Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Căn bệnh
2.4.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn náı
Công tác tiêm phòng được đặt lên hàng đầu nhưng đàn lợn nái tại huyện vẫn bị mắc một số bệnh sau:
2.4.2.1. Bệnh viêm tử cung (Endometritis, Metritis)
Bệnh xảy ra sau đẻ, có thể xảy ra ở những lợn nái sau khi phối giống, rất ít xảy ra ở lợn nái hậu bị. Do bị viêm niêm mạc tử cung, hoặc do tử cung bị viêm nhiễm khuẩn.
*Nguyên nhân
- Trong quá trình sinh đẻ, đặc biệt các trường hợp đẻ khó, phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ, làm xây xát niệm mạc đường sinh dục cái.
- Kết phát từ một số bệnh: sát nhau, viêm âm đạo
- Công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ không đảm bảo. * Triệu chứng
Lợn sốt 40 – 410C, lợn mẹ không cho con bú, dịch chảy ra ở âm hộ có màu trắng, màu đen nhạt, mùi hôi thối
* Điều trị
Oxytocin: 20 -40 UI/con/ngày, tiêm liên tục trong 3 ngày, để tử cung co bóp tống chất thải các chất bẩn, dịch viêm ra ngoài.
Dùng Amoxycyllin: 1ml/10kg P, 2 ngày 1 lần để chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm kế phát.
Dùng ống cao su thụt rửa âm đạo và tử cung cho lợn. Mỗi ngày rửa một lần bằng dung dịch Iodin 10% 75ml pha với 4 lít nước sôi để nguội.
2.4.2.2. Hiện tượng khó đẻ
Khó đẻ xảy ra tương đối cao so với các bệnh thường gặp là do các nguyên nhân sau:
Do chuồng trật trội, thiếu vận động; xương chậu lợn mẹ hẹp; lợn mẹ quá béo; khẩu phần ăn thiếu Ca, P; nái già yếu; dịch nước ối ít hoặc do thai to, thai ngược, thai chết.
* Triệu chứng
Lợn nái đẻ nhiều lần, thời gian lâu không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối có lẫn máu màu hồng nhạt. Có trường hợp lợn nái đẻ được 1 con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi đưa tay vào kiểm tra thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.
* Điều trị
- Trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, nếu đẻ khó do rặn đẻ quá yếu cần tiêm Oxytocine 20 -40 UI/nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất. Trường hợp đẻ khó do rặn đẻ quá yếu tiêm Oxytocin không có kết quả hoặc các cơn rặn vẫn diễn ra bình thường mà thai không ra được cần can thiệp bằng tay
hoặc phẫu thuật để lấy thai ra.
- Sau khi can thiệp xong cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, sau đó chống viêm tử cung, âm đạo bằng kháng sinh:
Streptomycin: 15 – 20mg/ kgP Penicillin: 20.000 UI/kg P Vitamin B1: 20 ml
Vitamin C: 20 ml
Liệu trình tiêm 2 lần/ ngày, 3- 5 ngày liên tục.
2.4.2.3. Bệnh viêm vú
* Nguyên nhân
Do lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con chưa bú hết, sữa lưu lại là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhiễm. Nhiễm khuẩn cũng có thể do trấn thương bầu vú, chuồng bẩn, lợn con mọc răng nanh ray vú.
Ngoài ra nếu bị viêm tử cung (âm đạo) cũng bị viêm vú kế phát. * Triệu chứng
- Bầu vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, vắt những vú sưng thấy sữa có vón cục.
- Lợn nái sốt cao, bỏ ăn, nằm sấp, không cho con bú. - Có khi bầu vú bị thâm đen, nóng.
* Điều trị:
Kanamycin: 0,05 ml/ kg P
Penicillin: 20.000 – 30.000 UI/kgP Anagil:10 ml/ con
Vitamin C: 20 – 40 ml/com
Liệu trình tiêm 2 lần/ngày, 3-5 ngày liên tục.
2.4.2.4. Hội chứng mất sữa
* Nguyên nhân
Do mất cân bằng điều tiết hormone của cơ thể mẹ sau khi đẻ
Do chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn chứa độc tố và do một số bệnh truyền nhiễm khác.
* Triệu chứng
Bầu vú căng nóng, về sau teo nhão, bầu vú mềm như lợn nái không nuôi con. Lợn con theo mẹ gầy yếu, đói hay kêu rít và day bầu vú nhưng lại bỏ bú ngay. Vì không có sữa, lợn con yếu, dễ mắc bệnh, có khi dẫn đến tử vong do thiếu dinh dưỡng.
