Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Căn bệnh
2.4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh của lợn nái
*Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý
- Khẩu phần thiếu hay thừa protein trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung
- Ngược lại thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nhưng chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm tử cung.
- Chất khoáng vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A sẽ gây sừng niêm mạc, sót nhau.
*Chăm sóc, quản lý vệ sinh
Chăm sóc, quản lý vệ sinh là khâu quan trọng. Vệ sinh chuồng trại, tắm rửa giữ sạch sẽ thân thể lợn nái, thụt rửa tử cung khi sinh, sử dụng nước sạch làm giảm tỷ lệ viêm tử cung.
*Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Thời tiết khí hậu quá nóng hay lạnh trong thời gian đẻ dễ đưa đến viêm tử cung.
*Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe
Viêm tử cung dạng mủ lứa đẻ 1 và 2 chiếm 8,33%. Trên 4 lứa 58,33%. Lợn nái già sức khỏe kém, kế phát một số bệnh nên sức rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài, đẻ khó dễ đưa đến viêm tử cung.
*Kích dục tố
Oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung tống sản dịch, nhau ra khỏi đường sinh dục làm giảm tỷ lệ viêm tử cung.
*Nhiễm trùng sau khi sinh *Đường xâm nhiễm
- Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung, nguyên nhân chính của sự xâm nhập này là sự nhu động của ruột và nhất là táo bón.
- Xâm nhập có thể hướng từ ngoài vào do vi khuẩn hiện