Chủ trƣơng, chính sách về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 26 - 35)

10. Kết cấu của luận văn

1.3. Chủ trƣơng, chính sách về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức

chức KH&CN ở nƣớc ta

Với chủ trương cải cách hành chính, Chính phủ đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa các cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp. Mục đích của việc phân định này nhằm xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

Để thực hiện mục đích trên đây, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội nhằm tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

Hiện nay, hầu hết các bộ, cơ quan ngang bộ đều có tổ chức KH&CN có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước. Với tư cách là đơn vị sự nghiệp, các tổ chức này phải được áp dụng quy chế tự chủ, tư chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức bộ máy theo đúng quy định. Trên thực tế, việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức này còn chậm được triển khai và đang gặp một số vướng mắc. Những vướng mắc đó cần được tháo gỡ kịp thời, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện

tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị này.

Để đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức KH&CN, Chính phủ đề ra chủ trương thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN của Nhà nước hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và chính sách, nghiên cứu các lĩnh vực KH&CN trọng điểm và một số lĩnh vực khác. Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN thể hiện trên các nội dung sau:

- Tự chủ về hoạt động khoa học và công nghệ: các tổ chức khoa học và công nghệ phải có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao; đồng thời tự chủ tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ khác theo quy định của pháp luật (liên kết, hợp tác, ký hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ v.v...).

- Tự chủ về tài chính: nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo phương thức khoán chi quỹ lương, hoạt động bộ máy và kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các tổ chức này được tự chủ trong việc sử dụng các nguồn thu khác từ hợp đồng KH&CN với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.

- Tự chủ về quản lý nhân sự: thực hiện phân cấp và trao quyền tự chủ nhân sự cho tổ chức KH&CN của Nhà nước trên cơ sở thực hiện chế độ viên chức và hợp đồng lao động đối với cán bộ KH&CN. Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH&CN; tạo động lực vật chất và tinh thần, thực hiện chế độ thù lao, đãi ngộ theo mức độ cống hiến và các chính sách khuyến khích khác đối với đội ngũ cán bộ KH&CN. Nội dung này thể hiện thông qua việc tăng quyền tự chủ về quản lý nhân lực của các tổ chức KH&CN.

- Tự chủ về quan hệ hợp tác quốc tế: phân cấp mạnh hơn nữa cho các tổ chức khoa học và công nghệ trong việc cử cán bộ khoa học và công nghệ ra nước ngoài, thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện nghiên cứu, đào tạo, tư vấn

khoa học và công nghệ và đảm nhiệm chức vụ quản lý trong các tổ chức KH&CN thuộc các lĩnh vực do Nhà nước quy định.

Chủ trương, chính sách về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN ở nước ta được cụ thể hóa thông qua các văn bản liên quan đến yêu cầu đổi mới hoạt động theo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN như sau:

a. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP

Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.

Nội dung cơ bản của Nghị định 115 có thể tóm tắt như sau:

- Phân định rõ các tổ chức KH&CN công lập thành hai loại với sự phát triển theo các lộ trình khác nhau:

+ Các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao trên cơ sở sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả hoạt động;

+ Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN tự đảm bảo hoặc chưa tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, tuy có khác nhau về mốc thời gian, nhưng sẽ chuyển đổi thành các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động hoặc doanh nghiệp KH&CN. Các tổ chức KH&CN không có khả năng chuyển đổi thì phải sáp nhập hoặc giải thể;

- Các tổ chức KH&CN được quyền ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, dịch vụ KH&CN;

- Các tổ chức KH&CN trực tiếp quyết định mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác;

- Các tổ chức KH&CN tự quyết định đầu tư phát triển từ vốn vay, vốn huy động (trong và ngoài nước) từ quỹ phát triển KH&CN;

- Các tổ chức KH&CN được tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh; liên doanh, liên kết sản xuất; xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp; tham gia

đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực chuyên môn của các tổ chức KH&CN;

- Khẳng định vai trò của người đứng đầu (thủ trưởng) của các tổ chức KH&CN trong việc quyết định biên chế của đơn vị, tuyển dụng viên chức, đề xuất cấp phó của đơn vị, quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các tổ chức trực thuộc, quyết định tiền lương, quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý;

- Các tổ chức KH&CN được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về hỗ trợ đầu tư phát triển, vay vốn, góp vốn, v.v...