*Điều trị:
Oxytocin: 20 – 40 UI/ nái, ngày 1 lần Tăng cường thức ăn giàu đạm.
Nếu mất sữa do viêm vú, viêm tử cung thì dùng phác đồ điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung.
2.4.2.5. Bệnh bại liệt sau khi đẻ ở lợn
Bại liệt ở lợn là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản. Biểu hiện của bệnh là: con vật đi lại khó khăn thường ở hai chân sau, trường hợp nặng biểu hiện ở cả bốn chân. Lợn thích nằm, mệt mỏi, ăn uống kém ảnh hưởng tới sức sản xuất.
* Nguyên nhân gây bệnh
- Do thiếu khoáng trong khẩu phần ăn cho lợn nái chửa thời gian dài mà chủ yếu là canxi, phospho hoặc tỷ lệ canxi và phospho không thích hợp.
- Thiếu vitamin D
- Do rối loạn nội tiết của tuyến giáp trạng.
- Do tổn thương dây thần kinh vùng hông khum, hoặc bệnh của khớp xương. * Triệu chứng bệnh
Lợn mẹ đi lại khó khăn một cách đột ngột, đầu tiên xuất hiện ở hai chân sau, thời gian sau xuất hiện ở cả chân trước. Con vật ngại đi lại, thích nằm, nếu điều trị không kịp thời lợn nằm liệt, ăn uống kém, cơ thể gầy sút nhanh.
* Phòng bệnh
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bổ sung canxi và phospho trong khẩu phần ăn.
- Chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. - Tránh tác động cơ học làm tổn thương vùng xương sống lợn.
*Điều trị bệnh
- Bổ sung canxi, phospho ở dạng hữu cơ trong khẩu phần ăn cho lợn nái. - Tiêm các thuốc có canxi cho con vật như: CaCl2, Gluconat Canxi. - Tiêm vitamin ADE.
- Nếu do tổn thương (cơ, khớp, xương, móng, thần kinh) thì điều trị theo hướng tổn thương
2.4.2.5. Bệnh suyễn ở lợn
*Nguyên nhân gây bệnh
Chủ yếu do Mycoplasma, ngoài ra một số virus phát triển trong phổi lợn, chúng có thể làm nặng thêm quá trình bệnh lý do nhiễm Mycoplasma. Sức đề kháng của Mycoplasma trong ngoại cảnh rất yếu. Bệnh truyền chủ yếu qua đường hô hấp.
* Triệu chứng lâm sàng
- Thể cấp tính: Lúc đầu triệu chứng nhẹ, khó phát hiện, lợn ốm thường rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, ăn kém, sốt nhẹ. Lợn thường hắt hơi vài ngày sau ho (thường ho mạnh lúc vận động hoặc sáng sớm). Lúc ho làm lợn co giật toàn cơ thể. Lợn thở khó, thở nhanh, thở khò khè, có khi ngồi như chó để thở, bụng thóp lại, mũi chảy nước. Bệnh tiến triển khoảng một tuần, tỷ lệ chết cao nếu điều kiện chăn nuôi kém.
- Thể mãn tính: Thể này thường thể cấp chuyển sang, lợn ho từng tiếng một hoặc từng hồi. Ho kéo dài hàng tuần, có thể ho liên miên, thở khó, thở nhanh, khò khè về ban đêm, thân nhiệt 39 - 40oC. Tỷ lệ chết tuy không cao nhưng đàn lợn mắc bệnh hầu hết mất hết giá trị kinh tế, lợn phát triển chậm, còi cọc.
* Phòng bệnh
- Thực hiện vệ sinh và áp dụng quy trình chăn nuôi + Tăng sức đề kháng cho lợn.
+ Nên tự túc giống lợn.
+ Khi có dịch phải phát hiện sớm,
+ Sát trùng chuồng, phân, rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Crezil 5 - 10%, rắc vôi bột, quét vôi tường…
- Dùng vắc xin
Hiện nay có nhiều vắc xin để phòng bệnh suyễn cho lợn như Suvaxyn Respifendr -mh, Respiure, Hyoresp … Nên tổ chức chủng ngừa cho cả đàn lợn trong trại
- Điều trị bệnh
Có nhiều thuốc có thể chọn dùng như tylosin, spiramycin, erythromycin, tiamutin, enrofloxacin, marbofloxacin,