Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn nội địa phương
ĐỊA PHƯƠNG
Vật nuôi là một sinh vật có cơ thể sống hoàn chỉnh và có các đặc điểm cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng đó, sinh trưởng là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mục đích quan trọng của con người trong nuôi dưỡng gia súc là để lấy thịt. Khả năng cho thịt cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố như loài, giống, tuổi, tính biệt... Trong chăn nuôi lợn thì sinh trưởng của lợn là một chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sức sản xuất của vật nuôi.
4.3.1. Sinh trưởng tích luỹ lợn nội qua các tháng tuổi
Kết quả theo dõi mức sinh trưởng của lợn Hương, lợn Đen và lợn Móng cái qua các tháng tuổi được thể hiện bằng khối lượng lợn qua các kỳ cân. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6 và đồ thị 4.1.
Bảng 4.5. Khả năng sinh trưởng tích lũy của 3 giống lợn nội qua các tháng tuổi
(ĐVT: kg/con) Tháng tuổi Lợn Hương (n=15) Lợn Đen (n=15) Lợn Móng cái (n=15) ±m Cv (%) ±m Cv (%) ±m Cv (%) Cai sữa 6,21±0,21 13,01 7,70±0,19 9,66 7,28±0,13 5,60 3 8,7±0,19 8,57 20,57±0,30 5,58 14,66±0,17 4,50 4 11,2±0,10 3,56 31,64±0,29 3,55 19,62±0,15 2,94 5 15,12±0,07 1,88 47,2 ±0,24 1,98 28,0±0,16 2,23 6 21,6±0,22 3,85 55,61±0,33 2,33 37,07±1,16 1,65 7 30,98±0,28 3,50 64,93±0,41 2,44 45,98±0,18 1,52
lợn Móng cái đều tăng qua các tháng tuổi. Ở cùng một độ tuổi nhưng lợn Đen có khối lượng cao nhất, sau đó đến lượn Móng cái và cuối cùng là lợn Hương cụ thể như sau:
- Cai sữa: lợn Hương có khối lượng 6,21kg, lợn Đen 7,70kg, lợn Móng cái 7,28kg
- 3 tháng tuổi: lợn Hương 8,7kg, lợn Đen 20,57kg, lợn Móng cái 14,66kg - 4 tháng tuổi lợn Hương 11,2kg, lợn Đen 1,64 kg, lợn Móng cái 19,62kg - 5 tháng tuổi: lợn Hương15,12kg, lợn Đen 47,2kg, lợn Móng cái 28,0kg - 6 tháng tuổi: lợn Hương 21,6 kg, lợn Đen 55,61kg, lợn Móng cái 37,07kg - 7 tháng tuổi: lợn Hương 30,98kg, lợn Đen 64,93kg, lợn Móng cái 45,98kg So sánh sự khác nhau giữa các giống lợn nội nuôi tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng thì thấy. Giống lợn Đen có khả năng sinh trưởng tích lũy cao hơn giống lợn Hương và lợn Móng cái. Tuy nhiên trong quá trình điều tra và theo dõi và theo bảng 4.5 thì lợn Đen tuy phát triển nhanh nhưng khả năng sinh sản kém nên làm hạn chế sự phát triển của giống lợn này.
Sự sai khác về khả năng tăng khối lượng giữa 3 giống lợn Hương, lợn Đen và lợn Móng cái được biểu thị rõ qua đồ thị 4.1 sau:
0 10 20 30 40 50 60 70 cs 3 4 5 6 7 Lợn Hương Lợn Đen Lợn Móng cái Sinh trưởng tích lũy (kg) Tháng tuổi
4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của 3 giống lợn nội qua các giai đoạn tuổi.
Từ kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy thu được qua các tháng tuổi chúng tôi tiến hành tính sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối cho 3 giống lợn nội là lợn Hương, lợn Đen và lợn Móng cái. Đây là những chỉ tiêu sinh trưởng thể hiện tốc độ sinh trưởng bình quân trên một đơn vị khảo sát. Nó thể hiện quy luật sinh trưởng của lợn, sự ổn định về điều kiện chăn nuôi nói chung và sức khỏe của lợn nói riêng.