- Có thể nói, Nghị định số 115 tạo bước ngoặt mang tính quyết định trong lĩnh vực quản lý các tổ chức KH&CN công lập.

Mục tiêu của Nghị định 115 là nhằm: Tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ chức KH&CN và của thủ trưởng tổ chức KH&CN; tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động KH&CN; tạo điều kiện tập trung đầu tư có trọng điểm cho các tổ chức KH&CN; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN, góp phần tăng cường tiềm lực KH&CN của đất nước.

Nghị định 115 có 3 tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng, đó là:

Thứ nhất, trao cho các tổ chức KH&CN quyền tự chủ cao nhất theo cơ chế doanh nghiệp, được sản xuất kinh doanh giống như doanh nghiệp, là loại hình tổ chức có quyền tự chủ cao nhất mà Nhà nước chỉ can thiệp thông qua cơ chế chính sách. Nếu một doanh nghiệp hoạt động tuân thủ pháp luật, thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, mọi vấn đề khác đều được tự chủ và tự chịu trách nhiệm từ tuyển dụng cán bộ, phân chia lợi nhuận (lương, thưởng...) đến sản xuất loại sản phẩm gì, quy mô sản xuất như thế nào.

Thứ hai, Nhà nước đổi mới phương thức cấp kinh phí cho tổ chức KH&CN thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tức là cấp theo nhiệm vụ, chứ không bao cấp (cấp theo số lượng biên chế như từ trước tới nay).

Thứ ba, thông qua cơ chế hoạt động mới, đặc biệt là được phép trực tiếp sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN có điều kiện tăng nguồn đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn kết tốt nghiên cứu với đào tạo và sản xuất, kinh doanh thực tiễn.

Theo Nghị định 115, Nhà nước cho phép các tổ chức KH&CN được chuyển đổi để hoạt động dưới 3 loại hình tổ chức sau:

Thứ nhất là tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý nhà nước, được ngân sách tiếp tục đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng sử dụng theo phương thức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao. Loại hình tổ chức này về cơ bản vẫn được nhà nước “bao cấp” như trước đây nhưng với mức độ tự chủ cao hơn. Tuy nhiên, các tổ chức này muốn chuyển đổi sang cơ chế mới vẫn phải làm Đề án, nhưng không phải Đề án chuyển đổi mà là "Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động" để Nhà nước giao khoán nhiệm vụ và đầu tư hiệu quả hơn. Các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN ở địa phương được xếp vào loại này. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN chính là tổ chức thực hiện dịch vụ phục vụ quản lý Nhà nước.

Thứ hai là tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động, được hiểu là đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (quỹ lương và chi hoạt động bộ máy), sau khi chuyển đổi vẫn là một tổ chức KH&CN hoạt động theo Luật KH&CN, được nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ và đầu tư phát triển, đồng thời nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì được hưởng những quyền lợi khác như doanh nghiệp mới thành lập. Các tổ chức này, nếu được cơ cấu lại, tinh giản biên chế thì có quyền chủ động tăng thu nhập cho cán bộ ngay cả đối với kinh phí được giao theo các quy chế của đơn vị (trên cơ sở các nguyên tắc tài chính của Nhà nước).

Thứ ba là doanh nghiệp KH&CN, được hiểu là doanh nghiệp đa sở hữu mới khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực KH&CN theo Luật Doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học,

bí quyết công nghệ, kết quả ươm tạo công nghệ, được hưởng chính sách ưu đãi cao của nhà nước trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển.

