ngày; lợn Đen là 113,2 ngày; lợn Móng cái là 135,2 ngày. Tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Lục Đức Xuân (1997) , tuổi động dục của lợn
lang Cao Bằng là 116 ngày sớm hơn so với lượn Ỉ là 120 – 135 ngày
Khối lượng động dục lần đầu có liên quan đến khối lượng lợn nái lúc đẻ. Chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào giống và điều kiện nuôi dưỡng. Khối lượng phối giống lần đầu thấp nhất là lợn Hương 8,53 kg/con, sau đó là lợn Đen 20,25kg/con và cuối cùng cao nhất là lợn Móng cái 20,50 kg/con.
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian từ lần động dục và rụng trứng này đến lần động dục và rụng trứng sau. Chu kỳ động dục thay đổi theo loài, giống, cá thể. Với giống lợn, chu kỳ động dục có liên quan chặt chẽ đến năng suất sinh sản vì nó tác động trực tiếp làm tăng hoặc làm giảm khoảng cách lứa đẻ và do đó làm tăng hoặc giảm số lứa đẻ/năm. Chu kỳ động dục của lợn Móng Cái 21,67 ngày, lợn Đen là 21,35 ngày, lợn Hương là 21,47 ngày là phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996) là chu kỳ động dục của lợn nái nội từ 18 - 21 ngày.
Thời gian động dục/chu kỳ của lợn Đen là 3,08 ngày; lợn Hương là 4,00 ngày; lợn Móng cái là 4,40 ngày phù hợp với thời gian động dục của lợn nái nội 3 - 4 ngày tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996) và của Dương Thị Thu Hoài (2010) về lợn đen có thời gian động dục là 3,06 ngày.
Tuổi phối giống lần đầu của lợn Hương là 181,71 ngày, lợn Đen là 177,25 ngày, của lợn Móng cái là 200,21 ngày.
Tuổi đẻ lứa đầu của lợn Hương là 295,60 ngày; của lợn Đen là 291,85 ngày, của lợn Móng cái là 314,31 ngày.
Thời gian mang thai của lợn Hương là 114,50 ngày, lợn Đen là 114,60 ngày của lợn móng cái là 114,10 ngày phù hợp với báo cáo của Trần Thanh Vân và cs (2005).
Qua kết quả trên chúng tôi có nhận xét về các đặc điểm sinh lý sinh dục của các giống lợn nội không có sự khác nhau nhiều. Tuy nhiên có sự khác biệt dõ nhất chính là khối lượng cơ thể ở thời điểm động dục lần đầu do sự ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, giống ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
4.2.2. Kết quả nghiên cứu về sức sản xuất của lợn nái địa phương
Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về số lượng con đẻ/lứa qua 15 lứa đẻ của các giống lợn địa phương nuôi tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng được trình bày tại bảng sau:
STT Chỉ tiêu ĐVT Lợn Hương Lợn Đen Lợn Móng cái
1 Số con đẻ ra/lứa con 8,23 ± 0,22 6,85 ± 0,24 9,71 ± 0,23 2 Số lợn con còn sống đến 24 giờ/lứa con 8,10 ± 0,25 6,80` ± 0,23 9,60 ± 0,25 3 Tỷ lệ sơ sinh còn sống đến 24 giờ % 98,42 99,27 98,97 4 Số lợn con sống đến cai
sữa/lứa
con 7,29 ± 0,23 6,61± 0,23 9,00 ± 0,28 5 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 90,05 96,64 93,77 6 Số lợn con sống đến 60 ngày
tuổi/lứa
con 7,22±0,22 6,58 ± 0,23
9,03 ± 0,25 7 Tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày tuổi % 89,13 96,12 93,00
Qua kết quả được thể hiện ở bảng trên cho thấy các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của 3 giống lợn nội là không cao và gần tương đương nhau.
-Số lượng lợn con đẻ ra/lứa
Số lợn con đẻ ra/lứa của lợn Hương là 8,23con tương đương với kết quả nghiên cứu tại http:/vi.m.wikipedia.org; lợn Đen là 6,85 con phù hợp với nghiên cứu của Phùng Thị Thu Hà, (2011); lợn Móng cái là 9,71con khá phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của các tác giả Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1994), Trần văn Thăng (1999), Nguyễn Văn Thiện (1999) trên lợn Móng Cái nuôi tại Thái Nguyên và Hải Phòng.
-Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ/lứa và tỷ lệ con sơ sinh còn sống đến 24h
Tỷ lệ con sơ sinh còn sống đến 24h của lợn thấp nhất đạt 98,42%; sau đó đến lợn Móng cái 98,97% và cao nhất là giống lợn Đen với tỷ lệ 99,27%, phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Phú Cử (2011).
-Số lợn con sống đến cai sữa /lứa và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa.
Là chỉ tiêu đánh giá sức sống của lợn con và khả năng nuôi của lợn mẹ. Số con sống đến cai sữa/lứa của lợn Hương là 7,29 con đạt 90,05% tương đương với kết quả nghiên cứu tại http:/vi.m.wikipedia.org; lợn Đen là 6,61 con đạt 96,64%; và lợn Móng cái là 9,00 con đạt 93,77%.
-Số lợn con sống đến 60 ngày tuổi/lứa và tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày tuổi.
xuất của lợn nái, đánh giá một cách tổng quát về khả năng đẻ sai con và nuôi con khéo của lợn mẹ. Kết quả của chúng tôi cho thấy: chỉ số này ở lợn nái Đen 6,58 con, tỷ lệ nuôi sống là 96,12%; lợn Móng Cái là 9,03 con, tỷ lệ nuôi sống cao, đạt 93%. Điều đó cho thấy khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ Đen và Móng cái tốt cũng như khả năng chống chịu và biện pháp hạn chế các yếu tố gây bệnh cho đàn lợn của người dân có hiệu quả cao. Tuy nhiên với lợn nái Hương số con nuôi sống đến 60 ngày là 7,22 con, tỷ lệ nuôi sống là khá thấp 89,13%. Trong quá trình điều tra tôi thấy lợn con theo mẹ trong đàn lợn Hương tại Trung tâm Giống Vật nuôi Cây trồng Thủy sản chủ yếu chết là do mắc bệnh suyễn – ổ dịch đang có tại trung tâm.
4.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NỘI ĐỊA PHƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG
Vật nuôi là một sinh vật có cơ thể sống hoàn chỉnh và có các đặc điểm cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng đó, sinh trưởng là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mục đích quan trọng của con người trong nuôi dưỡng gia súc là để lấy thịt. Khả năng cho thịt cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố như loài, giống, tuổi, tính biệt... Trong chăn nuôi lợn thì sinh trưởng của lợn là một chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sức sản xuất của vật nuôi.
4.3.1. Sinh trưởng tích luỹ lợn nội qua các tháng tuổi
Kết quả theo dõi mức sinh trưởng của lợn Hương, lợn Đen và lợn Móng