Kết quả tính toán các chỉ tiêu về sinh trưởng tuyệt đối của 3 giống lợn nội qua các tháng tuổi được trình bày ở bảng 4.6 và đồ thị 4.2.
Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của 3 giống lợn nội qua các giai đoạn tuổi
(ĐVT: g/con/ngày) Giai đoạn Lợn Hương (n=15) Lợn Đen (n=15) Lợn Móng cái (n=15) ±m Cv (%) ±m Cv (%) ±m Cv (%) Cai sữa - 3 55,33±8,57 38,90 638,07±11,45 10,33 286.0±7,45 16,08 3 - 4 85,36±7,00 30,68 368,91±15,11 15,86 165,33±5,99 14,03 4 - 5 129,58±3,72 10,80 536,27±10,59 7,64 279,56±8,29 11,48 5 - 6 217,2±8,76 15,08 262,67±12,07 17,79 302,0±9,08 11,64 6 - 7 311,24±11,83 14,23 310,67±15,14 18,87 297,33±8,24 10,74
Qua bảng 4.6 ta thấy: Khả năng sinh trưởng tuyệt đối có sự chênh lệch nhau. Giống lợn Hương có khả năng sinh trưởng tuyệt đối thấp nhất, tốc độ sinh trưởng có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với các giai đoạn tuổi cụ thể là: 55,33; 85,36; 129,58; 217,2; 311,24 g/ngày.
Giống lợn Đen có khả năng sinh trưởng tuyệt đối là cao nhất, đặc biệt là giai đoạn cai sữa đến 3 tháng tuổi là 638,07g/ngày vì lợn Đen thường cai sữa lúc 45 ngày tuổi nên trong giai đoạn này thời gian kéo dài 45 ngày còn các giai đoạn khác là 30 ngày. Lợn tăng trọng mạnh nhất ở giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi và 4 - 5 tháng tuổi, tháng 3-4 là 368,91g/ngày, giai đoạn tháng 4-5: 536,27g/ngày. Giai đoạn tháng 5-6 là 262,67 g/ngày là thấp nhất vì ở giai đoạn này lợn nái bắt đầu có biểu hiện động dục nên ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng, bên cạnh đó còn có nguyên nhân do khí hậu, vào thời điểm tháng 5, tháng 6 mùa hè có những ngày nắng nóng nhiệt độ ngoài trời lên tới 40oC, điều đó ảnh hưởng
rõ rệt đến sự thu nhận thức ăn của lợn. Giai đoạn tháng 6-7 là 310,67 g/ngày lợn bắt đầu có sự tích luỹ mỡ, ăn nhiều, ngủ nhiều, ít vận động, khối lượng lại tăng. Kết quả trên tương đươngvới những nghiên cứu trước đây về giống lợn Táp Ná nuôi tại Cao Bằng của Nguyễn Văn Đức (2002) tăng trọng bình quân 301,61g/ngày,
Giống lợn Móng cái khả năng sinh trưởng tuyệt đối từ cai sữa đến tháng 4 giảm dần: 286,0g/ngày còn 165,33 g/ngày vì giai đoạn này lợn nái Móng cái đang bắt đầu hình thành về tính dục. Từ tháng 3 đến tháng 6 tăng dần, nhưng đến giai đoạn 6-7 tháng tuổi khả năng sinh trưởng tuyệt đối chậm dần, vì rằng lúc này lợn nái hậu bị đã thành thục về thể vóc. Kết quả phân tích chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nhận xét của Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1994). Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Móng Cái và lợn nái nội nói chung tăng từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi, giảm đi ở tháng tuổi thứ 3; sau đó lại tăng lên cho đến 6-7 tháng tuổi rồi lại giảm.
Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của 3 giống lợn nội được thể hiện rõ qua hình sinh trưởng tuyệt đối hình 4.2.
Đồ thị 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nội qua các giai đoạn 4.3.3. Sinh trưởng tương đối của 3 giống lợn nội qua các giai đoạn tuổi
Kết quả Sinh trưởng tương đối của 3 giống lợn Hương, Đen và Móng cái qua các tháng tuổi được thể hiện ở bảng 4.7 và đồ thị sinh trưởng tương đối hình 4.3.
Bảng 4.7. Sinh trưởng tương đối của 3 giống lợn qua các giai đoạn (ĐVT: %) Giai đoạn Lợn Hương (n=15) Lợn Đen (n=15) Lợn Móng cái (n=15) ±m Cv(%) ±m Cv (%) ±m Cv (%) Cai sữa - 3 8,39±0,87 40,09 22,78±0,54 9,17 11,23±0,46 15,7 3 - 4 6,48±0,55 32,87 10,61±0,43 15,8 7,25±0,28 14,86 4 - 5 7,38±0,22 11,75 10,14±0,21 8,12 8,81±0,26 11,39 5 - 6 8,84±0,31 13,70 3,81±0,17 17,34 7,0±0,21 11,72 6 - 7 8,87±0,32 13,9 3,86±0,19 18,55 5,37±0,15 10,66
Kết quả trên bảng 4.7 cho thấy, sinh trưởng tương đối của các giống lợn nội không giống nhau. Lợn Hương khuynh hướng giảm từ cai sữa đến tháng 4 sau đó tăng dần từ tháng 4 đến tháng 7. Lợn Đen có khuynh hướng giảm dần theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể tương đương với những nghiên cứu trước đây về giống lợn Táp Ná của Nguyễn Văn Đức và cs (2004). Lợn Móng cái cũng có khuynh hướng giảm dần theo tháng tuổi. Tuy nhiên trong giai đoạn 4-5 tháng tuổi sinh trưởng tương đối không giảm theo quy luật, sở dĩ là do lợn cai sữa muộn kèm theo đó là sự thay đổi điều kiện môi trường sống ảnh hưởng tới mức tăng trọng, cho nên sau đó có sự sinh trưởng bù khi điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc tốt
Kết quả sinh trưởng tương đối của 3 giống lợn nội được thể hiện rõ qua hình sinh trưởng tương đối hình 4.3.
4.4. KẾT QUẢ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CỦA LỢN NÁI NỘI ĐỊA PHƯƠNG
Trong quá trình điều tra và theo dõi 3 giống lợn nội là lợn Hương, lợn Đen và lợn Móng cái tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng tôi đã gặp và tiến hành điều trị bệnh một số bệnh trên đàn lợn và được biểu hiện trong bảng sau:
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái nội của huyện Hòa An
Tên bệnh Tổng điều tra (con) Số mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Số không khỏi (con) Tỷ lệ không khỏi (%) Suyễn lợn 60 9 15 7 77,78 2 22,22 Viêm tử cung 60 6 10,0 5 83,33 1 16.67 Mất sữa 60 3 5,0 2 66,67 1 33,33 Bại liệt sau đẻ 60 2 3,33 2 100 0 0 Bệnh ghẻ 60 5 8,33 5 100 0 0
Qua bảng số liệu trên cho thấy đàn lợn nái nội tại huyện Hòa An bị mắc bệnh với tỷ lệ thấp, theo thứ tự từ trên xuống dưới là bệnh suyễn, viêm tử cung, ghẻ, mất sữa rồi đến bại liệt với tỷ lệ tương ứng 15%: 10%: 8,33%: 5%: 3,33%. Nguyên nhân bệnh suyễn mắc với tỷ lệ khá cao là do:
Thứ nhất: Đàn lợn nái của tỉnh được bắt nguồn từ 2 cơ sở chính là Trại Đức Chính thuộc công ty Giống vật nuôi Cao Bằng chuyên cung cấp lợn nái Móng cái, lợn Đen, tinh lợn cho toàn tỉnh; Trung tâm Giống vật nuôi, Cây trồng Thủy sản chuyên cung cấp lợn Hương giống trong cả nước đều là ổ dịch cũ của bệnh suyễn lợn.
