trị nên tôi lấy cả số lợn hậu bị mắc bệnh cho vào kết quả của lợn nái thể hiện tại bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh Suyễn lợn theo các phác đồ Phác đồ điều Phác đồ điều trị Số nái điều trị (con) Con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Số ngày điều trị (ngày) I 10 9 90 6 II 10 10 100 5 III 10 9 90 5.5 Trong đó Phác đồ I: Dùng Tiamulin 10%: 1 ml/10kg thể trọng Kanamycin: 1-2 ml/10kg thể trọng
Bio-ADE+Bcomplex: 1ml/25-30kg thể trọng
Tiêm bắp, tiêm 3-5 ngày liên tục. Sau khi điều trị 3-5 ngày trộn kháng sinh vào thức ăn cho lợn tầm 4-5 ngày liên tục.
Phác đồ II: Dùng Cefadoc: 1ml/10kg thể trọng Kanamycin: 1-2 ml/10kg thể trọng
Bio-ADE+Bcomplex: 1ml/25-30kg thể trọng Tiêm bắp, tiêm 5-7 ngày liên tục.
Phác đồ III: Dùng Tylo -Tialin 10%: 1 ml/10kg thể trọng Kanamycin: 1-2 ml/10kg thể trọng
Bio-ADE+Bcomplex: 1ml/25-30kg thể trọng Tiêm bắp, tiêm 5-7 ngày liên tục.
Qua bảng trên cho thấy đàn khả năng điều trị của 03 phác đồ trên là tương đương nhau, nhưng đạt hiệu quả cao nhất vẫn là phác đồ II vì tỷ lệ và thời gian khỏi là cao nhất.
4.5.2. Kết quả điều trị bệnh Viêm tử cung của lợn nái theo các phác đồ.
Bệnh viêm tử cung là một bệnh khá phổi biến ở lợn nái, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do kỹ thuật thụ tinh hoặc can thiệp của con người khi đẻ khó gây nên. Đây là một bệnh ảnh hưởng khá lớn tới tỷ lệ thụ thai và sinh sản của lợn nái. Khả năng mắc bệnh này trên đàn lợn nái hậu bị được thể hiện trong bảng 4.10 cụ thể như sau: