Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm sinh học của các giống lợn nái bản địa được nuôi tại huyện hòa an cao bằng, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị (Trang 41 - 44)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5. Các chỉ tiêu theo dõi

3.5.1. Chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của giống lợn nội theo dõi

- Tuổi động dục lần đầu (ngày) - Thời gian động dục/chu kỳ (ngày) - Chu kỳ động dục (ngày)

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày) - Khối lượng phối giống lần đầu (kg) - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày) - Thời gian mang thai (ngày)

3.5.2. Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái nội

- Số con đẻ ra/ổ (con)

- Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ/ổ (con) - Tỷ lệ con sơ sinh còn sống đến 24 giờ (%) - Khối lượng sơ sinh/con (kg)

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) - Ngày cai sữa (ngày)

- Số con sống đến cai sữa (con) - Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) - Khối lượng sai sữa/con (kg) - Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh sản khoa (%)

3.5.3. Chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của thịt lợn địa phương

* Chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng

- Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.

Công thức tính:

A = P2 – P1

t Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối

P1: Khối lượng lợn cân lần trước P2: Khối lượng lợn cân lần sau t: Khoảng cách giữa 2 lần cân

- Sinh trưởng tương đối R (%): Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích giữa hai lần khảo sát.

Công thức tính

R (%) =

P2 - P1 P2 + P1 x 100

2 Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối

P1: Khối lượng cơ thể lợn cân lần trước P2: Khối lượng cơ thể lợn cân lần sau * Các chỉ tiêu đánh giá sinh lý sinh dục

- Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian tính từ khi sơ sinh đến khi lợn nái có các biểu hiện động dục đầu tiên (ngày).

- Khối lượng động dục đầu tiên: Là khối lượng tại thời điểm xuất hiện động dục lần đầu tiên (kg/con).

- Tuổi phối giống lần đầu: Là thời gian bắt đầu cho phối giống (ngày). - Khối lượng phối giống lần đầu: Là khối lượng của lợn nái tại lần phối giống đầu tiên (kg/con).

- Thời gian động dục: Là thời gian kể từ khi xuất hiện các triệu chứng động dục đến khi những triệu chứng động dục đó mất đi (ngày).

- Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên (%) (TTLĐ)

TTLĐ (%) = Số nái có chửa sau phối giống lần 1 x 100

Số nái được phối giống lần 1

Các chỉ tiêu về khối lượng được xác định bằng cách cân trực tiếp hoặc gián tiếp qua các kích thước chiều đo, các chỉ tiêu còn lại được xác định bằng cách phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và trực tiếp theo dõi.

3.5.4. Chỉ tiêu về tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái nội nuôi tại địa phương.

- Số con mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn nái địa phương cần theo dõi..

- Kết quả điều trị bệnh.

3.5.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ sống sau khi sinh 24 giờ được đánh giá theo công thức sau:

Tổng số lợn con sống đến 24 giờ (con)

Tỷ lệ sống (%) = x 100

Tổng số con đẻ ra còn sống (con)

-Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa được tính theo công thức

Tổng số con còn sống khi cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100

Tổng số con để nuôi

-Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa của lợn nái

Tổng số con mắc bệnh sản khoa

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100

Tổng số con điều tra

xini

i=1

- Thời gian điều trị khỏi trung bình X =

N

Trong đó: xi: Sốngày điều trị

ni: Số con điều trị khỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm sinh học của các giống lợn nái bản địa được nuôi tại huyện hòa an cao bằng, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)