Thứ hai: Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh niền núi có khí hậu và thời tiết khắc nghiệt hơn các tỉnh khác.
Thứ 3: Do tập quán chăn nuôi của người dân thường cho lợn ăn bột ngô, phối trộn cám, đậm đặc nhưng lại ăn khô rồi mới cho uống nước nên thức ăn, bụi xâm nhập vào cơ thể trong quá trình hô hấp.
Tuy nhiên cũng chính các nguyên nhân trên làm cho đàn lợn nội tại tỉnh có thể chống chịu cao hơn, giảm khả năng mắc các bệnh khác. Để đánh giá khả năng mắc các bệnh này trên từng giống lợn thì ta sẽ tìm hiểu qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái theo các giống lợn Tên bệnh Tên bệnh Tổng điều tracủa 1 giống lợn (con)
Lợn Hương Lợn Đen Lợn Móng cái
Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Suyễn lợn 20 7 35 0 0 2 10 Viêm tử cung 20 1 5 0 0 5 25 Mất sữa 20 0 0 2 10 1 5
Bại liệt sau đẻ 20 0 0 0 0 2 10 Bệnh ghẻ 20 2 10 1 5 2 10
Qua bảng số liệu trên cho thấy
Bệnh suyễn, bệnh viêm tử cung chỉ gặp ở lợn Hương và lợn Móng cái còn lợn Đen không thấy. Trong đó bệnh suyễn tỷ lệ mắc trên lợn Hương là cao chiếm 35%, của lợn Móng cái là 10%. Ngược lại bệnh viêm tử cung trên lợn nái Móng cái lại mắc với tỷ lệ cao 25%, lợn Hương 5%. Lợn Đen trong quá trình điều tra không thấy mắc bệnh viêm tử cung là do lợn Đen là lợn được nuôi thả rông hoặc nuôi nhốt để tận dụng thức ăn thừa nên không được con người quan tâm chăm sóc, khó gần gũi, khi động dục là phối trực tiếp, và tự sinh sản không có sự can thiệp của con người. Hay nói đúng hơn hoàn toàn là tự nhiên nên không bị tác động lên thành tử cung, không gây tổn thương niêm mạc tử cung và không thấy mắc bệnh. Lợn Hương bị mắc bệnh viêm tử cung thấp là do lợn này được nuôi tại Trung tâm Giống Vật nuôi Cây trồng, Thủy sản có sự chăm sóc nuôi dưỡng của con người, nhưng giống lợn này rất nhát rất khó tiếp xúc, lợn đực giống lấy tinh rất khó hoặc không lấy tinh được nên chỉ khi sinh sản có sự can thiệp của con người còn cũng hoàn toàn là tự nhiên. Lợn Móng cái mắc bệnh Viêm tử cung khá cao gấp 5 lần lợn Hương và gấp 25 lần lợn Đen, là do lợn Móng cái từ lâu đã được thuần hóa, là giống lợn hiền lành, dễ gần nên hiện nay chủ yếu phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và khi đẻ có sự can thiệp của con người khi đẻ khó và đây là nguyên nhân làm cho lợn mắc bệnh với tỷ lệ cao.
Về bệnh mất sữa, bệnh bại liệt sau đẻ: cả hai bệnh lợn Hương đều không mắc còn lợn Đen bị mất sữa với tỷ lệ 10%, còn không bị bại liệt, lợn Móng cái
mắc cả hai bệnh với tỷ lệ 5%, 10%. Trong quá trình điều tra tôi thấy, lợn Móng cái hay mắc bệnh bại liệt sau đẻ hơn là do lợn Móng cái đẻ có số trung bình con/lứa là 9 – 10 con có nái đẻ được 14 con nên lợn mẹ phải tập trung canxi trong cơ thể để tạo xương cho đàn con.