Chúng ta cũng thấy rằng: Tự chủ về tài chính, được giao tài sản để chủ động sử dụng cho nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý cán bộ viên chức là ba vấn đề vướng mắc nhất trong hoạt động của các tổ chức KH&CN nhiều năm qua, làm cản trở sự phát triển của tổ chức KH&CN và cần phải tháo gỡ.

Để có giải pháp đột phá trong cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN, đồng thời giải quyết được các “vướng mắc” này, Nghị định 115 đã giao quyền tự chủ cao cho tổ chức KH&CN, giao trách nhiệm cho người đứng đầu và tập thể lãnh đạo đơn vị đối với tất cả các mặt công tác. Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN (gọi tắt là Nghị định 80) đẩy thêm một bước để các nhà khoa học tự chủ cao hơn, tự chủ theo cơ chế doanh nghiệp, đó là cơ chế tự chủ cao nhất. Chính vì thế, dư luận xã hội đã so sánh hai văn bản này với cơ chế “khoán 10” trong lĩnh vực KH&CN.

b. Nghị định 80/2007/NĐ-CP

Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính Phủ về doanh nghiệp KH&CN (sau đây gọi tắt là Nghị định 80) tạo nhiều thuận lợi cho các đơn vị nghiên cứu KH&CN chuyển sang mô hình doanh nghiệp. Theo quy định của Nghị định 80, hoạt động chính của doanh nghiệp KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp KH&CN có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa khác.

Để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN, các tổ chức, cá nhân cần thành lập doanh nghiệp, sau đó lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trình Sở KH&CN địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN với điều kiện: Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu

KH&CN năm thứ nhất đạt ít nhất 30% tổng doanh thu, năm thứ hai đạt ít nhất 50% tổng doanh thu và từ năm thứ ba trở đi đạt ít nhất 70% doanh thu.

Khi được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN, ngoài các ưu đãi như đầu tư vào khu công nghệ cao, doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian có hiệu lực của Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (15 năm); được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và UBND các địa phương cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo quy định v.v…

Sở dĩ doanh nghiệp KH&CN được hưởng nhiều ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các đơn vị nghiên cứu khoa học thành lập doanh nghiệp KH&CN triển khai ứng dụng các kết quả KH&CN vào sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh việc thương mại hóa các sản phẩm hàng hóa là kết quả của hoạt động KH&CN; phát triển thị trường công nghệ.

Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công lập muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN phải thoả mãn 5 điều kiện:

- Một trong năm điều kiện là phải có cơ sở vật chất (nhà xưởng, trang thiết bị v.v...) và tiềm lực tài chính (vốn cố định, vốn lưu động);

- Hai là hàng năm doanh nghiệp KH&CN phải trích ít nhất 3% tổng doanh thu để đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Ba là sau năm đầu tiên doanh thu từ dịch vụ KH&CN và sản phẩm mới phải chiếm tỷ lệ trên 80% tổng doanh thu của doanh nghiệp.

- Hai điều kiện còn lại liên quan tới nhân lực và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp KH&CN.

Nghị định 80 với những quy định rõ về việc thành lập, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN. Theo đó, các cá nhân, tổ chức Việt Nam, nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đều có thể xin thành

lập DN KH&CN. Nghị định 80 nêu rõ tại chương I những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp KH&CN.

c. Nghị định 96/2010/NĐ-CP

Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN (sau đây gọi tắt là Nghị định 96).

Nghị định 96 đã quy định rõ nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115, bao gồm: Điều 4; Khoản 1 Điều 6; Khoản 1 Điều 7; đoạn thứ nhất Khoản 2 Điều 8; Khoản 5 Điều 9; Điểm a Khoản 1 Điều 13; Điều 16; Khoản 2 và Khoản 4 Điều 17. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80 bao gồm: Đoạn thứ hai Điều 2; Khoản 5 Điều 8; Khoản 2 và Khoản 9 Điều 10; Khoản 3 Điều 11.

Điều quan trọng nhất với Nghị định này là sửa đổi bổ sung vào khoản 3 điều 4 của nghị định 115 điều quy định các tổ chức phục vụ quản lý nhà thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 26 - 35)