Bệnh ghẻ cả 3 giống lợn Hương, lợn Đen và lợn Móng cái đều mắc bệnh và tương đương nhau. Hiện tượng này xảy ra trên toàn tỉnh chứ không chỉ riêng huyện Hòa An, nguyên nhân do tập quán chăn nuôi của người dân chưa qua tâm đến vệ sinh chuồng trại và biện pháp phòng cho đàn lợn. Ngoài ra tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi nên nguồn nước chủ yếu lấy từ sông, suối, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì vậy nguồn nước dùng cho vệ sinh gia súc còn hạn chế.
4.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO CÁC PHÁC ĐỒ CỦA LỢN NỘI ĐỊA PHƯƠNG PHƯƠNG
Trong bảng 4.9 cho thấy trong thời gian thực tập có 5 bệnh xảy ra tại đàn lợn nái địa phương, nhưng do số gia súc mắc bệnh quá ít vì vậy rất khó so sánh được khả năng điều trị của các phác đồ, nên tôi chỉ tiến hành so sánh trên 2 bệnh xảy ra nhiều nhất, nguy hiểm nhất là bệnh suyễn lợn và bệnh viêm tử cung ở lợn nái.
4.5.1. Kết quả điều trị bệnh suyễn lợn theo các phác đồ.
Trong thời gian thực tập có 9 con lợn nái sinh sản trong 60 con lợn nái sinh sản theo dõi của 3 giống bị mắc bệnh. Do số lượng lợn nái mắc bệnh ít, mà trong thời gian theo dõi còn có 18 con lợn Hương hậu bị và 3 lợn Móng cái hậu bị bị mắc suyễn. Vì vậy để tăng mức độ chính xác khi so sánh các phác đồ điều trị nên tôi lấy cả số lợn hậu bị mắc bệnh cho vào kết quả của lợn nái thể hiện tại bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh Suyễn lợn theo các phác đồ Phác đồ điều Phác đồ điều trị Số nái điều trị (con) Con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Số ngày điều trị (ngày) I 10 9 90 6 II 10 10 100 5 III 10 9 90 5.5 Trong đó Phác đồ I: Dùng Tiamulin 10%: 1 ml/10kg thể trọng Kanamycin: 1-2 ml/10kg thể trọng
Bio-ADE+Bcomplex: 1ml/25-30kg thể trọng
Tiêm bắp, tiêm 3-5 ngày liên tục. Sau khi điều trị 3-5 ngày trộn kháng sinh vào thức ăn cho lợn tầm 4-5 ngày liên tục.
Phác đồ II: Dùng Cefadoc: 1ml/10kg thể trọng Kanamycin: 1-2 ml/10kg thể trọng
Bio-ADE+Bcomplex: 1ml/25-30kg thể trọng Tiêm bắp, tiêm 5-7 ngày liên tục.
Phác đồ III: Dùng Tylo -Tialin 10%: 1 ml/10kg thể trọng Kanamycin: 1-2 ml/10kg thể trọng
Bio-ADE+Bcomplex: 1ml/25-30kg thể trọng Tiêm bắp, tiêm 5-7 ngày liên tục.
Qua bảng trên cho thấy đàn khả năng điều trị của 03 phác đồ trên là tương đương nhau, nhưng đạt hiệu quả cao nhất vẫn là phác đồ II vì tỷ lệ và thời gian khỏi là cao nhất.
4.5.2. Kết quả điều trị bệnh Viêm tử cung của lợn nái theo các phác đồ.
Bệnh viêm tử cung là một bệnh khá phổi biến ở lợn nái, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do kỹ thuật thụ tinh hoặc can thiệp của con người khi đẻ khó gây nên. Đây là một bệnh ảnh hưởng khá lớn tới tỷ lệ thụ thai và sinh sản của lợn nái. Khả năng mắc bệnh này trên đàn lợn nái hậu bị được thể hiện trong bảng 4.10 cụ